Cần Thơ: Cận ngày giao thừa, tất bật “xin” chữ lấy hên đầu năm
Những ngày cuối năm, bao bộn bề của công việc được gác một bên để chuẩn bị vui xuân, đón Tết. Đây cũng là thời điểm mà nhiều người muốn tìm một sự may mắn cho năm mới và việc “xin” chữ có ý nghĩa lấy hên rất được quan tâm.
Năm nay, không hiểu sao các “ông Đồ” viết chữ thư pháp ở Cần Thơ ít hơn những năm trước, chính vì thế việc chỉ có 1, 2 ông xuất hiện ở vài địa điểm trong nội ô TP nên có vẻ bận rộn hơn.
Sáng 21/1 (28 tháng Chạp), một điểm viết chữ ngay trước cổng Bảo tàng Cần Thơ (trên Đại lộ Hòa Bình) tất bật từ sáng sớm. Tại đây, có 2 “ông Đồ trung niên” dù không mặc những bộ trang phục giống “ông Đồ” xưa nhưng cũng sẵn sàng phục vụ nhu cầu viết chữ của khách.
Đây cũng là thời khắc rất gần giao thừa nên nhiều người dân tìm cho mình sự may mắn của năm mới bằng việc đi “xin” chữ. Theo ghi nhận của PV Dân trí, những chữ liên quan đến hạnh phúc, tiền tài…chiếm khá nhiều trong các câu chữ mà những “ông Đồ” được thuê viết.
Video đang HOT
Em Thanh Hiền (ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, là một sinh viên Đại học) cho biết: “Học kỳ vừa qua kết quả học tập của em không tốt lắm nên em đi xin chữ về treo cho qua năm mới lấy hên”. Nói xong, Hiền lật tìm trong cuốn “tàn kinh các” của các “ông Đồ” các câu chữ có liên quan đến việc “dùi kinh nấu sử” của mình.
Những chữ Phúc, Lộc, Thọ được chú ý để lấy hên trong năm mới
Chỉ trong khoảng từ 9- 10h sáng, PV ghi nhận có cả chục người đến “xin” chữ tại điểm trước cổng Bảo tàng Cần Thơ. Trong đó có rất nhiều bạn trẻ đến “xin” chữ để tặng cha mẹ trong năm mới. Theo các “ông Đồ” cho biết, nội dung chữ để tặng cho các bậc sinh thành thường là nói về công ơn dưỡng dục, sự hiếu thảo….
Một bạn trẻ quê ở Cà Mau về Tết muộn, sáng 28 tháng Chạp cũng đến “xin” chữ trước khi lên đường về quê. Bạn này cho biết. “Em xin chữ về tặng cho người yêu, nội dung nói chung là nói về những ý nghĩa của cuộc sống thường ngày thôi”. Khi PV gặng hỏi câu chữ mà bạn muốn viết, bạn trẻ cười vui: “Em xin giữ bí mật chữ của em ạ, bí mật để năm mới có hên”, bạn trẻ nói vui.
Những câu liễng, câu chữ nhiều mẫu mã cho khách chọn lựa
Không chỉ có dịch vụ viết chữ mà dịch vụ vẽ ký họa chân dung cũng được các “ông Đồ” nhá hàng. Một “ông Đồ trẻ” ngồi ở gần khu vực bến Ninh Kiều, cho biết vẽ ký họa chân dung chỉ cần 10 phút là có ngay một chân dung của người muốn vẽ. “Có thể không thật sự giống người thuê vẽ nhưng cũng có thể nói là bản sao copy”, ông Đồ này nói vui.
Ngoài ra, còn có cả dịch vụ viết chữ, vẽ trang trí trên trái dưa hấu, bưởi và một số trái cây khác để chưng Tết cũng được người dân quan tâm.Hoạt động viết chữ thư pháp ngày cuối năm được xem là một hoạt động có văn hóa đẹp và tặng chữ cho nhau cũng rất ý nghĩa.
Theo Dân Trí
Tự thú trước giao thừa
Sau gần 17 năm lẩn trốn do gây án cùng với các thành viên giáo phái Aum Shinrikyo, Makoto Hirata, 46 tuổi bỗng dưng ra đầu thú Cảnh sát Tokyo ngay trước đêm Giao thừa bước sang năm mới 2012. Tại sao một kẻ từng đi theo các hoạt động bắt cóc, giam giữ và giết người lại ra tự thú vào thời khắc đặc biệt này là câu hỏi không dễ giải đáp.
Makoto Hirata tại nhà ga tỉnh Osaka
hôm 31-12-2011, ảnh thu được từ hệ thống camera giám sát
Tưởng đâu chuyện đùa
"Tôi là Hirata. Tôi đến tự thú", một người đàn ông nói với nhân viên cảnh sát ngay trước trụ sở chỉ huy ở quận Chiyoda, Tokyo lúc 11h35 sáng thứ bảy 31-12-2011. Thấy viên cảnh sát có vẻ nghi ngờ, người này thuyết phục: "Tên tôi có trong danh sách truy nã đặc biệt". Nhân viên cảnh sát chỉ ông ta hãy đến Đồn Marunouchi cách đó 700m để giải quyết và người này đi bộ tới đó thật. Nhớ lại chuyện này, viên sĩ quan nói: "Vì ông ta có mái tóc nâu, khác với ảnh truy nã nên tôi nghĩ chỉ là trò đùa".
Vậy mà không phải là đùa, Makoto Hirata có mái tóc nâu dài ngang vai, hoàn toàn trái ngược với mái tóc ngắn trong ảnh danh sách truy nã. Tuy nhiên, khuôn mặt và vóc dáng vẫn giống như những ngày là thành viên của giáo phái Aum.
Sau khi được xác định bằng dấu vân tay và nốt ruồi, Hirata lập tức bị quản thúc vì tình nghi tham gia vụ bắt cóc và giết hại Kiyoshi Kariya, 68 tuổi, Chánh văn phòng Công chứng phường Meguro, Tokyo tháng 2-1995 cũng như vụ nổ bom tại một căn hộ ở phường Suginami, Tokyo tháng 3-1995. Ngay sáng hôm sau, Hirata được chuyển đến cảnh sát khu vực Osaki phụ trách điều tra vụ Hariya. Trong xe cảnh sát, nghi phạm giấu mặt trước báo chí bằng cách trùm áo khoác lên đầu. Khi đó, Sở Cảnh sát Tokyo đã cử khoảng 100 nhân viên chống bạo động quanh đồn Marunouchi vì sợ các thành viên giáo phái Aum có thể tấn công giải thoát cho nghi phạm.
"Tôi muốn kết thúc ở đây", Hirata khai báo trước nhân viên điều tra tại Đồn cảnh sát Marunouchi. Cảnh sát cho biết, kẻ có lệnh truy nã đặc biệt này mang theo ba lô có quần áo, đồ lót, dầu gội, lược cùng một số vật dụng khác, có vẻ như đã chuẩn bị kỹ cho chuyến ra đầu thú này. Trong khi Hirata nói rằng mình là người thất nghiệp, cảnh sát thu giữ trong người ông ta 100.000 yên, một số tiền không nhỏ. Điều này đặt ra nghi vấn, trong 17 năm chạy trốn ngoài vòng pháp luật đó, chắc hẳn người này không thể tự chăm lo cho mình được mà cần có ai đó hỗ trợ.
Sự đau khổ của kẻ trốn chạy
Hirata mai danh ẩn tích năm 1995 khi các thành viên cấp cao của giáo phái bao gồm giáo chủ - người sáng lập Shoko Asahara, hiện 56 tuổi, tên thật là Chizuo Matsumoto lần lượt bị bắt. Cảnh sát không thể tìm được dấu vết của Hirata ngoại trừ thông tin người này trốn ở vùng Tohoku cùng với một thành viên nữ của giáo phái. Mấu chốt duy nhất chính là mẹ của hắn, người sống ở Hokkaido. Sau khi bà đã qua đời tháng 7-2011 ở tuổi 76, Cảnh sát Hokkaido đã mật phục vì cho rằng Hirata có thể về chịu tang mẹ nhưng người này đã không xuất hiện. "Mẹ mất có thể là nhân tố chính khiến Hirata quyết định đầu thú", một quan chức cảnh sát cấp cao nhận định. Sau khi bị bắt, Hirata cũng thừa nhận rằng, sau động đất, ông ta thấy cuộc sống chui lủi thật khốn khổ nên quyết định đầu thú.
Trong quá trình thẩm vấn, Hirata gặp luật sư Taro Takihana, cũng là nạn nhân của giáo phái AUM trong vụ đầu độc bằng khí sarin gây tổn hại dây thần kinh ở ga điện ngầm Tokyo làm 12 người thiệt mạng, 5.000 người bị ảnh hưởng. Ông Taro Takimoto có hỏi Hirata về án tử hình đối với giáo chủ Asahara. "Tôi không tin ông ta nữa. Ông ta đáng phải nhận án tử hình", Hirata nói. Nguồn tin cảnh sát cho biết, Harita được đánh giá không phải là thành viên cao cấp, chỉ được sử dụng khi cần thiết, cụ thể y đã lái chiếc xe khi nhóm này bắt cóc ông Kariya. Dù vậy, y đã được giáo phái trả 10 triệu yên trong năm 1995. Việc bắt giữ Hirata cũng có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi hành án tử hình đối với 13 tử tù thuộc giáo phái Aum vì phiên xét xử Hirata có thể cần đến những tử tù đó ra tòa làm chứng.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 8-1, Akemi Saito, 49 tuổi, người phụ nữ đã sống cùng Harita cũng đã đến Cảnh sát Tokyo đầu thú. Người này từng là y tá, gia nhập giáo phái AUM năm 1993. Bà ta khai luôn phải làm việc kiếm sống trong khi Hirata chỉ ở nhà suốt thời gian hai người chung sống và họ đã chuyển nhà khắp tỉnh Osaka, Fukushima, Miyagi và Aomori.
Theo ANTD
Lễ hội đếm ngược: Đón năm mới vất vả quá! Tối 31/12/2011, mọi ngả đường dẫn đến Hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát Lớn Hà Nội đã trở nên quá tải bởi hàng vạn người kéo đến đây dự lễ hội đếm ngược chào năm mới. Chẳng có gì khó hiểu bởi bởi giao thừa tết dương lịch năm nay "rơi" đúng vào ngày chủ nhật. Bên cạnh đó, gần Nhà hát lớn,...