Cần thiết giúp trẻ nhận biết về bạo lực gia đình
Đây là một trong những giải pháp mà các tổ chức đoàn, đội trong các trường học ở huyện Đông Anh (Hà Nội) đang triển khai.
Mưa dầm thấm lâu
Bà Nguyễn Hồng Phúc – Tổng phụ trách đội Trường Tiểu học Tiên Dương (Đông Anh) cho biết, trẻ em bị chứng kiến bố mẹ đánh cãi nhau cũng là bị bạo lực. Để giúp trẻ em nhận biết về bạo lực gia đình (BLGĐ), giờ chào cờ hàng tuần, trường cũng có tuyên truyền lồng ghép cả vấn đề BLGĐ, dân số.
Trẻ em huyện Đông Anh nói về vấn đề xâm hại và bạo lực gia đình. Ảnh: Nguyệt Tạ
Bà Phúc chia sẻ, Đông Anh với đặc thù nhiều xã phường vẫn còn người dân làm nông nghiệp, trồng rau sạch… nên đời sống vẫn còn rất khó khăn. Nhiều gia đình vẫn còn nặng nề về vấn đề giới tính, trọng nam khinh nữ. Nhiều phụ nữ đi làm đồng làm cố về nhà chưa kịp cơm nước đã bị đánh.
“Mới đây, lúc họp phụ huynh, có phụ huynh của tôi bị thâm tím cả vùng mắt. Khi hỏi thì chị ấy nói bị ngã, nhưng học sinh là con chị ấy cho biết mẹ bị bố uống rượu say rồi đánh. Bản thân em học sinh đó cũng tâm sự thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ mắng, cãi nhau và rất sợ mỗi lần bố say rượu” – bà Phúc kể.
Bà Phúc cũng cho biết ngoài việc cung cấp thông tin, dựng tình huống trong buổi chào cờ để tuyên truyền, giáo dục, thì các trường còn mời những người có chuyên môn đến nói chuyện về các chủ đề liên quan. Qua đó, tư vấn cách thức ứng phó, xử lý trong từng trường hợp cho các em, nhằm tránh nguy cơ bị xâm hại, bạo lực hay phải chứng kiến BLGĐ.
Video đang HOT
Trao quyền cho trẻ em
Mới đây, nhân Ngày quốc tế trẻ em gái (11.10), UBND Đông Anh phối hợp Tổ chức Plan international tổ chức diễn đàn trẻ em với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và Trao quyền cho trẻ em gái”.
Diễn đàn trẻ em huyện Đông Anh được phát động từ tháng 8.2017 với 23.000 học sinh của 26 trường THCS trên địa bàn huyện tham gia. Học sinh được cùng tham gia thảo luận về ba chủ đề chính: Phòng chống quấy rối, xâm hại và bạo lực; an toàn của em gái khi di chuyển ở nơi công cộng; an toàn của trẻ em trên môi trường mạng.
Tại diễn đàn, hàng trăm học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở, đại diện cho 26.000 trẻ em trên địa bàn huyện Đông Anh tham gia đối thoại với lãnh đạo huyện. Các em được thể hiện khả năng diễn thuyết trước đám đông về những kiến thức, hiểu biết về quyền của trẻ em, về vấn đề xâm hại, bạo lực trẻ em, BLGĐ và cách phòng tránh những nguy cơ.
Nhiều câu hỏi và thắc mắc của các em về nhiều nhóm vấn đề đã được lãnh đạo các bộ, ngành, huyện giải đáp, trả lời, đồng thời đưa ra những định hướng, cam kết cho việc thúc đẩy sự an toàn của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái tại các không gian công cộng.
Em Nguyễn Thị Phương – học sinh Trường THCS Kim Nỗ bày tỏ: “Trẻ em được quyền lên tiếng, được quyền bảo vệ chính bản thân mình và được quyền lên án những thói xấu, những hành vi xấu của những người xâm hại đến trẻ em. Chúng con, cá nhân con cũng như tập thể các trường đang cố gắng hết sức để phòng chống tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em. Con được sống, học tập trong một môi trường lành mạnh, được phát triển các kỹ năng sống”.
Bà Saron Kane – Giám đốc quốc gia Tổ chức Plan international cho biết, các em gái ở đây cùng nhiều bé gái ở 60 nước trên toàn cầu được trao vị trí lãnh đạo, đại diện lãnh đạo nói lên tiếng nói của mình. Ngày quốc tế trẻ em gái là dịp để nâng cao nhận thức cho người dân, chính quyền địa phương, cha mẹ về quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền của em gái, phê phán tình trạng bất bình đẳng hiện nay khi nhiều trẻ em gái chưa thực sự được bảo vệ…
Bà Saron Kane nói: “Khi được gia đình, nhà trường, xã hội giúp cho các kỹ năng, thông tin để các em có cơ hội chia sẻ, như thế sẽ bảo vệ trẻ em được tốt hơn”.
Theo Danviet
LẠ MÀ HAY: Trồng 800m2 xà lách thủy canh, thu 3,5-4,5 triệu/ngày
Anh anh Dương Văn Huấn, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng" đầu tư 800 triệu đồng làm 800m2 nhà kính trồng rau thủy canh. Hiện, mỗi ngày anh thu hoạch 100kg rau xà lách với giá bán từ 35.000-45.000 đồng/kg thu về từ 3,5-4,5 triệu đồng/ngày...
800 m2 nhà kính được đầu tư hiện đại; 100 kg rau sạch trồng theo phương pháp thủy canh được cung ứng ra thị trường mỗi ngày là kết quả bước đầu mà vườn rau thủy canh đầu tiên tại xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) của anh Dương Văn Huấn đem lại.
Anh Huấn cho biết, sau những chuyến tham quan thực tế các mô hình trồng rau sạch tại thành phố Đà Lạt, anh đã đầu tư gần 800 triệu đồng để xây dựng nhà kính trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh. Nhà kính được lắp đặt hệ thống quạt điều hòa, máy đo thông số để kiểm soát nguồn dinh dưỡng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây...
Anh Huấn và vườn rau thủy canh đầu tiên được đầu tư tại huyện Bảo Lâm. Ảnh: Q.Tuấn
Ban đầu, anh Huấn chọn trồng các giống rau xà lách để cung cấp rau sạch cho thị trường. Hiện nay, vườn rau của anh Huấn cung cấp ra thị trường hơn 100 kg rau sạch, với giá bán dao động từ 35 đến 45 ngàn đồng/kg, chủ yếu cho các siêu thị tại thành phố Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn cung cấp rau sạch hàng ngày cho các cửa hàng kinh doanh tại huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.
Các khâu từ chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tại trang trại của anh Huấn tuân theo quy trình VietGAP nghiêm ngặt. Nhờ đó, vườn rau phát triển rất nhanh, cho chất lượng đồng đều, năng suất cao và được thị trường chấp nhận.
Theo anh Huấn, so với phương pháp trồng rau thổ canh truyền thống thì phương pháp trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm vượt trội vì thân thiện với môi trường và cả người sản xuất, đặc biệt cách ly được sản phẩm khỏi bề mặt của đất nên giúp cây tránh được các loại sâu bệnh hại thường gặp như: nấm bệnh, sâu hại.
Yêu cầu tạo ra một sản phẩm rau sạch và an toàn luôn được đưa lên hàng đầu nên không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong quá trình trồng và chăm sóc. Phương pháp thủy canh còn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%. Sau 5 đến 6 tuần là đã cho thu hoạch, trọng lượng trung bình mỗi cây rau đạt từ 200 đến 250 gam. Hơn nữa, trồng rau thủy canh thu hoạch toàn bộ, ít tốn công chăm sóc đồng thời đảm bảo độ sạch của sản phẩm.
Mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh của anh Huấn là một trong những mô hình đầu tiên của huyện Bảo Lâm. Theo ông Hồ Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Ngãi thì hiện nay, tại địa phương có một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây cà phê nhưng mô hình trồng rau thủy canh của anh Huấn là đầu tiên và khá triển vọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với phát triển kinh tế hộ gia đình.
Từ thành công ban đầu, để mở rộng phát triển sản xuất của gia đình thời gian tới, anh Huấn sẽ đưa vào trồng nhiều loại rau xanh khác nhau như rau cải ngọt, rau bó xôi, rau cải cúc, rau muống và tiến tới trồng cả rau thơm các loại phục vụ đồng bộ cho chuỗi rau ăn sống đảm bảo an toàn và chất lượng. Bên cạnh đó, anh sẽ tăng cường quảng bá để người dân địa phương tiếp cận sử dụng sản phẩm rau sạch nhiều hơn.
Trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khá mới mẻ đối với người nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng nông thôn hiện nay. Bởi, chi phí đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như thị trường đầu ra sản phẩm. Vì vậy, anh Huấn cũng như nhiều nông dân tại địa phương rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp và các ngành để nhân rộng phát triển rộng rãi mô hình này trong thời gian tới.
Với mong muốn tạo ra sản phẩm rau sạch có chất lượng, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh của anh Huấn đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch và bền vững trên vùng đất mới Bảo Lâm.
Theo Quốc Tuấn (Báo Lâm Đồng)
Tin vui: bé trai 1 tuổi nghi bị bạo hành đã khỏe mạnh xuất viện Chiều 10.8, Bệnh viện Nhi T.Ư đã tiến hành làm thủ tục ra viện cho cháu T.T.A, 1 tuổi (Hà Nội), nghi bị bạo hành và bỏ rơi tại bệnh viện, gây xôn xao dư luận những ngày qua. Tham dự có đại diện gia đình bệnh nhi (ông bà ngoại của cháu), đại diện Công an phường Láng Thượng, đại diện Công...