Cần thiết ban hành Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Chiều 24-10, tiếp tục chương trình làm việc, tại phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự cần thiết ban hành nghị quyết, nhằm hiện thực hóa đường lối hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta; qua đó khẳng định vai trò, trách nhiệm, uy tín, vị thế của nước ta trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
Lực lượng tham gia GGHB đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Tại phiên họp, trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhấn mạnh sự cần thiết ban hành nghị quyết.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch nêu rõ: Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) ra đời từ năm 1948, là một cơ chế đặc biệt được Liên hợp quốc giao cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thành lập dưới hình thức các phái bộ nhằm giúp tạo điều kiện chấm dứt xung đột và gìn giữ hòa bình, thông qua việc triển khai các lực lượng do các nước thành viên đóng góp đặt dưới sự chỉ huy của Liên hợp quốc.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VPQH
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cử lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ. Điều này, theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, nhằm thực thi Hiến pháp năm 2013 và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phù hợp với Nghị quyết Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Thực tế, từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử 172 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ GGHB LHQ tại các Phái bộ Cộng hòa Trung Phi, Nam Xu-đăng và Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở Liên hợp quốc. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Quốc phòng chuẩn bị triển khai lực lượng công binh thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ (quân số khoảng 320 người). Lực lượng tham gia của Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
“Tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc đã và đang thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, đóng góp vào sự thành công của Việt Nam trong việc ứng cử vào vị trí Ủy viên không Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021″, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng cho biết, Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam đã có chủ trương về việc Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý để Việt Nam tham gia các hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc là một nhiệm vụ mới, hiện nay chưa được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật của Quốc hội để cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về lĩnh vực này. Trong quá trình triển khai tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc đã và đang phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, nhất là về cơ sở pháp lý: Cơ chế xây dựng lực lượng, thẩm quyền, quy trình triển khai lực lượng, công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm nguồn lực, chế độ, chính sách đối với việc tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc nhằm quán triệt quan điểm của Đảng về đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế, các điều ước và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ.
Dự thảo Nghị quyết gồm 6 chương, 17 điều; cụ thể: Chương I quy định chung về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc, hình thức và lĩnh vực tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc; xử lý vi phạm, khiếu nại. Chương II quy định các vấn đề: Xây dựng lực lượng; trang phục, trang bị, phương tiện, vũ khí. Chương III quy định thẩm quyền, quy trình triển khai lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ. Chương IV quy định về kinh phí bảo đảm và chế độ, chính sách. Chương V quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương liên quan. Chương VI quy định điều khoản thi hành.
Thực hiện quan điểm của Đảng ta về hội nhập quốc tế
Đại diện cơ quan thẩm tra dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt bày tỏ sự nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc; nhấn mạnh việc LLVT nhân dân tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc là thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa bình, trách nhiệm với cộng đồng thế giới của Việt Nam, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; là cơ hội để mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực của LLVT nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tán thành việc trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua Nghị quyết này tại Kỳ họp thứ 10 theo quy trình một kỳ họp.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VPQH
Bày tỏ tán thành cao với dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) nhấn mạnh, thực tế Việt Nam đã cử quân đội tham gia lực lượng GGHB và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các phái bộ Liên hợp quốc nhưng chưa có pháp luật điều chỉnh. Việc ban hành nghị quyết này không chỉ ghi nhận về mặt pháp lý hoạt động của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian qua mà còn tạo cơ sở pháp lý để chúng ta đưa lực lượng khác đi tham gia các lực lượng GGHB của Liên hợp quốc.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Hội (Nghệ An) cũng nhấn mạnh đến hình ảnh đẹp của lực lượng GGHB: Lực lượng GGHB của Liên hợp quốc trong 6 năm qua không nhiều (gần 200 lượt người), chủ yếu là cứu trợ nhân đạo ở khu vực khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh, địa hình, khí hậu khắc nghiệt, nhân dân nghèo đói và lạc hậu. “Lực lượng không nhiều nhưng đã để lại hình ảnh tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tính lan tỏa lớn, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Hai lần Liên hợp quốc gửi lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam”, đại biểu tỉnh Nghệ An nói.
Còn đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) thì cho rằng, Nghị quyết này khi được Quốc hội thông qua thì có thể được coi là một minh chứng rõ ràng nhất về thực hiện quan điểm của Đảng ta về hội nhập quốc tế cũng như tham gia các hoạt động một cách tích cực nhất, không chỉ với tư cách một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc mà còn là thành viên không chính thức của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hơn nữa, trong thời gian vừa qua, mặc dù chưa có luật hay nghị quyết nhưng Chính phủ mà cụ thể là Bộ Quốc phòng cũng đã triển khai các hoạt động GGHB của Liên hợp quốc một cách rất nghiêm túc, có hiệu quả và bài bản, được quốc tế đánh giá cao.
Quan tâm chế độ, chính sách cho “nguồn nhân lực quý”
Tại phiên họp, nhấn mạnh lực lượng tham gia GGHB của Liên hợp quốc là nguồn “nhân lực quý”, các đại biểu đề nghị nên có chế độ, chính sách cho người tham gia LLGGHBLHQ sao cho phù hợp với tính chất, đặc thù nhiệm vụ, địa bàn hoạt động và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm linh hoạt, kịp thời, nhằm động viên, khuyến khích người được cử đi làm nhiệm vụ.
Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) phát biểu thảo luận. Ảnh: VPQH
Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) nêu quan điểm: Lực lượng tham gia GGHB là một lực lượng đã được tuyển chọn, đào tạo kỹ lưỡng và đây là một lực lượng quan trọng, một nguồn nhân lực rất quý, tuy nhiên, chế độ, chính sách quy định trong dự thảo còn khá chung chung. “Tôi đề xuất riêng đối với lực lượng này, đặc biệt là lực lượng Việt Nam trực tiếp tham gia hoạt động GGHB của Liên hợp quốc, cần bổ sung các chính sách về sử dụng, trọng dụng lực lượng này sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế và trở về”, đại biểu kiến nghị.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng đề nghị cần quan tâm và tăng cường chế độ chính sách cho cán bộ, chiến sĩ tham gia các hoạt động này. Bởi vì, tham gia lực lượng này là đến những địa bàn rất khó khăn, thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng. Chính vì vậy, ngoài những chế độ chính sách của Liên hợp quốc thì cũng nên có thêm những chế độ, chính sách khác nữa dành cho các cán bộ, chiến sĩ tham gia lực lượng này.
Lập cầu hàng không, tập trung phương tiện, lực lượng, khẩn trương từng giờ, từng phút tìm đồng đội và các nạn nhân
Sau khi xảy ra sự cố sạt lở núi tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, khiến 13 cán bộ đoàn công tác đi cứu nạn Thủy điện Rào Trăng 3 mất liên lạc, ngay sáng 13-10, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã lập tức chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và Quân khu 4 tích cực tổ chức lực lượng và triển khai phương án tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn (TK, CHCN).
Ngày 14-10, Bộ trưởng tiếp tục chỉ đạo: Các lực lượng tham gia khẩn trương thực hiện TK, CHCN với quyết tâm cao nhất, không quản ngại khó khăn về thời tiết, ngày đêm, tranh thủ từng giờ, từng phút, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất. Tập trung, huy động mọi lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất để hoàn thành công tác tìm kiếm trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, Bộ Quốc phòng lập cầu hàng không, bảo đảm trinh sát, vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men kịp thời chi viện cán bộ, nhân dân các khu vực bị cô lập, chia cắt và mất liên lạc. Tổ chức thực hiện tốt nhất công tác chính sách đối với các đối tượng. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng biểu dương các lực lượng đã nỗ lực khắc phục khó khăn, khẩn trương thực hiện công tác TK, CHCN.
Sáng 14-10, các lực lượng TK, CHCN của quân đội và tỉnh Thừa Thiên-Huế bằng nỗ lực cao nhất, tận dụng từng giờ từng phút mở đường tiếp cận vị trí sạt lở tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền để tìm kiếm 13 cán bộ, sĩ quan và các nạn nhân khác hiện đang mất liên lạc. Hơn 700 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị LLVT và các đơn vị chức năng của tỉnh Thừa Thiên-Huế đang có mặt tại vị trí để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích.
Các lực lượng thuộc Lữ đoàn Công binh 414 và Sư đoàn 968 đã triển khai, sử dụng phương tiện, máy móc mở đường tiếp cận vị trí sạt lở, nơi đoàn công tác CHCN của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên-Huế trú chân vào đêm 12, rạng sáng 13-10. Sáng sớm 14-10, trên quãng đường 13km từ Sở chỉ huy tiền phương đến vị trí sạt lở, chúng tôi nhận thấy bùn đất nhão nhoét chảy tràn lên mặt đường, lòng suối, vực sâu. Có nơi bùn đất dâng cao dày hàng mét. Rất nhiều cây rừng to lớn, gãy đổ ngả nghiêng.
Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 trực tiếp chỉ huy lực lượng đi trước, với gần 100 cán bộ, chiến sĩ. Sau nhiều nỗ lực, việc mở đường vào khu vực sạt lở hoàn thành lúc 10 giờ ngày 14-10. Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân bám chặt theo đoàn công tác. Đường từ Sở chỉ huy tiền phương tại trung tâm xã Phong Xuân, huyện Phong Điền đến khu vực đoàn công tác bị nạn chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, bị biến dạng và trở nên vô cùng hiểm trở. Con đường nhỏ xuyên qua rừng nếu không được xe ủi, xe múc dọn dẹp thì không thể đi được. Mưa lũ cày xới làm mặt đường lộ rõ những vết nứt vỡ lớn, đất đá lởm chởm nhô lên cao, lại có chỗ ngầm sâu, bùn trơn trượt, lầy thụt... Đi được quãng đường vài cây số, Thiếu tướng Hà Thọ Bình phải yêu cầu đoàn xe dừng lại, chỉ thị: "Đoạn đường phía trước di chuyển hết sức khó khăn, nguy hiểm, các đồng chí lái xe cố gắng lái xe cẩn thận, an toàn nhưng đến đoạn nào cảm thấy không thể di chuyển được nữa thì phải dừng lại, xử trí, báo cáo trưởng đoàn. Phải bảo đảm an toàn!". Ánh mắt mỗi người lộ rõ quyết tâm tiến về phía trước, hướng đến những đồng đội, người dân đang gặp nạn.
Bộ đội Quân khu 4 tiến hành tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường.
Hiện trường vụ sạt lở hiện ra trước mắt chúng tôi khung cảnh hoang tàn. Không thể nhận ra được vị trí ngôi nhà Trạm kiểm lâm 7, nơi đoàn công tác dừng trú chân tránh mưa lũ vào đêm 12-10. Toàn bộ khu vực bị bùn đất lấp kín, cao ngang người, lực lượng công binh tiến hành dọn dẹp, thông tuyến vào vị trí được xác định là ngôi nhà. Hàng trăm nghìn mét khối đất đá bị kéo trượt phía quốc lộ... Việc xác định chính xác vị trí nhà kiểm lâm, đơn vị phải nhờ người địa phương. Trong buổi sáng 14-10, lực lượng cứu hộ tiến hành song song hai nhiệm vụ: Huy động gần 10 máy xúc các loại để di chuyển lượng đất đá, cây cối, rác rừng phục vụ hoạt động tìm kiếm, bên cạnh đó, một lực lượng xác định vị trí an toàn để dựng lều bạt dã ngoại, bảo đảm ăn ở cho lực lượng tìm kiếm.
Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Mai Văn Thanh, Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn Công binh 414, cho biết: "Sau khi vào hiện trường, chỉ huy đơn vị cùng ban chỉ đạo căn cứ vào thực tiễn trinh sát, xác định các vị trí tổ chức các nhiệm vụ tiếp theo. Với tấm lòng của người chiến sĩ đối với đồng đội mình-những người đang mất tích, cán bộ, chiến sĩ lữ đoàn nỗ lực phát huy hết năng lực và phương tiện để tiến hành tìm kiếm nhanh nhất".
Xuất phát từ trái tim mình nên mỗi hành động của cán bộ, chiến sĩ tham gia nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn như được tiếp thêm sức lực. Nhiệm vụ càng khó, quyết tâm càng cao. Đại tá Lê Bá Dũng, Chủ nhiệm Công binh Quân khu 4 cho biết: "Quân khu điều động các trang thiết bị tốt nhất, hiện đại nhất vào hiện trường. Do khu vực sạt lở với khối lượng đất đá tương đối lớn, nên chúng tôi đã nghiên cứu, áp dụng các biện pháp để tiếp cận vị trí người bị nạn với mong muốn nhanh chóng tìm thấy đồng đội của mình ".
Bộ Quốc phòng đã điều động lực lượng, phương tiện của Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL), Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) cùng nhiều lực lượng khác tham gia thực hiện nhiệm vụ TKCN. Bộ tư lệnh TTLL và Quân khu 4 đã triển khai kết nối các trạm máy, tổng đài và đường dây, thành lập cầu truyền hình trực tiếp qua vệ tinh từ vị trí sạt lở, Sở chỉ huy tiền phương đến Bộ tư lệnh Quân khu 4, Bộ Tổng Tham mưu, để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
10 giờ sáng cùng ngày, Sở chỉ huy tiền phương nhận được thông tin báo về từ vị trí sạt lở: "Đường đã thông!". Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó tổng Tham mưu trưởng và Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 lập tức giao nhiệm vụ bổ sung cho các bộ phận hiện trường. Ở một hướng khác, lúc 9 giờ 20 phút, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng PK-KQ trực tiếp chỉ huy tổ bay trên không của Trung đoàn 930 (Sư đoàn 372) đã thực hiện bay trinh sát, thả hàng tiếp tế cho các công nhân tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 và A Lin B2.
Tại hiện trường vị trí sạt lở, Thiếu tá Trần Đức Thông, Phó tham mưu trưởng Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 nghẹn ngào: "Biết tin đồng chí, đồng đội mất liên lạc khi đi cứu hộ, cứu nạn nhóm công nhân bị mặc kẹt tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3, chúng tôi rất đau lòng. Chúng tôi sẽ quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ TKCN".
Để bảo đảm TTLL phục vụ chỉ huy, điều hành và phối hợp giữa các lực lượng tham gia TKCN, Bộ Quốc phòng đã điều động tăng cường thêm Lữ đoàn 205-Binh chủng TTLL. Trực tiếp chỉ huy lực lượng thông tin tại Sở chỉ huy tiền phương, Thượng tá Nguyễn Việt Cường, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 205 cho biết: Ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Binh chủng TTLL đã điều động những đồng chí có chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong xử lý các phương án TTLL, TKCN mang tính khẩn trương, phức tạp tham gia thực hiện nhiệm vụ. Theo đó đơn vị đã huy động 3 xe ô tô; 2 bộ Visat mang vác có truyền hình, 3 bộ vô tuyến điện sóng ngắn, 5 bộ vô tuyến điện sóng cực ngắn; 2 máy điện thoại vệ tinh Immasat cùng với trang thiết bị phương tiện kỹ thuật khác. Các lực lượng đã phối hợp cùng với Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4, bảo đảm thông suốt thông tin chỉ huy, hiệp đồng giữa các lực lượng. Những hình ảnh của các lực lượng tìm kiếm tại khu vực gặp nạn cũng được truyền trực tiếp về Sở chỉ huy tiền phương và Bộ tư lệnh Quân khu 4, Sở chỉ huy K2000 Bộ Quốc phòng
Thiếu tá Trần Văn Phương, trợ lý Tác chiến Lữ đoàn Thông tin 80 tâm sự: "Đơn vị chúng tôi rất đau buồn khi sự cố xảy ra, trong đoàn công tác ấy có 3 cán bộ của chúng tôi hiện vẫn chưa liên lạc được. Đó là những cán bộ tận tụy với đơn vị, tình nghĩa với đồng chí, đồng đội; là những chỉ huy giỏi, có phương pháp tác phong khoa học... Ngay sau khi xảy ra sự cố, trong đơn vị có nhiều đồng chí xung phong tham gia lực lượng tìm kiếm. Những ngày vừa qua, ở đơn vị ai cũng chung một ý chí quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ. Đây vừa là tình đồng chí, nghĩa đồng đội cũng là trách nhiệm với nhân dân và gia đình các đồng chí gặp nạn".
Vừa từ hiện trường vị trí sạt lở trở về Sở chỉ huy tiền phương, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 cho biết: "Quân khu đã huy động ở mức cao nhất lực lượng, phương tiện để làm nhiệm vụ. Chúng ta phải tranh thủ từng phút, từng giờ, với trách nhiệm, khả năng cao nhất, không quản ngại khó khăn, chạy đua với thời gian tổ chức tham gia tìm kiếm, cứu nạn một cách hiệu quả nhất. Quân khu đã xác định các nội dung nhiệm vụ tiếp theo, đó là: Tập trung lực lượng, phương tiện TKCN những người mất liên lạc. Khắc phục giao thông trên trục đường 71 vào các khu vực đang bị cô lập. Hiệp đồng với lực lượng không quân, tổ chức bay trinh sát, vận chuyển lương thực, thực phẩm cho công nhân và người dân đang bị cô lập tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3; tổ chức vận chuyển lương thực thực phẩm theo đường thủy đến Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 4, tiếp tục vào Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3...".
Thêm một ngày đêm trôi qua, tận tâm, cật lực dốc sức, hy vọng lực lượng TK, CHCN sớm tìm thấy các nạn nhân...
Hội nghị Trung ương thứ 13 có nhiệm vụ rất quan trọng Nhấn mạnh, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII có nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đại tướng Ngô Xuân Lịch yêu cầu các đồng chí Ủy viên Quân ủy Trung ương và đại biểu Quân đội dự hội nghị phát huy cao độ...