Can thiệp quân sự vào Syria: Không dễ dàng đến vậy
Với dòng người tị nạn đổ về châu Âu không có dấu hiệu ngừng lại, các quốc gia thi nhau yêu cầu tìm ra gốc rễ của cuộc khủng hoảng và nhanh chóng giải quyết nó.
Một số cho rằng không có hy vọng tiến hành các nỗ lực ngoại giao ở Syria, trong khi số khác muốn leo thang quân sự.
Leon Wieselter, tác giả của cuốn The Atlantic, đã đưa ra bình luận như sau: “Đây là một thế giới khi Mỹ đã mất đi niềm tin vào sức mạnh cũng như vào nhiệm vụ làm việc chính nghĩa của mình. Vì đâu mà chúng ta lại mất đi nguồn hy vọng như vậy?”.
Đó là kết luận của Leon Wieselter. Cuối cùng, ông Wieselter và các nhà phân tích khác muốn Mỹ tham gia vào một cuộc phiêu lưu quân sự khác để chứng minh rằng Hoa Kỳ vẫn còn “niềm tin với sức mạnh” của mình.
Tuy nhiên niềm tin này lại phải gánh nhiều hậu quả tàn khốc khi áp dụng ở Trung Đông. Nếu quay ngược lại đồng hồ để trả lời cho câu hỏi “nguồn gốc của mọi vấn đề”, thì có thể thấy niềm tin mù quáng vào sức mạnh đã phần nào dẫn đến cuộc di dân ồ ạt tại khu vực Địa Trung Hải như hiện nay. Hai trong số ba nhóm người tị nạn lớn nhất tới châu Âu trong thời gian này đến từ các quốc gia mà Mỹ đã can thiệp quân sự. Và Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hình thành khi các cựu lãnh đạo của phong trào Jihadis và Baathist gặp gỡ nhau trong các nhà tù của Mỹ tại Iraq. Đó chính là hậu quả chết người không lấy gì làm ngạc nhiên.
Mỹ không thể đơn phương giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Nguồn: US Air Force
Nhà phân tích Timothy E. Kaldas, đến từ Viện Chính sách Trung Đông Tahrir, từng có những nghiên cứu về chuyển giao chính trị ở Ai Cập, chiến lược tồn tại của các thể chế và mối quan hệ Mỹ-Ai Cập, đã đưa ra một số giải pháp và câu hỏi quan trọng cần phải trả lời nếu muốn can thiệp vào tình hình Syria hiện nay.
Ông cho rằng trường hợp của Libya là điển hình cho các thách thức của sự can thiệp theo liên minh. Khi đó, một liên minh không quân đã đánh bại hoàn toàn thể chế của ông Muammar al-Qaddafi. Mặc dù ủng hộ việc lật đổ Qaddafi nhưng theo ông Timothy hệ quả sau đó mới thực sự là thảm họa với hàng loạt các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ và quyền lực, còn các lực lượng quốc tế thì thi nhau hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy.
Trường hợp của Syria cũng tương tự như vậy ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, một hành động can thiệp nào vào đây cần phải được lên kế hoạch đa chiều và cam kết hỗ trợ Syria trong thời gian dài để tránh tình trạng hỗn loạn như thời kỳ hậu Qaddafi ở Libya. Để mặc Syria tiếp tục chống đỡ với các lực lượng nổi dậy không phải là cách giải quyết khủng hoảng và sẽ không thể ngăn được dòng người tị nạn rời bỏ quê hương.
Ông Timothy E. Kaldas tiếp tục đặt ra những câu hỏi quan trọng mà liên minh quân sự cần vạch rõ trước khi có hành động can thiệp quân sự vào Syria. Cụ thể là:
Lực lượng can thiệp quân sự sẽ giải quyết như thế nào với hàng loạt bè phái của quân nổi dậy?
Họ có tìm cách loại bỏ ông Assad hay không và họ sẽ làm gì với các lãnh đạo đảng Baath còn lại?
Video đang HOT
Nếu họ muốn giải tán đảng Baath thì họ sẽ ngăn chặn các nhóm phiến quân nổi lên để tranh giành việc thành lập chính phủ mới như thế nào?
Nếu họ vẫn để đảng Baath lãnh đạo trong chính phủ mới thì làm cách nào có thể khiến các lực lượng chống đối và nổi dậy đồng thuận với quyết định này?
Làm thế nào để hạ nhiệt cac mâu thuẫn bè phái đã bùng nổ trong suốt 4 năm xung đột vừa qua?
Ai sẽ được phép quyết định nhóm nổi dậy nào có thể có vị trí trong chính phủ mới? Lực lượng can thiệp quân sự hay người dân Syria?Các lực lượng can thiệp quân sự sẽ giải quyết một lượng lớn vũ khí trôi nổi tại Syria như thế nào? Liệu họ có yêu cầu các bên giải giáp vũ khí hay không? Làm thế nào để các bên tuân thủ theo đúng quy định?
Quốc gia hay tổ chức nào sẽ hỗ trợ tài chính cho chiến dịch này?
Vai trò của Iran, Nga và các quốc gia vùng Vịnh như thế nào trong liên minh giải quyết khủng hoảng tại Syria?
Cuối cùng, ông Timothy kết luận, cần phải vạch ra một chiến lược can thiệp quân sự rõ ràng, kể cả trên giấy tờ, để tất cả các bên có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Nội dung được tham khảo từ nguồn tin Defense One. Đây là trang tin chuyên cung cấp các tin tức mới nhất, các phân tích và ý kiến về những chủ đề, xu hướng nổi cộm của thế giới cũng như an ninh và quốc phòng Hoa Kỳ.
Tuệ Minh (lược dịch)
Theo Infonet
Các đám tang hoàng gia được tổ chức như thế nào
Tùy theo phong tục, tập quán của mỗi quốc gia mà đám tang của các nhân vật hoàng gia được tổ chức đơn giản hay cầu kỳ, phức tạp.
Tang lễ của Quốc vương Ả Rập Saudi Abdullah được cử hành hết sức đơn giản theo nghi thức của chủ nghĩa Wahhabi (theo khuynh hướng khổ hạnh) của người Hồi giáo ngay trong ngày ông qua đời. Cụ thể, sau khi từ trần rạng sáng 23/1/2015 (giờ địa phương) ở tuổi 90, thi thể ông được tắm rửa sạch sẽ, sau đó bọc trong 2 mảnh vải trắng trơn rồi đưa tới thánh đường Turki Bin Abdullah Grand ở thủ đô Riyadh trong buổi lễ cầu nguyện lúc 15 giờ 15 phút chiều cùng ngày.
Buổi lễ được mở cửa cho tất cả công chúng. Sau tang lễ, Hoàng gia Ả Rập Saudi đặt thi thể quốc vương Saudi Abdullah trên một tấm ván, chở đi bằng một chiếc xe tải màu đen bình thường, băng qua sa mạc trước khi dừng tại nghĩa trang Al Oud - dải đất trống rộng lớn với những ngôi mộ khiêm tốn được đánh dấu bằng những viên đá nhỏ.
Toàn bộ thành viên hoàng gia Ả Rập Saudi tập trung trước ngôi mộ nhỏ dành cho ông. Người nối ngôi ông Abdullah, Vua Salman, mặc một chiếc áo choàng màu đen đơn giản. Một nhóm nam giới khiêng Quốc vương Abdullah nhẹ nhàng đặt xuống huyệt mộ và lấp đất. Mọi người lần lượt ném một nắm đất màu vàng xuống mộ, như một nghi thức từ biệt. Cuối cùng, Vua Salman dẫn đoàn người lặng lẽ rời khỏi nghĩa trang.
Tại Ả Rập Saudi, cửa hàng và doanh nghiệp trong nước vẫn hoạt động bình thường, quốc kỳ vẫn tung bay. Các quan chức cấp cao của các nước đến lễ tang sẽ được tiếp đón ở cung điện nhà vua. Hoàng hậu và các công chúa của Quốc vương Abdullah tiếp đón khách mời là nữ giới tại cung điện. (Cổng vào nghĩa trang Al Oud được canh gác sáng 23/1/2015)
Tang lễ của hoàng tử trẻ Dubai Sheikh Rashid bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum, 33 tuổi, con trai cả của quốc vương Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người cai trị của Dubai và cũng là Phó Tổng thống và Thủ tướng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) mới đây cũng đã thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.
Hàng trăm người thân và các quan chức đã tập trung bên trong nhà thờ Hồi giáo Zabeel để tỏ lòng tôn kính của họ đối với vị hoàng tử trẻ đột ngột qua đời vì cơn đau tim.
Dubai tuyên bố quốc tang ba ngày và treo cờ rủ sau khi vị hoàng tử trẻ đột ngột qua đời, tất cả các hoạt động vui chơi giải trí ở Dubai đều đóng cửa trong suốt thời gian để tang.
Thi thể của vị hoàng tử xấu số được bọc trong lá cờ của UAE và được những người em trai mình - Sheikh Maktoum bin Mohammed al-Maktoum (trái) và Sheikh Hamdan bin Mohammed al-Maktoum (phải) đích thân khiêng đi. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Umm Harir ở Bur Dubai.
Trong khi đó, lễ tang của công chúa Thái Lan năm 2012 lại diễn ra hoàn toàn khác biệt, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và các phương tiện truyền thông trong, ngoài nước. Các hãng tin của 170 nước trên thế giới đã truyền hình trực tiếp lễ tang này. Nhà vua Thái Lan cùng hàng nghìn binh sĩ và người dân trong sắc phục đen tham dự lễ hỏa táng cho công chúa Bejaratana Rajasuda Sirisobhabannavadi. Công chúa qua đời vì bệnh nhiễm trùng máu vào tháng 7/2011 ở tuổi 85.
200 người đàn ông kéo chiếc xe vàng lộng lẫy chở bình tro cốt của công chúa Bejaratana Rajasuda qua đường phố Bangkok. Lễ hỏa táng công chúa Bejaratana Rajasuda Sirisobhabannavadi đã được tổ chức với nghi thức trang trọng ở Sanam Luang (bãi cỏ hình ô van rộng lớn, được mệnh danh là "cánh đồng của Hoàng gia", dùng làm chỗ hỏa táng các nhân vật hoàng tộc Thái Lan ở thủ đô Bangkok).
Công chúa quá cố là người con gái duy nhất của nhà vua Rama VI và là người chị thân thiết với quốc vương đang trị vì của Thái Lan. Lúc đó, quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej (phải) lần đầu xuất hiện sau hơn hai năm nằm viện với vai trò người chủ trì lễ hỏa táng cho công chúa.
Lễ hỏa táng của công chúa có sự tham dự của thủ tướng Thái Lan lúc bấy giờ là Yingluck Shinawatra (phải) và đại diện quân đội Thái Lan, tướng Prayut Chan-O-Chaparade, công chúa Maha Chakri Sirindhorn cùng hàng nghìn binh sĩ Thái Lan tham gia diễu hành với nét mặt nghiêm trang.
Buổi lễ hỏa táng công chúa thêm phần trang trọng với màn bắn 21 phát súng đại bác do các binh sĩ thực hiện. Hàng nghìn người dân Thái Lan mặc sắc phục đen tập trung hai bên đường để theo dõi lễ diễu hành và tưởng nhớ công chúa quá cố.
Theo_Giáo dục thời đại
Triển lãm ảnh tố cáo Trung Quốc cải tạo đảo phi pháp ở Biển Đông Ngày 11/9, Hội nghiên cứu Việt Nam học tại Hàn Quốc đã khai mạc triển lãm ảnh về hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Tới dự triển lãm có các thành viên Hội Việt Nam học tại Hàn Quốc, đại diện Hội giao lưu văn hóa Hàn-Việt, các nhà nghiên cứu về biển đảo, đại diện...