Can thiệp dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân
Nhấn mạnh tại Đại hội thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (2020-2025) diễn ra ngày 19/12 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng bệnh nhân nặng cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ qua ống thông và tĩnh mạch, để tăng miễn dịch và chống suy mòn cơ thể.
Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam được ra đời trên cơ sở nhu cầu thiết yếu của thực tiễn công tác khác chữa bệnh. Đó là đứng trước những ca bệnh nặng, bên cạnh việc thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật, cho thuốc… để đảm bảo hiệu quả điều trị, các bác sĩ, nhân viên y tế còn phải đối mặt với việc làm sao nuôi dưỡng được người bệnh qua đường truyền tĩnh mạch hoặc qua các ống thông vào đường tiêu hoá.
Từ chính thực tế lâm sàng như vậy, các bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như hồi sức cấp cứu, ngoại khoa, ung bướu, dinh dưỡng… có cùng mong muốn tập hợp lại để chia sẻ kiến thức, trao đổi kinh nghiệm điều trị và cùng giúp nhau nâng cao kỹ năng thực hành trong nuôi dưỡng người bệnh qua đường tĩnh mạch và đường tiêu hoá.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao tâm huyết và nỗ lực của các thành viên trong Ban vận động thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam (VietSPEN)
Phát biểu tại Đại hội thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (2020-2025), PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho rằng, với quan điểm dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị người bệnh, nhiều năm qua, Bộ Y tế đã ban hành các cơ chế chính sách về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2020/BYT-TT về quy định hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện. Trên cơ sở chính sách đó, các lãnh đạo bệnh viện đã quan tâm và đầu tư hơn cho hoạt động dinh dưỡng lâm sàng.
“Người bệnh được cung cấp các chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý, với tình trạng dinh dưỡng, cũng như bệnh viện đã triển khai các hoạt động tư vấn, truyền thông dinh dưỡng”-Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Bà Thang Thị Hạnh- Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ trao quyết định cho phép thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng thẳng thắn cho rằng mạng lưới công tác dinh dưỡng lâm sàng thật sự còn mỏng, chưa thể đáp ứng nhu cầu cao cho khám và điều trị, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú. Đồng thời, thực tiễn cho thấy sự quan tâm về dinh dưỡng lâm sàng của các bác sĩ điều trị chưa đầy đủ, điều này rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng điều trị người bệnh.
Video đang HOT
Đặc biệt trong giai đoạn này toàn ngành y tế và toàn dân đang nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, cũng như tăng cường điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ nhẹ đến nặng, thì dinh dưỡng lâm sàng rất quan trọng để tăng cường miễn dịch, giúp phòng ngừa nhiễm COVID-19.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế: Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng đường tiêu hóa, tĩnh mạch cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ hoặc nặng giúp người bệnh mau hồi phục, giảm biến chứng liên quan đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và cải thiện chất lượng điều trị chung.
“Từ thực tiễn trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nặng ở nước ta thời gian qua đã chứng minh điều đó”- PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội
Đánh giá cao tâm huyết và nỗ lực của các thành viên trong Ban vận động thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam (VietSPEN), Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng sự ra đời và hoạt động của Hội VietSPEN trong thời gian tới về lĩnh vực dinh dưỡng tiêu hóa và tĩnh mạch cho người bệnh mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiệp vụ chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho nhân viên y tế, phát triển ngành dinh dưỡng lâm sàng, và nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị thời gian tới Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam phải là môi trường sinh hoạt khoa học tốt, là nơi để học tập, trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng, lĩnh vực dinh dưỡng tiêu hóa và tĩnh mạch cho những người làm chuyên môn, cán bộ khoa học, đơn vị tổ chức liên quan đến ngành dinh dưỡng.
Đồng thời, tư vấn khoa học, tham mưu, đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phối hợp xây dựng các quy trình, hướng dẫn trong chẩn đoán và can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh.
“Với sự thành lập của Hội sẽ là đơn vị có thể tập hợp, phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các đồng nghiệp không chỉ ở các tuyến trên mà còn các bệnh viện tuyến dưới. Khi đó chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng việc nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa ở các bệnh viện tuyến dưới sẽ thực hiện được”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.
TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy giữ chức vụ Chủ tịch VietSPEN.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (2020-2025) gồm 17 thành viên. TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy giữ chức vụ Chủ tịch Hội.
Tại Đại hội, TS Lưu Ngân Tâm bày tỏ: Các thành viên của Hội sẽ cùng nhau đoàn kết, chia sẻ và học hỏi để phát huy năng lực của chuyên ngành dinh dưỡng lâm sàng nói riêng và dinh dưỡng nói chung.
Dịch COVID-19: Những đô thị lớn, mật độ dân cư đông cần áp dụng bắt buộc người dân đeo khẩu trang
Những đô thị lớn, mật độ dân cư đông, người qua lại nhiều như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang... cũng cần áp dụng biện pháp buộc người dân phải đeo khẩu trang, và xử phạt nếu vi phạm như TP Hồ Chí Minh.
Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay diễn ra chiều ngày 15/10 tại trụ sở Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Chúng ta phải thực hiện thật nghiêm các quy định để quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, cách ly nghiêm ngặt Ảnh: VGP/Đình Nam
3 nhóm nguy cơ dịch bệnh
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tính đến chiều 15/10, thế giới ghi nhận 38,8 triệu người mắc COVID-19, gần 1,1 triệu người tử vong tại 216 quốc gia, vùng lãnh thổ. Châu Âu đang đối mặt với đợt bùng phát dịch mới khi số ca bệnh tăng mạnh trở lại ở các nước thành viên. Trong những ngày gần đây, nhiều quốc gia châu Âu bắt đầu tái áp đặt hạn chế trong nỗ lực kiểm soát dịch bùng phát trở lại.
Tại Việt Nam, trong 43 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.
Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo "Quy trình nhập cảnh và giám sát, cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19 cho người nhập cảnh trên chuyến bay thương mại" từ các quốc gia an toàn. Hiện, người nhập cảnh vào Việt Nam được xét nghiệm 3 lần, thay vì 2 lần như quy định trước đây để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Về các biện pháp quản lý người nhập cảnh, Bộ Y tế cho biết đã hoàn thành hệ thống quản lý thông tin tập trung, thống nhất tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam. Trong thời gian sớm nhất, Bộ Y tế sẽ cấp quyền truy cập để các cấp chính quyền tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã, lực lượng y tế, công an nắm được cụ thể trên địa bàn quản lý có bao nhiêu người nhập cảnh đã hết thời gian cách ly tập trung và đang trong thời gian giám sát, theo dõi y tế tại nhà, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp... Chính quyền cơ sở, lực lượng công an, y tế có trách nhiệm quản lý, thăm hỏi, cập nhật thông tin sức khoẻ hàng ngày của những người này.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế sớm hoàn thiện và hướng dẫn các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, khách sạn, nhà máy, trụ sở cơ quan nhà nước, siêu thị... thực hiện nhiệm vụ tự đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch bệnh; cập nhật lên "Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19" (www.antoancovid.vn). Trước mắt, bản đồ được triển khai trong hệ thống các cơ sở y tế và giáo dục sử dụng ứng dụng, cập nhập các công việc đảm bảo môi trường an toàn phòng, chống dịch.
Tại cuộc họp, các chuyên gia nhấn mạnh 3 nhóm nguy cơ dịch bệnh từ: Người nhập cảnh bất hợp pháp; người nhập cảnh hợp pháp, không thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch; từ một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ sớm hoàn thiện "Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19" với các tiêu chí an toàn trong tình hình "bình thường mới", khả thi hơn.
Bên cạnh đó, các ý kiến tập trung thảo luận quy trình, biện pháp kiểm soát người nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nhân, nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia người nước ngoài vào Việt Nam, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước.
Tất cả các khách sạn phục vụ cách ly tập trung phải niêm yết công khai giá cả dịch vụ
Ảnh: VGP/Đình Nam
Ban Chỉ đạo cũng đã nghe báo cáo của Bộ Ngoại giao, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), về công tác chuẩn bị đón các đoàn khách ngoại giao, công vụ; chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao... nhập cảnh vào Việt Nam, đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch bệnh.
Trong khi bàn thảo hướng giải quyết các quy trình, thủ tục để mở dần các chuyến bay thương mại, các bộ Ngoại giao, Y tế, Quốc phòng, GTVT, Công an đã thống nhất chủ trương, phương án để đón thật nhanh các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao là người nước ngoài đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước.
Mặc dù mục đích chính của việc mở các chuyến bay thương mại để đón các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật... nhưng các chuyên gia cũng nêu thực tế qua thời gian triển khai một số chuyến bay thương mại quốc tế cho thấy phần lớn khách là người Việt Nam. Trong quá trình làm thủ tục thực hiện cách ly tập trung, do các khách sạn chưa niêm yết công khai giá cả dịch vụ nên đã gây một số bất tiện. Bộ VHTTDL đã yêu cầu tất cả các khách sạn phục vụ cách ly tập trung phải niêm yết công khai giá cả dịch vụ, điều kiện phòng ốc lên bản đồ chống dịch.
Các chuyên gia cũng cho rằng việc mở lại đường bay thương mại theo chỉ đạo của Thủ tướng là phải chọn nơi an toàn, thận trọng, từng bước, tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý có những hành khách có thể đến những vùng có nguy cơ dịch cao. Việc này đòi hỏi các cơ quan chuyên môn phải có hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể.
Điều kiện thời tiết mùa đông đang đến gần rất thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 phát triển, lây lan
Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chóng trên thế giới, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Đặng Quang Tấn nêu rõ, tình hình dịch bệnh trong nước đã kiểm soát tốt nhưng không được lơ là, mất cảnh giác bởi điều kiện thời tiết mùa đông đang đến gần rất thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 phát triển, lây lan; cần tập trung triển khai biện pháp phòng, chống dịch, trong đó chú trọng nâng cao ý thức của cộng đồng, tăng cường công tác truyền thông.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn: Những đô thị lớn, mật độ dân cư đông, người qua lại nhiều cần áp dụng biện pháp buộc người dân phải đeo khẩu trang, và xử phạt nếu vi phạm như TP Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP/Đình Nam
Đặc biệt nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường công tác truyền thông với Thông điệp 5K của Bộ Y tế là "Khẩu trang-Khử Khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập đồng người-Khai báo y tế", trong đó đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng hàng đầu phòng, chống COVID-19.
Cục trưởng Đặng Quang Tấn cho biết dịch bệnh bên ngoài đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều nước đã bắt buộc công dân ra ngoài phải đeo khẩu trang.
"Thời gian qua nhiều địa phương đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là quy định của TP Hồ Chí Minh khi bắt buộc người dân đeo khẩu trang, có biện pháp xử phạt các trường hợp vi phạm. Những đô thị lớn, mật độ dân cư đông, người qua lại nhiều như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang... cũng cần áp dụng biện pháp buộc người dân phải đeo khẩu trang, và xử phạt nếu vi phạm như TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ xây dựng những hướng dẫn rất cụ thể như khi nào, ở đâu, trường hợp nào buộc phải đeo khẩu trang để người dân thực hiện đúng nơi, đúng lúc, hiệu quả nhất trong phòng chóng dịch bệnh", ông Đặng Quang Tấn cho biết.
Phổ biến các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 Chiều 6-9, tại Thanh Hóa, Bộ Y tế tổ chức hội thảo phổ biến các hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19. Các đại biểu tham dự hội thảo. Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, chuyên viên, các chuyên gia thuộc Bộ Y tế; đại diện Bộ Lao động Thương...