Cần thanh tra nghi vấn sở giáo dục “đi đêm” với AIC
Trước nghi vấn Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã “đi đêm” với Công ty AIC khi đơn vị này đã nhập lô hàng máy tính bảng giá rẻ “trùng hợp bất ngờ” với loại máy tính bảng trong đề án SGK, nhiều ý kiến cho rằng ngành chức năng cần vào cuộc thanh tra nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của lô hàng cũng như làm rõ về kinh phí của dự án.
Máy tính bảng do AIC nhập được cho là giống với máy tính bảng trong đề án SGK điện tử.
Sự việc bắt đầu từ khi thông tin chiếc máy tính bảng Đài Loan được báo giá 45 USD (khoảng 900.000 đồng) có tên là Smart Education mang thương hiệu AIC Group tại một công ty có trụ sở ở TP.HCM.
Theo đó, máy tính bảng nói trên có cấu hình gồm: Màn hình 7,85 inch với độ phân giải 1024768, CPU dual core, bộ nhớ lưu trữ 8GB, camera chính 3Mp, camera phụ 2Mp, kết nối mạng WiFi, pin 3.600mAh, hệ điều hành Android.
Đây là cấu hình gần như tương tự với mẫu máy tính bảng có giá 3 triệu đồng trong đề án “Thí điểm mô hình đổi mới và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015″, được Công ty cổ phần Quốc tế Tiến bộ (AIC) đưa ra tại hội thảo “Sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3″ do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức ngày 18/8.
Theo đề án này, phần “lựa chọn 1″ có ghi: “Máy tính bảng có màn hình 7,85 inch, độ phân giải 1024768, CPU quad core A31S, bộ nhớ lưu trữ 8GB, camera chính 3Mp, camera phụ 2Mp, kết nối mạng WiFi, pin 3.500mAh, hệ điều hành Android”.
Nghĩa là hai máy chỉ khác thông số pin và vi xử lý.
Đặc biệt, máy đã được cài sẵn một số ứng dụng phục vụ học tập như: Truyện tranh cho thiếu thi, các môn học của khối THPT như hình học, sinh học, vật lý, đại số, hóa học…
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng Giám đốc AIC phủ nhận thông tin chiếc máy tính bảng giá 900.000 đồng bị nghi là nằm trong đề án 4.000 tỉ của sở GD&ĐT TP.HCM.
Theo đề án thí điểm ở mục “Trang bị máy tính bảng cho học sinh”, mỗi học sinh cần trang bị một bút chấm đọc điện tử và một máy tính bảng có cài đặt sách giáo khoa điện tử và các chương trình ứng dụng dạy và học. Ngân sách TP hỗ trợ học sinh diện chính sách và phụ huynh tự bỏ kinh phí mua nếu học sinh không thuộc diện chính sách. Nếu phụ huynh chọn mua máy tính bảng theo phương án 1 thì họ phải trả 3 triệu đồng.
Trong khi đó, chiếc tính bảng như đã nói ở trên đã được phía công ty Đài Loan báo giá 45 USD, tức khoảng 900.000 đồng. Đặc biệt nếu nhập về với số lượng hàng lớn đến hàng trăm nghìn chiếc thì giá có thể chỉ còn khoảng 500.000700.000 đồng.
Trong khi đó, con số mà Sở GD-ĐT TPHCM đưa ra là từ 4-5 triệu 1 máy với nhãn hàng Samsung. Điều này khiến dư luận hoài nghi, liệu có việc Sở GD&ĐT TP.HCM đã “đi đêm” với công ty AIC nhằm trục lợi.
Riêng việc so sánh chiếc máy tính bảng do AIC nhập thì thậm chí những mẫu máy tính bảng lạ hoắc bên trên còn có cấu hình tốt hơn. Như vậy, rõ ràng với mức giá chỉ 900.000 đồng, chất lượng máy tính bảng do AIC nhập về như thế nào là một dấu hỏi lớn!
GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đặt ra câu hỏi về sự lãng phí về đề án nhập máy tính bảng của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Video đang HOT
Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết sở không liên quan đến chuyện Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) nhập lô hàng máy tính bảng có xuất xứ từ Đài Loan.
Ông Hoàng cũng nói rằng đề án về sách giáo khoa điện tử sử dụng máy tính bảng mà sở vừa công bố mới chỉ trên tinh thần tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đa chiều, chưa được UBND TP và Bộ GD&ĐT thông qua.
“Vì đề án chưa được thông qua nên không có chuyện sở đứng ra mua máy tính bảng. AIC nhập hàng gì, sử dụng vào mục đích gì thì đó là việc của công ty họ. Nếu đề án thí điểm SGK điện tử được thông qua thì phải có sự tham gia của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư… để tính toán cụ thể, chi tiết việc mua sắm thiết bị, sau đó sẽ công khai đấu thầu”ông Hoàng cho biết.
Còn bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng Giám đốc AIC khẳng định: “AIC chưa bao giờ nhập loại máy tính bảng nào 7 inch với giá 900.000 đồng/chiếc để đưa vào bất cứ dự án giáo dục nào tại TP HCM hay các địa phương khác. Số lượng 3.500 chiếc máy tính bảng chúng tôi mua từ Đài Loan và nhập qua cảng Hải Phòng là để phục vụ cho các công việc nội bộ và tặng cho khách hàng?”.
Bà Nhàn cũng cho biết đề án SGK điện tử của Sở GD&ĐT TP.HCM mới là giai đoạn hội thảo để lấy ý kiến, chưa được duyệt, chưa biết mua cái gì… thì chẳng có gì liên quan đến máy tính của AIC nhập về (!?).
Bà Nhàn cũng cho rằng AIC hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và việc công ty này ký kết hợp đồng với NXB Giáo dục để nghiên cứu và sản xuất SGK điện tử là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, được pháp luật cho phép. Theo bà Nhàn, NXB Giáo dục không hợp tác độc quyền với AIC toàn bộ SGK điện tử và SGK điện tử có thể đi kèm với máy tính bảng của nhiều hãng khác nhau.
“Việc chúng tôi và NXB Giáo dục hợp tác với nhau không liên quan gì tới việc TP HCM thực hiện đề án SKG điện tử”bà Nhàn nói.
Về nghi vấn, Sở GD&ĐT TP.HCM đã hậu thuẫn với công ty AIC trước khi đấu thầu dự án nhập máy tính bảng, GS Đào Trọng ThiChủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội đặt ra câu hỏi, việc bắt phụ huynh móc tiền túi ra lo cho con em mình, có thể đặt câu hỏi có lợi ích nhóm nào ở đây không?.
“Để làm được thì các DN bán máy tính bảng có được lợi quá nhiều từ đây, nên cần phải cân đo xem có lợi ích nhóm ở đây không, ngay việc làm đồng phục học sinh, phong trào khác đều le lói tiêu cực trong đó. Quan trọng không phải phụ huynh nào cũng chấp nhận bỏ tiền túi ra cho dù 1 phần, cái này phải tự nguyện không thể bắt buộc”, GS Thi nói.
GS Đào Trọng Thi cũng nhấn mạnh: Ngân sách có thể hữu ích hơn khi dùng vào việc khác, dù tiêu tốn, lãng phí, không trách nhiệm nhưng tốt cho học sinh thì tạm chấp nhận. Nhưng người dân bỏ ra thì phải làm sao cho thích đáng. Điều quan trọng nhất là trả lời được câu hỏi: “Nó nằm trong khoản tiền bắt buộc bố mẹ các em bỏ ra hay không?”.
Đại biểu HĐND TP.HCM Lâm Thiếu Quân đề nghị tiến hành thanh tra toàn bộ đề án này của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Nói về nghi ngại tính khả thi của đề án, ông Lâm Thiếu QuânĐại biểu HĐND TP.HCM cho rằng: Theo tôi, không nên cho học sinh tiểu học sử dụng máy tính bảng. Chúng ta biết, một trong những điểm yếu nhất của thanh thiếu niên Việt Nam là kỹ năng giao tiếp. Do đó, con trẻ của chúng ta cần phải phát triển tốt kỹ năng trong giao tiếp với người khác. Máy tính bảng không những không giải quyết được mục tiêu giáo dục này. Thực tế đã cho thấy đứa trẻ nào gắn với máy tính quá sớm sẽ dễ có tâm lý cô lập, không thể giao tiếp tốt.
Theo tôi, vấn đề cần cải thiện là phương cách truyền đạt trong giáo dục và nên xem máy tính bảng chỉ là một công cụ hỗ trợ tốt, với phương châm nội dung đi trước, công cụ đi sau. Tuy nhiên, không nên áp dụng cho học sinh các lớp 1, 2, 3. Như thế là làm ngược. Nên triển khai thí điểm cho học sinh cấp 3 trước, sau đó thí điểm dần xuống các cấp học dưới. Các nước trên thế giới cũng chưa ai làm như chúng ta. Do đó, cần có các bước thử nghiệm, đánh giá cho đúng.
“Trước đây, đã có các vụ lùm xùm về câu chuyện bảng tương tác điện tử. Nghe đâu trị giá khoảng 180 triệu đồng/cái, nhưng các trường lại phản ánh với các đại biểu HĐND là quá tốn kém mà hiệu quả thấp. Đến lượt đề án máy tính bảng phải cân nhắc cho kỹ. Dư luận bức xúc vì nghe qua thì chẳng có aitừ nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynhthấy được cái lợi gì cả, chỉ thấy trước mắt làm lợi cho công ty bán máy tính bảng mà thôi”, ông Quân cho biết thêm.
Nói về chất lượng máy tính bảng giá rẻ nói trên, đại diện một hãng điện thoại VN cũng cho rằng với những thiết bị di động vỏ nhựa, nếu là điện thoại thông minh với kích thước nhỏ thì vẫn có thể bảo đảm không bị nứt hoặc ảnh hưởng đến hoạt động máy khi rớt, nhưng nếu là máy tính bảng thì khả năng bị vỡ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động máy khá cao.
Đặc biệt, những mẫu máy tính bảng mà giá nhập khẩu chưa đến 1 triệu đồng thì linh kiện của nó chắc chắn toàn hàng kém chất lượng, chỉ cần rớt từ độ cao khoảng 1m xuống nền đất cứng là có thể vỡ ngay.
Trẻ em vốn dĩ rất tò mò, hiếu động và cũng rất thiếu cẩn thận, chuyện làm rơi máy tính bảng chắc chắn là điều sẽ xảy ra. Khi đó, những chiếc máy tính bảng như thế này sẽ khó hoạt động được lâu khi giao cho trẻ.
Vị chuyên gia này còn mường tượng cảnh những chiếc máy tính bảng giá rẻ này được áp dụng cho học sinh lớp 123: “Với khả năng làm rớt thường xuyên của học sinh khi dùng, công tác bảo hành, sửa chữa thay thế sản phẩm chắc chắn sẽ diễn ra liên tục, khi đó không rõ kinh phí sẽ do bên nào chịu?”
Bàn về sự nghi ngại về đề án này, ông Đinh Kim PhúcGiảng viên môn Quan hệ quốc tế, trường Đại học Mở TP.HCM nhận định: Thời gian gần đây Sở GDĐT TP.HCM liên tiếp có những đề án, đề nghị xôn xao dư luận. Tôi cho rằng các đề án vừa rồi của sở sẽ khó được thông qua. Nhưng quan trọng hơn là lãnh đạo thành phố cần tìm ra bản chất “đằng sau” đề án này là gì? Nhằm mục đích đổi mới cơ bản giáo dục hay chỉ là để thu chiết khấu phần trăm hoa hồng?.
Tại sao cơ quan này lại liên tiếp có những đề án bị dư luận lên án như vậy? Một đề án chỉ nhằm mua sắm trang thiết bị với kinh phí dự kiến lên đến hơn 4.000 tỉ đồng hoàn toàn mang tính áp đặt. Phải làm rõ để phòng ngừa những đề án như vậy của các sở, ngành khác.
Ông Phúc nhấn mạnh: “Mới đây lại có bằng chứng cho thấy những loại máy tính bảng “tương tự” như loại máy được nêu trong đề án chỉ có giá vài trăm ngàn và chất lượng thì không được kiểm soát chặt. Đề nghị thành phố cho dừng và tiến hành thanh tra toàn bộ đề án này của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM”.
Theo Năng Lượng Mới
"Tất cả ngồi bàn mà không hỏi trẻ em muốn gì"
Ngày 28/8, Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục- Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức hội nghị tham vấn chuyên gia về đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Trong bản dự thảo đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến, hệ thống môn học, chuyên đề học tập đã được Bộ thiết kế lại theo cơ cấu 5 năm tiểu học - 4 năm THCS - 3 năm THPT chứ không còn là 10 năm cơ bản như bản dự thảo trước đó.
Không lấy ảo tưởng làm căn cứ đổi mới
"Những năm 60, tôi có theo dõi cuộc thảo luận về việc thả cá vào nước. Vấn đề được đưa ra là tại sao khi thả con cá sống vào nước thì nước trong lọ không trào ra, khi thả con cá chết nước lại trào ra?" - GS Hồ Ngọc Đại bắt đầu phần góp ý của mình.
"Và cuộc thảo luận này phải đến 2 năm sau mới có câu trả lời. Đó là thả cá sống hay chết vào lọ nước thì nước cũng trào ra hết. Các nhà khoa học cứ lo thảo luận trên một tiên đề, thảo luận một cái không có thật mà không ai làm thử nghiệm".
Ý tứ mà vị giáo sư này đưa ra sau câu chuyện đó là: "Dự án đổi mới giáo dục hiện nay cũng thế".
"Có trẻ em mới có trường, có trường mới có thầy giáo, có giáo viên mới có hiệu trưởng, có hiệu trưởng mới có trưởng phòng GD-ĐT, có giám đốc sở GD-ĐT, có ông Bộ trưởng GD-ĐT, có các giáo sư tiến sĩ. Vì trẻ em mới có tất cả. Rồi tất cả lại ngồi bàn mà bỏ rơi không hỏi trẻ em muốn gì?
GS Hồ Ngọc Đại: "Tất cả lại ngồi bàn mà bỏ rơi không hỏi trẻ em muốn gì?"
"Phải căn cứ vào trẻ em hiện đại - là nhân vật lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử - làm căn cứ xây dựng chương trình mới, chứ không phải lấy ảo tưởng của chúng ta làm căn cứ" - ông Đại nhấn mạnh.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng bày tỏ sự băn khoăn trước việc Bộ GD-ĐT đánh giá tác động của một chương trình chưa được thực hiện.
Theo GS Thuyết, bản Báo cáo đánh giá tác động của chương trình giáo dục phổ thông mới dài 16 trang, xét về hình thức đây là một bản báo cáo khá chỉn chu. Nhưng khi đọc kỹ nội dung thì có thể thấy hầu hết các tác động, nhất là các tác động tích cực, "đều là tưởng tượng của người viết báo cáo", không dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn hay số liệu điều tra, thử nghiệm, khảo sát nào.
GS Thuyết đưa những dẫn chứng như trong dự thảo báo cáo viết "Do chương trình chú trọng phát triển năng lực nên nội dung học sẽ được tinh giản, từ đó khắc phục hiện tượng quá tải, học sinh không phải đi học thêm, tiến tới khắc phục được nạn dạy thêm học thêm tràn lan và bệnh thành tích, nạn thiếu trung thực trong học tập và thi cử". "Có chắc không?" - GS Thuyết đặt câu hỏivà giải thích "bởi nạn dạy thêm học thêm trong nhiều trường hợp không phải do chương trình quá tải mà do túi tiền của thầy cô. Cũng như giáo viên hiện nay chưa chủ động, sáng tạo có thể do mục tiêu "nhồi" cho học sinh vào đại học, chứ không phải do chương trình cũ".
GS Nguyễn Minh Thuyết: "Đều là tưởng tượng của người viết báo cáo"
Cũng đề cập tới vấn đề thực tiễn khi thực hiện đổi mới giáo dục, TS Nguyễn Tùng Lâm, Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội đề nghị Chính phủ cần tập trung làm rõ những bài học kinh nghiệm khi thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH để giúp nghị quyết mới có điều kiện thực hiện tốt hơn.
TS Lâm đặc biệt nhấn mạnh tới công tác chỉ đạo thực hiện: "Thiếu Nghị quyết hay văn bản hướng dẫn nọ kia thì chúng ta khó chịu, nhưng lại không biết bên dưới làm như thế nào, cơ sở có thực hiện được hay không. Chúng ta chưa chú ý nắm thông tin ngược từ cơ sở. Sau 5 năm chúng ta mới đánh giá, đánh giá còn xuê xoa, nên chỉ biết kêu ca mà không tìm ra những nút thắt cụ thể để tháo gỡ cho từng loại cơ sở, không rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng bộ phận, từng cá nhân nhà quản lý".
Tiếp tục theo đuổi 10 năm giáo dục cơ bản?
Không quá bất ngờ trước việc Bộ GD-ĐT không còn đưa phương án giáo dục cơ bản 10 năm ra để lấy ý kiến nữa, nhưng nhiều nhà giáo, nhà khoa vẫn tỏ ra tiếc nuối.
GS Hồ Ngọc Đại vẫn muốn có một chương trình giáo dục cơ bản 10 năm, với 6 năm tiểu học và 4 năm THCS. "Tôi đề nghị 6 năm tiểu học được ưu tiên tuyệt đối. Nhà nước phải quản lý vững chắc 10 năm giáo dục cơ bản, 2 năm phổ thông có thể "thả nổi"".
GS Nguyễn Đình Hương đồng tình với quan điểm của GS Hồ Ngọc Đại về cơ cấu 6 - 4 - 2, bởi theo ông Hương "tiểu học lúc nào cũng được coi là cấp học cơ bản, hình thành nhân cách trí tuệ cho học sinh sinh viên, nên thêm 1 năm cho các em".
Một số chuyên gia đề xuất thay đổi số năm học ở từng cấp học
GS Nguyễn Khắc Phi, nguyên giám đốc NXB Giáo dục bày tỏ sự đồng tình với phương án 10 2, và ông cho rằng có thể thiết kế hệ thống giáo dục một cách linh hoạt, không cứng nhắc. Ví dụ như có thể thiết kế song song các chương trình tiểu học dành cho 5 năm, chương trình tiểu học 6 năm...
Đánh giá cao ý tưởng xác định lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông theo hướng giáo dục cơ bản là 10 năm, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng "đây là việc làm hết sức mạnh dạn, rất cách mạng. Nhưng Bộ GD-ĐT cần phải làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của phương án, tính khả thi của đề án, loại hình trường THPT định hướng nghề nghiệp". Theo ông Lâm, tư tưởng tốt nhưng đưa ra ở thời điểm này chưa được, nhưng cứ nghiên cứu chuẩn bị để đến thời điểm phù hợp, như năm 2020, có thể bắt đầu.
Hội nghị sẽ tiếp tục diễn ra trong buổi chiều nay.
Theo Vietnamnet
Máy tính bảng khiến học sinh mất nhiều kỹ năng xã hội Công trình nghiên cứu cho thấy việc lệ thuộc và thiết bị điện tử khiến học sinh kém nhạy cảm hơn trong giao tiếp xã hội. Ngày 25/8, tờ Science World Report của Mỹ cho hay các nhà nghiên cứu ở Đại học California, Los Angeles đã phát hiện ra rằng các học sinh ít sử dụng các thiết bị công nghệ số...