Cẩn thận với những kì vọng về cuộc sống hôn nhân
Cuộc sống sau khi kết hôn có thể rất tuyệt vời nhưng cũng có thể làm bạn chán nản vì kì vọng quá lớn. Những suy nghĩ sau bạn cần loại bỏ để tình yêu luôn đẹp.
Ảnh minh họa
“Yêu” nhau hàng đêm
Dù là vợ chồng mới cưới và tình cảm có mặn nồng thế nào thì chuyện ân ái cũng không thể luôn luôn diễn ra hàng đêm. Chắc chắn sẽ có những lúc người ấy cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hoặc đơn giản là muốn được đi ngủ. Những lúc như vậy hãy tỏ ra thông cảm và tốt nhất là nên dẹp bỏ ảo tưởng về “đời sống gối chăn” để không phải thất vọng nhiều.
Người ấy làm hết việc nhà
Đừng mong chờ người ấy làm hộ mình việc gì mà hãy chủ động trong việc chăm sóc gia đình. Hãy phân công công việc cụ thể như ai sẽ là người trả hóa đơn, lau dọn nhà cửa, nấu ăn, chăm con, rửa bát. Khi mỗi người có một trách nhiệm riêng thì bạn sẽ không bực bội vô cớ vì tại sao nửa kia không giúp mình hoặc tại sao mình phải làm tất cả.
Thể hiện tình cảm như cách bạn đã làm
Mỗi người sẽ có một cách biểu hiện tình cảm khác nhau. Có người sẽ trực tiếp nói ra những lời ngọt ngào, cũng có người sẽ chỉ âm thầm hành động. Bởi vậy, đừng giận hờn khi nửa kia không đáp lại sự quan tâm của bạn theo cách bạn mong muốn hay không bày tỏ cảm xúc như cách bạn đã làm. Hãy trân trọng phần riêng biệt trong con người mà bạn yêu thương.
Thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra
Video đang HOT
Bạn hy vọng rằng hai người có thể đi trăng mật 10 ngày, sinh con sau 1 năm kết hôn, về nhà bố mẹ đẻ vào cuối tuần… Thực tế không phải lúc nào những dự định cũng được thực hiện một cách trơn tru. Những bất ngờ phát sinh có thể khiến kế hoạch của bạn đảo lộn và nằm ngoài tầm kiểm soát bất cứ lúc nào. Trong trường hợp như vậy đừng quá buồn lòng. Bạn có thể dời ngày cho kế hoạch của mình hoặc lập một mục tiêu mới khả thi hơn.
Theo Dân Trí
5 "lỗ thủng" khiến hôn nhân tan vỡ mà bạn không ngờ tới
Chỉ vì những lý do tưởng chừng đơn giản như này mà cuộc sống hôn nhân của bao nhiêu người đã đổ vỡ, rồi để lại hối tiếc trong nhau.
Nếu thấy hôn nhân nhạt nhẽo thì hãy cùng nhau "tìm lại" yêu thương
Hầu hết mọi người đều biết đến một số nguyên nhân cơ bản gây ra cảnh gia đình tan vỡ như ngoại tình, vấn đề tài chính hay những khác biệt không thể hòa giải. Nhưng có một nguyên nhân sâu xa hơn không phải ai cũng nhìn thấy. Đó là nguyên nhân số 1 dẫn tới việc ly hôn của một đôi vợ chồng.
Nó là gì?
Vấn đề phổ biến nhất đối với các cặp vợ chồng trục trặc trong hôn nhânchính là sự thiếu đầu tư một cách có chủ đích vào cuộc hôn nhân của mình.
Thứ ảnh hưởng lớn nhất đến sự hạnh phúc hay khổ đau của một cuộc hôn nhân chính là thái độ đầu tư của hai vợ chồng vào cuộc hôn nhân đó. Tình cảm của mỗi người thường được phát triển thao mức độ mà chúng ta đầu tư. Bất cứ việc gì mà chúng ta dồn tâm sức, thời gian, tiền của, năng lượng vào nó nhiều thì cũng nhận lại được nhiều hơn. Hôn nhân cũng không phải là ngoại lệ.
Một số đôi vợ chồng cãi nhau, giận hờn nguyên nhân chính là một trong hai, thậm chí là cả hai người họ đều đã không thực sự dồn toàn tâm, toàn ý vào việc chăm sóc hôn nhân và tình cảm vợ chồng. Bởi thế nó mới kéo theo hàng loạt những mâu thuẫn phía sau vì đôi bên cảm thấy người kia không đáp ứng được mong đợi của mình.
Một đôi vợ chồng tích cực tương tác với nhau nhiều hơn sẽ có cơ hội hiểu nhau và sống hạnh phúc hơn. Họ nói chuyện trên đường về nhà, nhắc lại kỉ niệm về ngày đầu tiên gặp nhau, đặt ra câu hỏi làm thế nào để em thấy mình hạnh phúc, những gì sẽ khiến anh bị thu hút, hỏi về những gì người kia yêu thích nhất ở mình hay chỉ đơn giản là kể cho nhau nghe về giấc mơ đêm qua, bàn luận về tương lai... là điều gắn kết họ sâu sắc hơn.
Vậy thì giờ bạn đã hiểu nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn là gì rồi chứ? Chính là sự thiếu đầu tư vào hôn nhân. Vì thiếu đầu tư thời gian nên bạn mới không quan tâm được người bạn đời như anh ấy mong đợi, vì thiếu đầu tư quan tâm nên bạn không hiểu anh ấy và tạo điều kiện cho một kẻ nào đó xen chân vào, vì thiếu đầu tư trò chuyện nên vợ chồng không thống nhất được cách chi tiêu, quản lí tài chính, vì thiếu đầu tư sự thông cảm nên chỉ vì những khác biệt nho nhỏ mà... cãi nhau.
Bạn cảm thấy "thất vọng"
Bạn có thấy mình ngày càng trở nên thất vọng, vỡ mộng trước bạn đời? Phải chăng những thói quen nhỏ bé trước đây của người ấy, mà bạn từng thấy dễ thương, giờ trở thành điên rồ? Hoặc có lẽ bạn nhận ra người ấy đang trở nên bất mãn với mình, và bạn không hiểu tại sao?
Thất vọng là cảm giác đi kèm với việc không đạt được mục tiêu. Trong một mối quan hệ, nó có thể được phóng đại lên khi hai người có mục tiêu khác nhau hoặc đối lập.
Nếu hai bạn muốn những điều khác nhau, các bạn sẽ thấy mình đang trở nên xa nhau ra, cho đến khi sự thất vọng bắt đầu len lỏi vào. Dù là mục đích mua nhà cùng nhau, chọn món gì để ăn tối, cho đến việc có con hay không, với bất cứ việc nào, điều quan trọng là cả hai phải cùng chung các mục tiêu chính.
Sai lầm trong quan điểm chấp nhận tất cả
Nếu một nét cá tính nào đó của người yêu làm bạn cảm thấy khó chịu (như tính bủn xỉn, ở bẩn chẳng hạn) nhưng bạn vẫn lựa chọn người ấy vì những ưu điểm khác thì khi ký vào bản đăng ký kết hôn, bạn đã đặt bút ký vào đơn ly hôn rồi đó.
Nên nhớ, khi yêu người ta thường bỏ qua những lỗi thường bị coi là "nhỏ nhặt", những điều không hài lòng nho nhỏ bị nhấn chìm bởi những cảm giác ngọt ngào của tình cảm yêu đương. Nhưng dần dà, trong cuộc sống gia đình, những điều khó chịu ngày càng "trồi" lên dẫn đến bất hòa, xung đột, thậm chí rạn nứt, tan vỡ hôn nhân.
Bạn cực kỳ "giận dữ"
Khi những nỗ lực để đạt mục đích chung của bạn thường xuyên đổ vỡ, sự thất vọng sẽ lớn dần thành giận dữ. Khi đó, bạn có xu hướng thực hiện các hành vi có tính phá hủy (ví dụ xúc phạm bạn đời nơi công cộng, nói xấu người ấy với gia đình, bạn bè...). Bạn sẽ làm lung lay toàn bộ nền tảng mối quan hệ của mình vì quá kích thích.
Trước khi suy nghĩ đến việc ly hôn mỗi người hãy nhìn nhận lại lỗi lầm của bản thân
Vì thế, nếu bạn đã rơi vào giai đoạn "giận dữ", đã đến lúc đánh giá toàn diện lại vấn đề. Hãy xác định lại mục tiêu chung của các bạn trước khi mối quan hệ trở nên sụp đổ.
"Sự bấp bênh" đang ăn mòn bạn
Nếu bạn trải qua những cơn giận căng thẳng (dù là từ phía mình hay bạn đời), bạn dần dần chọn cách rời xa mối quan hệ đó.
Bạn sẽ tránh xa mình khỏi các cuộc đối đầu và mất dần niềm tin vào vị trí của mình trong mối quan hệ. Một lần nữa bạn sẽ đánh giá lại người ấy, và có thể trải qua cảm giác bấp bênh, ghen tuông..., và bạn sẽ càng cảm thấy mất kiểm soát.
Mục tiêu mối quan hệ của bạn càng ngày càng trượt xa. Bạn dần rơi vào vòng xoáy trôn ốc từ cảm thấy bấp bênh đến thất vọng và giận dữ, rồi lại tranh cãi nhiều hơn.
Nếu bạn đã ở giai đoạn này, mọi thứ đã trở nên nghiêm trọng. Chìa khóa ở đây là định vị lại mục tiêu của chính bạn, và tái kiểm soát hình ảnh bản thân.
Hãy hỏi mình muốn gì? Làm thế nào để đạt điều đó?
Theo Phunutoday
Những sai lầm trong cuộc sống hôn nhân Hôn nhân vốn mỏng manh, dễ vỡ nên vợ chồng nào cũng phải học cách bỏ qua những sai lầm của nhau. Tuy nhiên, có những sai lầm khó lòng cứu chữa mà bạn cần phải đề phòng. Ảnh minh họa Ngoại tình Phản bội là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra rạn nứt giữa các cặp vợ chồng và...