Cẩn thận với những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư não mà bạn chẳng ngờ đến
Người mắc bệnh ung thư não thường gặp phải vô số vấn đề xoay quanh não bộ của mình. Vì vậy, hãy chủ động tầm soát nguy cơ mắc loại ung thư này thông qua một vài triệu chứng sau.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư não ảnh hưởng tới gần 1% dân số trên thế giới. Do khối u này thường nằm sâu trong não nên rất khó nhận biết từ sớm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tầm soát nguy cơ mắc loại ung thư này thông qua một vài triệu chứng bất thường sau.
Đau nhức đầu dai dẳng
Vì là khối u xuất hiện trong não nên bạn chắc chắn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức đầu kéo dài liên tiếp nhiều ngày. Trên thực tế, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, rất khó để phân biệt giữa cơn đau đầu gây ra bởi khối u não và những dạng đau đầu do thói quen xấu gây nên.
Để nhận biết rõ mình có nguy cơ mắc bệnh ung thư não hay không, hãy chú ý quan sát triệu chứng đau đầu dai dẳng hàng ngày. Nếu thấy nó xuất hiện thường xuyên vào buổi sáng sau khi bạn thức dậy và kéo dài hơn 1 tháng thì nên chủ động tới bệnh viện kiểm tra ngay.
Tầm nhìn giảm sút
Tình trạng suy giảm thị lực thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vậy nhưng, nếu trong não của bạn có một khối u thì tầm nhìn sẽ bị giảm sút rất mạnh. Và tình trạng suy giảm thị lực thường xuất hiện khi các khối u tuyến yên chèn ép giao thoa quang, hoặc một phần của đường thị giác.
Cơ thể uể oải, nhanh mệt mỏi
Não bộ thường phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ kiểm soát chuyển động cơ bắp toàn cơ thể. Nếu có khối u vùng não, tín hiệu kiểm soát sẽ bị gián đoạn và dễ làm mất cân bằng chức năng thể chất, từ đó khiến cơ thể bạn suy yếu, nhanh mệt mỏi.
Bị líu lưỡi, nói lắp
Khi bạn thấy mình gặp vấn đề trong quá trình giao tiếp, bị nói lắp, khó gọi tên người hoặc đồ vật… thì đó được xem là triệu chứng cảnh báo khối u đang nằm bên trong não. Khối u này sẽ gây cản trở khả năng giao tiếp với người đối diện và khiến bạn trở nên vụng về, mất tập trung và không đủ tự tin khi nói chuyện.
Giảm thính lực, ù tai
Video đang HOT
Nếu bỗng thấy một bên tai của mình không nghe được hoặc có cảm giác ù tai liên tục thì nên chủ động tới gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Do khối u nằm trong não đang gây ảnh hưởng tới khả năng nghe của bạn và khiến bạn không thể nghe rõ sự vật xung quanh.
Gặp vấn đề sinh sản
Não bộ của chúng ta có thể kiểm soát gần như mọi thứ trong cơ thể, kể cả quá trình sản sinh hormone thông qua cơ chế mở rộng tuyến yên. Vì vậy, khi bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư não, các khối u ở đây sẽ ảnh hưởng lớn đến tuyến yên và gây hạn chế quá trình bài tiết hormone, từ đó khiến cho tuyến yên không thể hoạt động đúng chức năng. Hậu quả là những người có khối u ở vùng não thường dễ có nguy cơ vô sinh hoặc mất sữa sau khi sinh con.
Đi lại mất thăng bằng
Một trong những chức năng quan trọng của não là duy trì các hoạt động thể chất của cơ thể. Vậy nên, nếu thấy mình đi bộ hay bị va quệt trên đường, hoặc không thể đi theo một đường thẳng, hay bị ngã loạng choạng thì nhiều khả năng là do khối u trong não của bạn gây ra.
Source (Nguồn): WHO, RD
Dấu hiệu cảnh báo ung thư tai mũi họng
Khi nhức đầu kéo dài không rõ nguyên nhân, nuốt vướng, ù tai, khạc ra máu, hạch vùng cổ..., nên khám tầm soát ung thư.
Bác sĩ Lâm Đức Hoàng, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết ung thư vùng tai mũi họng là một trong 5 vị trí ung thư thường gặp nhất, đặc biệt ở nam giới. Mười năm qua Việt Nam có trên 80% trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ. Điều trị bệnh giai đoạn này rất khó khăn và hiệu quả không cao.
Bệnh nhân thường đến chuyên khoa ung bướu khám sau khi đã khám ban đầu tại các chuyên khoa liên quan như Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Ngoại khoa...
Các phương tiện chẩn đoán và điều trị ung thư hiện ngày càng phát triển, tỷ lệ bệnh nhân phát hiện sớm ngày càng cao, kết quả điều trị khả quan.
Ảnh: nearsay.
Bác sĩ Hoàng khuyến cáo một số dấu hiệu sớm:
- Nhức đầu kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Ù tai, nghe lùng bùng trong tai hoặc nghe kém.
- Nghẹt mũi một bên hoặc hai bên, nghẹt hoàn toàn hay không hoàn toàn.
- Ra máu mũi đỏ tươi hoặc nhày mũi lẫn máu lờ lờ như máu cá.
- Khạc ra máu hoặc ra đàm dính ít máu.
- Nuốt vướng hoặc nuốt đau như bị mắc xương.
- Nuốt đau lan lên tai.
- Khàn tiếng kéo dài, tăng dần.
- Phát hiện khối hạch vùng cổ khoảng vài phân, không đau, tăng dần.
Dấu hiệu báo động bệnh ở giai đoạn trễ
- Nhìn đôi (nhìn một thành hai), sụp mi, chảy nước mắt sống.
- Đau hoặc tê bì vùng mặt.
- Há miệng hạn chế hoặc khít hàm tăng dần.
- Giảm cử động của lưỡi (thè lưỡi, đưa lưỡi sang trái hoặc sang phải).
- Nuốt khó, nuốt nghẹn tăng dần với thức ăn đặc.
- Khó thở tăng dần.
Phương pháp phát hiện ung thư vùng tai mũi họng
Khám lâm sàng vùng tai mũi họng và hạch vùng cổ
Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh giai đoạn sớm, bệnh nhân cần đến các chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc chuyên khoa Ung bướu để khám lâm sàng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và khoanh vùng tổn thương nghi ngờ ung thư, từ đó chỉ định xét nghiệm phù hợp với từng vị trí tổn thương.
Không nên để đến khi có các dấu hiệu muộn mới đi khám và tầm soát vì kết quả điều trị sau 5 năm sẽ giảm đi hơn một nửa so với giai đoạn sớm.
Nội soi tai mũi họng
Trước đây bác sĩ sử dụng phương pháp soi tai mũi họng bằng gương soi gián tiếp với đèn Clar nên rất khó phát hiện các tổn thương nhỏ, thậm chí có thể bỏ sót bướu.
Ngày nay nhờ sự phát triển của sợi quang học đồng thời sử dụng nhiều loại nguồn sáng khác nhau, các bác sĩ có thể nhìn thấy được hình ảnh tổn thương rất rõ ràng. Qua hệ thống soi này, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết bướu để có kết quả mô học chính xác.
Người có nguy cơ mắc bệnh ung thư vùng tai mũi họng như hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn hoặc gia đình có người bị ung thư vòm hầu, nên tầm soát bằng cách nội soi tai mũi họng định kỳ mỗi 6-12 tháng.
Siêu âm vùng cổ
Siêu âm vùng cổ rất an toàn và chính xác, có thể thấy được hạch vùng cổ nghi ngờ di căn hoặc tổn thương tại chỗ.
Chụp cắt lớp điện toán CT scan hoặc cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ ít khi được bác sĩ chỉ định ngay từ đầu vì có giá thành khá cao. Trường hợp sau khi khám lâm sàng và nội soi mà vẫn còn nghi ngờ có tổn thương dưới niêm thì CT và MRI có vai trò phát hiện bướu rất tốt.
Xét nghiệm tìm virus hoặc kháng thể kháng virus
Ung thư vòm hầu có liên quan rất mật thiết với virus EBV, có thể làm xét nghiệm kháng thể IgM-EBV, IgG-EBV hoặc xét nghiệm sinh học phân tử tìm DNA-EBV trong huyết tương hoặc trong mẫu mô sinh thiết.
Các vị trí ung thư khác như khẩu hầu, hạ hầu, thanh quản có liên quan đến virus HPV, do đó có thể làm xét nghiệm sinh học phân tử mẫu mô sinh thiết của bướu hoặc hạch cổ để chẩn đoán xác định.
Lê Phương
Theo VNE
Bệnh viện Ung bướu TP HCM tầm soát ung thư vú miễn phí 300 bệnh nhân được các bác sĩ tư vấn, tầm soát miễn phí ung thư vú nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Chương trình khám, siêu âm và tư vấn tầm soát bệnh ung thư vú miễn phí dành cho phụ nữ trên 40 tuổi, chưa mắc ung thư vú. Đăng ký tầm soát trước ngày 1/3. Bệnh viện cũng tổ chức...