Cẩn thận với dịch âm đạo bất thường
Cơ quan sinh sản bị tổn thương sẽ phát ra những dấu hiệu đặc trưng nhất là dịch âm đạo tăng lên đáng kể kèm theo mùi hôi hoặc có màu sắc khác thường.
Dịch âm đạo là do các tuyến yên sản sinh ra. Nó giúp mang tế bào chết và vi khuẩn xấu ở âm đạo ra ngoài, giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng. Dịch âm đạo khi ở trạng thái bình thường sẽ có màu từ trắng trong đến trắng sữa, rất nhờn tùy thuộc thời gian của chu kì kinh nguyệt và không nặng mùi.
Nếu dịch âm đạo có mùi, màu khác màu trắng hoặc trong, độ kết dính bất thường, đặc biệt kèm theo ngứa, nóng rát âm đạo thì rất có thể là dấu hiệu chị em bị nhiễm trùng hoặc bị bệnh nào đó ở cơ quan sinh sản.
Để biết mình có bị bệnh ở đường sinh sản hay không, hãy kiểm tra dịch âm đạo của bạn nhé:
- Dịch âm đạo ra nhiều cả ngày, trong suốt như lòng trắng trứng: Có thể là biểu hiện của xói món cổ tử cung, rối loạn chức năng buồng trứng.
- Dịch âm đạo ra nhiều, có màu xám, vàng, sủi bọt hoặc vàng nhạt kèm theo ngứa âm đạo, đôi khi dịch có lẫn máu bên trong: Có thể là biểu hiện của viêm âm đạo.
- Dịch âm đạo đặc như bã đậu hoặc sữa chua, âm đạo sưng tấy và đỏ, có cảm giác ngứa và luôn muốn đi tiểu: Có thể là viêm âm đạo do nấm.
Video đang HOT
- Dịch âm đạo ra nhiều, dạng nước, có màu vàng lẫn mùi hôi, thỉnh thoảng có máu trong dịch, ngứa âm hộ: Có thể là viêm âm đạo do tuổi tác.
- Dịch âm đạo có màu vàng hoặc xanh, dạng mủ, mùi hôi kèm theo sưng ngứa âm hộ: Có thể là biểu hiện của viêm âm đạo cấp tính, viêm cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.
- Dịch âm đạo ra nhiều, có vẻ bẩn và hôi, đôi khi có màu nâu hoặc lẫn máu trong đó: Có thể là biểu hiện của viêm nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung, xói mòn cổ tử cung.
- Dịch âm đạo ra rất nhiều và liên tục, dạng đặc như bột gạo, có mùi rất hôi: Có thể là dấu hiệu của ung thư âm đạo, u xơ dưới niêm mạc tử cung.
- Dịch âm đạo dạng nước, màu vàng hoặc đỏ, có thể trong dịch có lẫn máu: Có thể là dấu hiệu chứng tỏ ống dẫn trứng không khỏe mạnh.
- Dịch âm đạo dạng mủ hoặc nước, đôi khi ngứa và đau ở bộ phận sinh dục: Có thể là triệu chứng của viêm vùng chậu.
- Dịch âm đạo có lẫn máu bên trong, chu kì kinh nguyệt không đều, có cảm giác bị đè nén, có khối u ở vùng bụng: Có thể là triệu chứng của u xơ tử cung.
- Dịch âm đạo ra nhiều, thậm chí tiết ra như mủ kèm theo đi tiểu thường xuyên và có cảm giác đau: Dấu hiệu của bệnh lậu.
Ngay khi thấy âm đạo tiết dịch bất thường, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Cách điều trị sẽ phụ thuộc nguyên nhân gây bất thường âm đạo. Các biểu hiện dịch âm đạo cũng có thể giống nhau ở những bệnh khác nhau, vì vậy, đi khám bác sĩ là cách tốt nhất để được chẩn đoán đúng bệnh.
Ngoài ra chị em nên lưu ý một vài điều sau đây để giữ cho cơ quan sinh sản của mình được khỏe mạnh:
- Giữ cho âm đạo sạch sẽ bằng cách vệ sinh với nước ấm nhẹ nhàng.
- Không bao giờ sử dụng xà phòng có mùi thơm để vệ sinh âm đạo.
- Không thụt rửa âm đạo và cũng tránh dùng thuốc xịt âm đạo.
- Sau khi đi vệ sinh, nếu dùng giấy thì lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào âm đạo và gây nhiễm trùng.
- Mặc quần lót 100% cotton và tránh quần áo quá chật.
Theo VNE
Lo ngại bùng phát dịch chồng dịch
Theo thống kê của ngành y tế, chỉ trong vòng gần 2 tháng đầu năm 2014 cả nước đã ghi nhận bùng phát dịch với 1.000 ca sởi, gần tương đương với số măc của cả năm 2013; trong đó có 4 ca tử vong...
Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành sáng 15/2 Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến khẩn với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, các viện Pasteur; lãnh đạo Sở Y tế các địa phương đang bùng phát dịch...
Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) hiện vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều trẻ mắc sởinhập viện. Trong 13 ngày đầu tháng 2, trung bình một ngày có 7-8 trẻ; ngày cao nhất là 16; trong khi tháng 1 chỉ có 4-5 trẻ. Các ca nặng chủ yếu dưới 9 tháng tuổi.
Ảnh minh họa
Tại TP HCM hiện nay vẫn ghi nhận số ca mắc cao, trung bình 1 tuần 25-30 ca. Ông Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết, dịch ở khu vực phía nam ghi nhận rải rác, trong đó xảy ra chủ yếu ở TP HCM. Số mắc ban đầu những tháng trước lẻ tẻ, giờ lan dần, tăng cao, tập trung phía tây thành phố. Dịch tễ có điểm khác biệt là chủng của dịch sởi do xâm nhập từ bên ngoài vào - chủng này được phân lập nhiều tại Trung Quốc, Nhật, Malaysia... Về tuổi mắc có 43% dưới 18 tháng, đặc biệt là có 13% dưới 9 tháng.
PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, đề nghị các địa phương triển khai tiêm vét vaccine phòng sởi ngay trong tháng 3. Nếu triển khai tốt chiến dịch tiêm vét thì trong vòng 1-2 tháng tới có thể khống chế được dịch sởi. Toàn quốc dự kiến có khoảng gần 200.000 trẻ sẽ được tiêm vét mũi sởi. Bộ Y tế đã quyết định thành lâp 5 đoàn công tác kiểm sát việc tổ chức tiêm vét vaccine sởi, xử lý dịch...
Bên cạnh đó, thứ trưởng Long cũng bày tỏ lo ngại dịch chồng dịch khi ngày 14/2 đã ghi nhận ca nhiễm cúm A(H7N9) bên ngoài biên giới Trung Quốc tại Malaysia.
"Phòng chống dịch cúm A(H7N9) là điều không đơn giản. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến để tăng cường cường giám sát chủng cúm này cũng nhưcúm A (H5N1)", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
Theo VNE
Cẩn thận khi "yêu" dưới nước Để "đổi gió" nhiều cặp vợ chồng chuyển sang yêu dưới nước. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì hoạt động "giường chiếu" ở dưới nước chứa nhiều nguy cơ. "Quan hệ" dưới nước cũng là một cách mà nhiều cặp đôi muốn và đã từng áp dụng. Đây được coi là một cách thức đổi gió cho "chuyện vợ chồng" thêm mới...