Cẩn thận phô mai que vỉa hè
Từ khoảng 6g tối đến đêm là khoảng thời gian “lý tưởng” để nhiều bạn trẻ kéo nhau đến các quán phô mai que, “ngồi vỉa hè, chém gió”. Họ thường đi theo nhóm, tự chọn chỗ ngồi sao cho vừa đủ.
Vài tháng trở lại đây, giới tuổi teen rộ lên “phong trào” ngồi “chém gió”, ăn phô mai que vỉa hè thay vì uống trà chanh như trước. Trên các phố cổ, phố đi bộ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Cầu Gỗ, Hàng Bạc, Tạ Hiện… đâu đâu cũng thấy cửa hàng bán phô mai que và lúc nào cũng đông khách, chủ yếu là học sinh và sinh viên.
Nói là cửa hàng, thực ra chỉ cần vài cái ghế nhựa bày trên vỉa hè, một chiếc xe đẩy, bên trên có bếp gas du lịch, một chảo mỡ và hộp nhựa đựng phô mai cùng dăm ba cái đĩa nhựa là đã đủ thu hút đám thực khách dễ tính, chỉ chú trọng đến “yếu tố” mới và lạ mà không cần quan tâm đến vấn đề ATVSTP.
Phô mai que. Ảnh TL
Từ khoảng 6g tối đến đêm là khoảng thời gian “lý tưởng” để nhiều bạn trẻ kéo nhau đến các quán phô mai que, “ngồi vỉa hè, chém gió”. Họ thường đi theo nhóm, tự chọn chỗ ngồi sao cho vừa đủ. Dường như quá quen với không gian chật chội nên họ không hề kêu ca, phàn nàn, thậm chí còn tỏ ra thích thú với việc phải thu chân bó gối.
Thực ra, phô mai que đã xuất hiện từ lâu, trong chuỗi cửa hàng của Lotteria, một thương hiệu nổi tiếng bán đồ ăn nhanh của Hàn Quốc. Phô mai que “xịn” (cheese stick) được chế biến từ phô mai Mozzarella của Ý, cắt thành hình que dài 4 cm, nhúng vào bột mỳ, lăn qua bột chiên xù rồi rán. Món này được giới tuổi teen “hâm mộ” ngay khi “trình làng”, nhưng vì giá cả hơi cao (khoảng 15.000đồng/chiếc), nên khi phô mai que vỉa hè xuất hiện với giá chỉ 6.000 đồng/chiếc thì ngay lập tức được giới trẻ đón nhận nhiệt tình. Trần Hoài Anh, sinh viên năm thứ 2, ĐH Thương mại cho biết: “Em mê món này từ lâu nhưng thỉnh thoảng mới dám ăn vì hơi đắt. Gần đây em thấy bán nhiều ngoài đường, giá chỉ bằng 1/3 nên chúng em rất thích, hễ có dịp là lại đãi nhau bằng phô mai que”.
Trịnh Hải Long, sinh viên năm thứ nhất, ĐH Bách khoa (Hà Nội) cũng là một “fan” của phô mai que, tâm sự: “Em không thích ăn quà vặt, nhưng mấy lần đi uống trà chanh, các bạn toàn gọi thêm món này, em tò mò ăn thử, rồi nghiện lúc nào không biết”. Các thực khách cũng thú nhận, họ chẳng mấy quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của phô mai que, chỉ biết có phong trào là theo nhau hưởng ứng.
Video đang HOT
Một chủ hàng trên phố Tạ Hiện cho biết, trước đây chị bán bánh mì, nhưng thấy mấy cửa hàng bán phô mai que trên phố đông khách quá nên chị cũng bán theo. “Đúng là bán đồ mà bọn trẻ đang thích dễ thật. Chúng không thắc mắc về chất lượng, nguồn gốc, đến hàng là gọi ào ào”. Chị vui vẻ khoe: “Bây giờ nhiều người bán hàng này lắm, vốn liếng ít, nhưng lãi thì kha khá. Ngày ít khách cũng bán được 600-700 que, đông khách thì đến cả nghìn que”.
Chị chủ hàng này cũng vô tư kể: “Phô mai mua buôn trên chợ Đồng Xuân, giá 70.000 đồng/kg. Một kg cắt ra được 35 đến 40 que. Dầu rán thì mua loại rẻ tiền đã là xịn rồi, nhiều người còn mua dầu thải ra của các hàng cơm, quán nhậu rồi về lọc lại để dùng”. Hỏi xuất xứ của phô mai thì chị bảo: “Đều của Trung Quốc hết, vì phomai Trung Quốc rẻ, nếu mua của Ý, hay của Hà Lan thì hết lãi”.
Đến chợ Đồng Xuân, không khó khăn gì để tìm một hàng bán phô mai. Mặt hàng này được bảo quản trong tủ đá, người bán xả ra từng tảng to nhỏ khác nhau, trung bình một tảng bằng hai viên gạch. Trong vai người mua về để bán lẻ, PV được đưa cho xem một tảng phô mai khoảng hơn 1kg, bao bì bên ngoài chỉ là một lượt ni lon trắng. Hỏi hạn sử dụng và xuất xứ, nguồn gốc thì người bán hàng nói: “Hàng này từ Trung Quốc nhưng chị lấy hàng tốt nên em để vô tư, vài năm cũng được (?!). Nếu mua nhiều sẽ được giảm giá”. Qua quan sát, màu sắc của phô mai không đồng nhất.
Có tảng màu vàng nhạt, có tảng vàng sẫm. Đặc biệt, một vài tảng có lốm đốm đen. Chị bán hàng bao biện: “Có gì đâu, để chị gọt đi và thay túi ni lon là lại “long lanh” ngay ấy mà”.
Rõ ràng, món phô mai que bán trên vỉa hè là loại hàng không bảo đảm ATVSTP. Đưa phản ánh này đến Cục ATVSTP, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục ATVSTP cho hay, Cục chưa biết đến mặt hàng này và bản thân ông cũng chưa thấy, chưa biết phô mai que là gì. Như vậy, có thể nói, các cơ quan chức năng chưa “sờ” tới mặt hàng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ là “hàng bẩn” này. Rất mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc để người tiêu dùng yên tâm.
Theo plxh
Người dân của 6 thôn mơ ước một cây cầu kiên cố
Tự bao đời, người dân giữa vùng đất cô độc Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm ước mơ có một cây cầu kiên cố để việc thu hoạch vụ mùa thuận lợi, đường đi học của các trò bớt chông chênh, nguy hiểm. Vậy mà, cái ước mơ giản dị đó vẫn còn quá xa vời...
Về xã Lộc Ngãi trong những ngày này, đâu đâu bà con cũng bàn tán, suy tính vì cái cây cầu tạm huyết mạch nối liền các thôn lại "trở chứng". Có hai cây cầu tạm bằng ván bắt qua suối Đạ Nga thì cả 2 đều xập xệ, xiêu vẹo, đong đưa như cái võng. Cả hai chiếc cầu gỗ nối liền thôn 2 với các thôn 1, 3, 4, 5, 7... hàng ngày người dân qua lại nhiều nhất lại hư hỏng quá nặng. Những miếng ván lát trên cầu nghiêng hẳng về một bên như chực chờ "hất" người đi qua xuống sông. Dây văng bằng thép kéo giữ thăng bằng cho cầu thì sụt xuống. May mà dây thép này còn mắc vào một trụ làm mố cầu nên dù không sập hẳn, cây cầu trở thành nghiêng và vắt vỏng như thử thách lòng gan dạ của người dân...
Thót tin khi đi qua cây cầu nghiêng
Những miếng ván trên sàn cầu mục nát. Các thanh đỡ làm hành lang cầu xiêu vẹo. Ngay cả những cháng gỗ bắt chéo, làm chỗ dựa cho dầm và mố cầu cũng bị mục. Cây cầu gỗ, căng bằng dây văng bắc qua con suối rộng hơn 34m vì thế càng trở nên mong manh hơn so với vực sâu và nước cuồn cuộn chảy xiết.
Vượt qua những cung đường cong quanh, nhấp nhô theo những sườn đồi, dừng lại bên cây cầu đi thôn 7 đang xiêu vẹo, ông Nguyễn Quang Sanh, Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi thở dài. Ông Sanh cho biết, cây cầu treo tạm bằng gỗ bắc qua sông Đạ Nga này làm từ năm 1975 cho đến nay. Cây cầu này là tuyến giao thông huyết mạch dẫn vào nương rẫy của bà con. Bên kia cầu là thôn 7, nơi sinh sống của đông đảo bà con dân tộc Tày, Nùng, K'-hor, Châu mạ...
Cây cầu từ thôn 4 đi thôn 12 cũng mang trong mình số phận tương tự. "Cầu treo được làm theo ngân sách xã và nhân dân đóng góp nhưng nay đã xuống cấp trầm trọng. Ván mặt cầu đã bị hư hỏng và dây cáp treo chịu lực của cầu được nối với cây cổ thụ ven suối già cỗi, rỗng thân, có nguy cơ đổ sập trong mùa mưa tới", ông Sanh cho biết.
Trụ và dầm cầu, ván đã bắt đầu mục nát.
Cây cầu không chỉ phục vụ đi lại của bà con mà hàng ngày, người dân ở các địa phương khác như Lộc Thắng, Bảo Lộc... có nương rẫy trong thôn 7, 12... cũng đi qua cầu vào canh tác. Người dân trong các bản làng xa xôi cũng đi qua cây cầu này ra chợ Bảo Lâm mua vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, mua thức ăn... Và quan trọng hơn hết, đây là con đường đến trường của hàng trăm học sinh.
Cây cầu vắt vỏng này đang phải gồng gánh quá nhiều "sứ mệnh" nên liên tục hư hỏng. Mỗi lần cầu hư, các thôn 7, 12 như bị cô lập. Người dân bên ngoài cũng không thể vào nương rẫy thu hoạch cà phê... Cầu cao, bên sườn dốc cheo leo, nên chuyện người dân đi qua đây, té ngã cả người và xe xuống lòng sông đã xảy ra. Cầu ván trơn nên mới đây, có người dân đi làm rẫy về, qua cầu bị rượt chân rớt xuống sông, gãy xương bả vai.
Trụ gỗ không chịu nỗi sức nặng và thời gian nên tụt dây văng, cầu nghiêng hẳn một bên.
Ông Nguyễn Khanh (85 tuổi) vừa qua được cây cầu, ngồi bệt xuống đất thở phào. "Mỗi lần đi qua là run như muốn thốt tim ra ngoài. Cầu rung bao nhiêu thì mình run bấy nhiêu. Có lần, sợ quá, tôi ngồi ôm luôn tấm ván cầu. Cầu "run" nhưng vì gánh nặng cuộc sống vẫn phải đi để vào nương rẫy. Tôi mong sao có một cây cầu để bà con bớt khổ. Con cháu trong làng cũng bớt vất vả mỗi khi qua cây cầu này".
Ông Sanh, chủ tịch xã cũng cho biết, vợ ông vừa qua cũng bị rơi cả người, xe xuống sông Đạ Nga. "Chuyện người dân té cầu xảy ra như cơm bữa. Rất may, chưa ai bị nặng. Người dân ở đây rất mong có một cây cầu kiên cố", ông Sanh chia sẻ.
Dòng suối sâu, chảy xiết vẫn đang chực chờ, đe dọa mạng sống người dân nếu như cây cầu không được xây mới.
Để khắc phục tình trạng cầu hỏng hóc này, UBND xã Lộc Ngãi đã có tờ trình lên UBND huyện Bảo Lâm. Tuy nhiên, phương án mà huyện đưa ra là xây dựng cầu kiên cố với số tiền hơn 14 tỷ đồng. Huyện đã gửi tờ trình lên tỉnh nhưng chưa có văn bản trả lời. Trong khi chờ ý kiến cấp trên, người dân đã cùng nhau sửa chữa tạm bằng cách đóng lại trụ cầu và căng dây văng lại để sàn cầu không bị nghiêng. "Sửa tạm, đi được ngày nào, hay ngày đó chứ mùa mưa lại tới rồi. Dân chúng tôi đã chờ đợi lâu quá", một người dân thở dài.
Theo Dantri
Vinamilk tài trợ hệ thống đèn năng lượng mặt trời tại Côn Đảo Hưởng ứng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", nhằm ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, Vinamilk vừa tài trợ xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời tại nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo. Đèn được bố trí tại cổng chính, tượng đài và dọc theo lối đi. Trong đêm, hệ thống đèn tại nghĩa...