Cẩn thận những hành động tưởng vô hại lại có thể khiến bạn mắc ung thư vú
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học California, San Francisco, Mỹ cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ này cao hơn rất nhiều so với những người khác.
Ung thư vú là bệnh ung thư nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến phụ nữ ở các nước phát triển và đang phát triển (chiếm 25% trong số các bệnh ung thư ở nữ – theo Tổ chức Y tế thế giới). Ngày nay, do tuổi thọ tăng, đô thị hóa và áp dụng lối sống phương Tây càng mạnh mẽ nên tỷ lệ số người có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ngày càng gia tăng.
Số liệu thống kê cho thấy cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên có đến 75% số trường hợp ung thư vú ở phụ nữ không biết các yếu tố nguy cơ mắc bệnh để đến khi phát hiện thì đã muộn. Do đó, nếu bạn đang có những thói quen dưới đây, tốt nhất bạn nên theo dõi những dấu hiệu của bệnh ung thư vú để có biện pháp phòng tránh hay xử lý kịp thời.
Những người hay thức đêm
Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Y học Môi trường và Nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho rằng phụ nữ làm việc ca đêm có khả năng phát triển ung thư vú cao gấp 4 lần so với những phụ nữ không làm việc đêm.
Thông thường, melatonin tăng lên vào ban đêm, trong bóng tối. Trong khi đó, ánh sáng nhân tạo (bóng đèn) vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ melatonin được sản sinh, từ đó có thể kích thích các hormon khác ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Bệnh nhân ung thư vú có xu hướng có hàm lượng melatonin thấp hơn so với phụ nữ không có bệnh.
Uống thuốc tránh thai thường xuyên
Video đang HOT
Mặc dù thuốc ngừa thai có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư tử cung, nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ. Một trong số đó chính là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Vì vậy nếu bạn đang thường xuyên dùng thuốc tránh thai thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ để biết loại thuốc nào uống an toàn, loại thuốc nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tìm hiểu: 14 dạng phụ nữ này tuyệt đối không được dùng thuốc tránh thai
Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn
Đây tuy không phải thói quen, nhưng là yếu tố nguy cơ lớn gây mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước tuổi 12) và mãn kinh muộn (sau tuổi 55) có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao. Nguyên nhân là càng chịu tác động lâu dài của nội tiết tố nữ estrogen và progesterone thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Người không có con hoặc có con muộn
Hình tượng người phụ nữ tự do khiến cho nhiều người lựa chọn có con muộn, thậm chí sau 40 tuổi. Tuy nhiên, những phụ nữ không sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn khoảng 40% so với phụ nữ sinh con ở độ tuổi 20-25. Điều này là do các đột biến gen trở nên phổ biến hơn khi bạn nhiều tuổi, chúng sẽ nhân lên và phát triển khi trong thời kỳ bạn mang thai.
Tìm hiểu: Phát hiện ung thư vú nhờ bức ảnh 12 quả chanh
Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà hiện nay, các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi và hạn chế việc sinh đẻ khi đã bước qua tuổi 40, để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo kenh14.vn
Nhờ chụp ảnh nhiệt ở bảo tàng, khách phát hiện bị ung thư vú
Một nữ du khách tình cờ phát hiện mình mắc bệnh ung thư vú sau khi tham quan bảo tàng Ảo giác Camera Obscura and World of Illusions tại Edinburgh, Anh.
Bức ảnh nhiệt cho thấy phần nhiệt độ trên ngực của bà Gill có màu khác biệt so với ngực phải của cơ thể - Ảnh: BAL GILL
Đài BBC ngày 22-10 cho biết du khách Bal Gill (41 tuổi), đến từ thị trấn Slough tại Berkshire,Anh đã tham quan bảo tàng cùng gia đình hồi tháng 5-2019. Khi bước vào phòng chứa máy ảnh chụp nhiệt của bảo tàng, bà Gill nhận thấy màu ngực trái trong ảnh có vẻ khác lạ.
"Khi đang tham quan bảo tàng, chúng tôi ghé qua phòng máy ảnh chụp nhiệt. Gia đình chúng tôi cùng đứng và vẫy tay về phía máy ảnh. Tôi chú ý mảng nhiệt bên trên ngực trái vì trông khác với các thành viên khác trong gia đình" - bà Gill, phó giám đốc tài chính của một trường đại học, nhớ lại.
Trở về nhà, bà Gill tìm hiểu vấn đề trên Google và nhận thấy có nhiều kết quả liên kết ảnh nhiệt với ung thư vú.
Bà Gill đi khám bệnh và được bác sĩ xác nhận là bà bị ung thư vú. Cũng qua đó bà Gill mới khám phá ra là các bác sĩ chuyên khoa ung thư dùng ảnh nhiệt như một công cụ chẩn đoán bệnh.
Máy ảnh nhiệt là một chiếc máy ảnh đặc biệt có thể chụp lại nhiệt độ da trên vú. Đây là một phương pháp kiểm tra không liên quan đến các bức xạ có hại. Sự lưu thông máu và sự trao đổi chất diễn ra cao hơn tại khối u do đó nhiệt độ vùng da tại khu vực có khối u sẽ tăng cao.
Đài BBC cho biết bà Gill đã trải qua 2 cuộc phẫu thuật và sẽ làm phẫu thuật chữa trị lần cuối vào tháng 11-2019. "Tôi không biết phải diễn tả như thế nào về việc chuyến thăm Camera Obscura đã làm thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi muốn nói lời cảm ơn vì nếu không có chiếc máy ảnh đó thì tôi đã chẳng thể nào biết mà điều trị" - bà Gill chia sẻ.
Bảo tàng đã lắp máy ảnh nhiệt vào năm 2009. Từ đó phòng ảnh nhiệt đã trở thành một điểm thu hút khách tham quan trong bảo tàng vì du khách có thể nhìn thấy các điểm nóng trên cơ thể của họ.
Theo tuoitre
Tại sao bị cao huyết áp lại dễ mắc ung thư hơn? Huyết áp cao có thể dẫn đến các vấn đề về tim và nhiều căn bệnh mạn tính khác. Suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học đã biết rằng huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ảnh: Shutterstock Tuy nhiên, nguy cơ tăng cao thêm là không nhiều. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị...