Cẩn thận mạt trong chăn gối có thể gây sốt vi-rút
Loài mạt làm tổ trong nhà khá nhiều nhưng chưa được người dân chú ý. Thậm chí có chủ nhà cho rằng mạt không gây bệnh hay cắn chết người nên không quan tâm.
Theo TS Phạm Thị Khoa, Trưởng khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TƯ, mạt có thể mang vi-rút và truyền từ người này sang người khác. Một số trường hợp sốt do vi-rút được xác định nguyên nhân là do loài mạt.
Mạt có cả trong gối, chăn
Phóng viên đã có chuyến đi thực tế cùng TS Phạm Thị Khoa, Trưởng khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư để xem xét về loài mạt làm tổ trong nhà dân trên khu vực phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Số nhà được khảo sát là 10 nhà, trong đó có 5 phòng là nhà trọ sinh viên và hộ gia đình, 3 nhà dân gần chợ, 2 nhà dân thuộc diện khang trang.
Kết quả cho thấy, 100%, tức 5/10 phòng trọ đều có sự xuất hiện của loài mạt. Mạt xuất hiện ở chiếu, giát giường, bàn học, khu nấu ăn… của sinh viên và hộ gia đình. Đặc biệt, có phòng dành cho sinh viên, chiếc chiếu bị mốc chứa rất nhiều tổ mạt. Khi đưa chiếu lên, mạt chạy tứ tung.
Khảo sát 3 nhà dân thuộc diện bình dân gần chợ Thanh Xuân Bắc thì cả 3 nhà đều có chứa con mạt. Điểm nổi bật của khu nhà này chính là sự ẩm ướt, gần chợ nên mức ô nhiễm cao. Đặc biệt, trong gia đình nuôi gà, chó, mèo, sự xuất hiện của loài mạt nhiều hơn. Trong số 3 nhà trên có 1 nhà TS Phạm Thị Khoa phát hiện mạt không chỉ có dưới chiếu mà còn có trong gối, chăn.
Còn 2 nhà dân thuộc diện khang trang, có 1 nhà có sự xuất hiện của loài mạt, còn 1 nhà dù xem ở giường, tủ bếp, nhà vệ sinh… đều không thấy mạt. Điểm khác nhau của 2 căn nhà này là nhà không có mạt được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, giường chiếu được phơi nắng và giặt thường xuyên.
Theo TS Phạm Thị Khoa, cuộc khảo sát nhỏ này cho thấy loài mạt làm tổ trong nhà khá nhiều nhưng chưa được người dân chú ý. Đặc biệt là các căn phòng trọ của sinh viên và nhà dân có mức sống bình dân thì mọi người rất chủ quan, thậm chí có chủ nhà cho rằng mạt không gây bệnh hay cắn chết người nên không quan tâm!.
TS Phạm Thị Khoa kiểm tra mạt trong nhà dân.
Video đang HOT
Mạt gây sốt vi-rút
Theo thống kê của các nhà côn trùng học, trên thế giới có khoảng 2.000 loài mạt, riêng Việt Nam phát hiện khoảng 72 loài. Các loài như mạt bụi, mạt gà vịt, gia cầm… thì ghẻ cũng là một loài mạt. Mạt thường sống ở khu vực ẩm thấp, ô nhiễm. Vì thế, điều kiện miền Bắc mưa nhiều, cuối hè đầu thu là thời điểm mạt sinh sôi rất nhiều. Tương tự, thời tiết nồm cũng khiến loài này phát triển.
Mạt thường đẻ trứng, nở thành thiếu trùng và trưởng thành qua 2 – 3 lần lột xác. Mạt hút máu, ăn xác tế bào chết… Khi ở góc nhà chúng có thể hút máu chuột, gia cầm nuôi. Khi không có chuột hay gia cầm chúng có xu hướng tìm máu người để đốt.
Còn mạt bụi nhà, thường xuất hiện trong phòng ngủ, có kích thước nhỏ khoảng 0,3mm. Chúng có thể sống ở trên giường, gối, thảm… Thức ăn của loài mạt nhà là những mảnh vụn hữu cơ như vảy da, mảnh gàu tóc.
Theo các chuyên gia, khi hít phải bụi nhà với nhiều mạt ăn da, phân của mạt và nấm khiến nhiều người có phản ứng dị ứng như suyễn, viêm niêm mạc mũi. Đặc biệt khi quét dọn số lượng sản phẩm gây dị ứng bởi mạt càng cao có trong không khí. Vì thế, người có tiền sử viêm mũi phải cảnh giác để đeo khẩu trang.
“Ngoài ra, mạt còn mang vi-rút và truyền từ người này sang người khác. Một số trường hợp sốt do vi-rút được xác định nguyên nhân là do loài mạt. Vi-rút này không thể diệt mà chỉ ức chế. Vì thế, khi bị sốt vi-rút cần tăng sức đề kháng bằng cách uống vitamin, ăn hoa quả thì 3 – 5 ngày sẽ hết sốt”, TS Phạm Thị Khoa nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Đái Duy Ban, Viện Công nghệ sinh học, có thể phòng chống mạt và quần thể nấm bằng cách giảm độ ẩm trong phòng, cải thiện môi trường sống và làm giảm bớt bụi. Phòng ngủ nên có điều hòa nhiệt độ hoặc máy chống ẩm.
Thay giặt ga, gối, chăn thường xuyên để giảm thức ăn của loài mạt để giảm số lượng mạt. Hoặc hàng tuần nên phơi chăn, ga, gối ra nắng. Ánh nắng chứa tia cực tím sẽ tiêu diệt mạt. Tại các góc nhà, thảm cần vệ sinh sạch sẽ, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh nhà cửa có chứa benzyl benzoat để diệt mạt…
Theo Thu Hiền
Khoa học & Đời sống
Cần Thơ: Cha mẹ "quên" bảo vệ con khi đi xe máy
Tiếp xúc với các phụ huynh chở con đi học bằng xe máy, đa số họ đều đưa ra những lí do gần giống nhau, như: nhà gần trường, mũ bảo hiểm kém chất lượng, đội mũ nóng, vướng víu... Bởi thế nên cha mẹ thì mũ bảo hiểm cẩn thận, các con thì cứ... đầu trần.
Trong tuần học đầu tiên của năm học mới, PV Dân trí dạo qua các cổng trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần Thơ trước và sau giờ học, không khó để bắt gặp hình ảnh các phụ huynh đưa, đón con đến trường mà "quên" đội mũ bảo hiểm cho con. Điều này cho thấy nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm và cả quy định của pháp luật nên thực hiện chưa nghiêm túc.
Anh N. T. H - có hai đứa con học trường tiểu học Ngô Quyền - cho biết: "Nhàmình cách trường chưa đầy 2km nên việc đội mũ bảo hiểm cho 2 cháu thật sự không cần thiết, với lại đa số nón bảo hiểm cho trẻ đều kém chất lượng!".
Nghị định 34 về xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 20/5/2010 quy định trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, trường hợp không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
Tiếp xúc với các phụ huỳnh ở các trường tiểu học như: Trần Quốc Toản, Lê Quí Đôn, Lê Bình,... đa số các phụ huynh đều đưa ra các lí do giống nhau như: nhà gần trường, sợ con bị vướng víu, khó chịu mũ kém chất lượng,... Thậm chí nhiều phụ huynh còn không biết đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi trên xe gắn máy là quy định của pháp luật.
Đội mũ bảo hiểm cho con khi chở con bằng phương tiện mô tô, xe máy chưa trở thành thói quen của nhiều người. Một số phụ huynh lại đối phó bằng cách... treo sẵn mũ bảo hiểm ở trước xe, khi tới những đoạn đường có bóng dáng của cảnh sát giao thông mới dừng xe đội mũ cho con.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm ở nước ta có khoảng 12 nghìn người bị chết, 20 nghìn người bị thương do tai nạn giai thông, trong đó, nạn nhân là trẻ em chiếm khoảng 35 %. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần có hành động tích cực trong việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đưa các cháu đến trường. Đó không chỉ là hành động tuân thủ pháp luật mà hơn hết là bảo vệ tính mạng con em một cách tích cực.
Dưới đây là một số hình ảnh các bậc phụ huynh "mũ mão" cẩn thận nhưng lại quên bảo vệ con em mình:
Trước trường tiểu học Lê Quí Đôn
Con không đội mũ, mẹ kẹp một lúc 3 trẻ
Học sinh THCS cũng "quên" mũ bảo hiểm
Có thể thấy cha mẹ nào cũng chỉ nhớ mũ bảo hiểm của mình!
Theo Dân trí
Những skill dùng để chặn đường của DotA Nếu bạn là một người chơi DotA lâu năm thì chắc hẳn bạn không thể nào quên được cảm giác bị địch chặn lối đi khi bạn đang cố đuổi theo gank hero địch, hoặc khi bạn bất ngờ bị gank mà không có đường thoát,... Việc chặn đường này thường xảy ra rất hy hữu nhưng một khi đã xuất hiện thì...