Cẩn thận mất tiền, thông tin cá nhân với ứng dụng FacePlay đang “gây sốt”
FacePlay là ứng dụng di động đang “gây sốt” cộng đồng mạng tại Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng nếu không cẩn thận, người dùng có thể bị mất tiền và thông tin cá nhân khi dùng ứng dụng này.
FacePlay là ứng dụng cho phép ghép gương mặt của người dùng vào những đoạn video sẵn có do ứng dụng cung cấp. FacePlay cung cấp một kho video đa dạng, từ những video cổ trang Trung Quốc đến những đoạn video nổi tiếng trên mạng xã hội… khả năng xử lý và ghép gương mặt của người dùng vào video của FacePlay rất ấn tượng và khá khớp, điều này giúp cho FacePlay nhanh chóng “gây sốt” và được cư dân mạng yêu thích, đặc biệt tại Việt Nam.
FacePlay cho phép ghép gương mặt người dùng vào những đoạn video hài hước.
Tuy nhiên, nếu sử dụng FacePlay, người dùng có thể phải đối mặt với nguy cơ mất tiền và cả mất các thông tin cá nhân.
FacePlay là sản phẩm của hãng phần mềm BigHead Bros (có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc). Ứng dụng này ban đầu có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS, nhưng không hiểu vì lý do gì hiện tại phiên bản FacePlay trên nền tảng CH Play dành cho Android đã bị xóa bỏ, chỉ còn phiên bản dành cho iOS.
FacePLay chỉ cho phép người dùng sử dụng thử ứng dụng trong 3 ngày, nhưng phiên bản miễn phí của ứng dụng sẽ thường xuyên xuất hiện quảng cáo, dán nhãn bản quyền lên những video sau khi xử lý và đặc biệt quá trình xử lý video sẽ diễn ra rất chậm.
Video đang HOT
Để không bị làm phiền bởi quảng cáo và tăng tốc độ xử lý video, người dùng có thể trả tiền để đăng ký bản quyền của ứng dụng. Tuy nhiên, FacePlay sẽ không cho phép người dùng mua đứt ứng dụng trong một lần, mà chỉ có thể đăng ký dùng ứng dụng với một thời hạn nhất định.
Cách hiển thị mức giá phiên bản chuyên nghiệp của FacePlay có thể khiến nhiều người hiểu lầm và chấp nhận chi tiền.
Hiện FacePlay có mức giá 139.000 đồng/tuần sử dụng, hoặc 1,059 triệu đồng cho một năm sử dụng. Tuy nhiên, điều đáng nói là khi hiển thị mức giá phiên bản chuyên nghiệp của ứng dụng, FacePlay lại rút ngắn đi 2 số “0″ trong mức giá tiền, làm cho nhiều người lầm tưởng rằng ứng dụng chỉ có giá 1.390 đồng/tuần hoặc 10.590 đồng/năm, mức giá chỉ bằng 1% so với mức giá thực tế mà họ phải trả, khiến nhiều người sẵn sàng chi tiền để mua ứng dụng, mà không hay biết họ sẽ trả số tiền cao hơn gấp 100 lần mức giá đã hiển thị.
Đặc biệt, sau khi hết 3 ngày sử dụng thử, nếu người dùng không gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi thiết bị, FacePlay sẽ tự động đăng ký mua phiên bản chuyên nghiệp của ứng dụng với hạn sử dụng trong một tuần mà không cần hỏi ý kiến của người dùng. Do vậy nếu không chú ý, người dùng sẽ bị mất tiền oan bởi tính năng này
Thông báo cho thấy FacePlay sẽ tự động gia hạn khi sắp hết thời gian sử dụng, nhưng nhiều người đã không chú ý đến chi tiết này.
Chưa dừng lại ở đó, ứng dụng còn có tính năng tự động gia hạn đăng ký phiên bản chuyên nghiệp ứng dụng. Chẳng hạn, nếu người dùng đăng ký sử dụng phiên bản Pro của ứng dụng trong vòng một tuần, thì sau khi hết hạn, ứng dụng sẽ tự động gia hạn thêm một tuần sử dụng nữa mà không cần hỏi ý kiến của người dùng, điều này sẽ khiến FacePlay trừ tiền trong thẻ tín dụng của người dùng ngay cả khi họ không có ý định tiếp tục dùng ứng dụng này.
Do vậy, để tránh mất tiền oan, người dùng cần gỡ bỏ ứng dụng trước khi thời hạn sử dụng kết thúc và phải hủy bỏ đăng ký phiên bản Pro nếu không có ý định tiếp tục dùng ứng dụng này.
Ngoài vấn đề mất phí, một vấn đề khiến nhiều người lo ngại khác đó là FacePlay sẽ thu thập khá nhiều thông tin trên smartphone của người dùng. Đầu tiên, do đây là ứng dụng xử lý video dựa vào gương mặt của người dùng, nên FacePlay sẽ thu thập hình ảnh về gương mặt, từ đó giúp ứng dụng có thể nhận diện và xử lý gương mặt trên video được hiệu quả và chính xác hơn.
FacePlay đòi hỏi nhiều quyền hạn không cần thiết cho một ứng dụng xử lý video, như thông tin về địa điểm hay thông tin cá nhân của người dùng.
Đặc biệt, phiên bản FacePlay trên iOS sẽ yêu cầu khá nhiều quyền hạn dường như không cần thiết đối với một ứng dụng xử lý video, bao gồm quyền xác định vị trí của người dùng, thông tin liên lạc (email, số điện thoại…), lịch sử giao dịch… Việc FacePlay thu thập những thông tin nhạy cảm này có thể khiến người dùng đối mặt với nguy cơ mất thông tin cá nhân khi dùng ứng dụng.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, FacePlay vẫn được chấp thuận xuất hiện trên kho ứng dụng AppStore của Apple và vẫn chưa cảnh báo thực sự nào về việc ứng dụng thu thập thông tin cá nhân của người dùng, do vậy, bạn vẫn có thể sử dụng FacePlay để tạo ra những đoạn video hài hước, nhưng chấp nhận các rủi ro gặp phải khi dùng ứng dụng.
Xem trực tiếp đường phố Sài Gòn qua ứng dụng di động
Một số ứng dụng di động cho phép xem trực tiếp hình ảnh đường phố, được nhiều người tải về thời gian giãn cách xã hội.
"Hiếm khi đường phố vắng vẻ thế này. Tiếc là không thể ra ngoài để ngắm nên tôi xem qua camera giao thông", anh Ngọc Kha, quận 10, TP HCM chia sẻ.
Ứng dụng anh Kha sử dụng là TTGT TP Hồ Chí Minh, do Sở Giao thông Vận tải thành phố phát hành trên cả hai nền tảng là iOS và Android. Anh cho biết, trước đây anh vẫn sử dụng ứng dụng này để xem đường đi làm có bị tắc không. Trong thời gian giãn cách xã hội tại TP HCM, giải pháp này được anh sử dụng để ngắm thành phố. "Xem cho đỡ nhớ, cũng như để biết tình hình giãn cách xã hội ở các nơi như thế nào", anh nói.
Giao diện ứng dụng TTGT TP Hồ Chí Minh.
Bên cạnh TTGT TP Hồ Chí Minh, một ứng dụng khác cũng được nhiều người sử dụng là Giao thông Sài Gòn . Trên App Store ở hạng mục "Dẫn đường", hai ứng dụng này hiện xếp ở vị trí thứ 3 và thứ 4 về số lượt tải. Một ứng dụng khác là Camera giao thông Sài Gòn, ra mắt đầu năm 2020 trên Play Store, cũng đã đạt trên 50 nghìn lượt tải.
Các ứng dụng này có phương thức hoạt động giống nhau, đều sử dụng camera giao thông để cung cấp hình ảnh cho người dùng. Tuy nhiên, hình ảnh được hiển thị trên ứng dụng không phải video livestream, mà chỉ là ảnh tĩnh, được tự động cập nhật sau 10 đến 20 giây.
Đơn vị phát triển Camera giao thông Sài Gòn cho biết hệ thống có dữ liệu hình ảnh từ 364 camera được lắp đặt tại nhiều tuyến phố lớn trên khắp thành phố. Các ứng dụng này cũng cho phép tìm camera theo tuyến đường trên bản đồ, hoặc lưu lại các vị trí yêu thích để tiện theo dõi lần sau.
Nhu cầu theo dõi đường phố rộ lên trong giai đoạn giãn cách xã hội. Hồi tháng 7 năm ngoái, khi Đà Nẵng thực hiện chỉ thị 16, người dân tại đây cũng theo dõi đường phố thông qua một hệ thống camera do một số cá nhân lắp đặt, sau đó livestream trên Facebook và YouTube.
Ứng dụng bàn phím ảo bị xóa tại Trung Quốc vì thu thập dữ liệu Chính phủ Trung Quốc đã và đang làm việc để thiết lập giới hạn loại dữ liệu người dùng, mà ứng dụng di động có thể thu thập dẫn đến một số ứng dụng bị ảnh hưởng. Người dùng vẫn có thể sử dụng ứng dụng bàn phím ảo nếu họ đã cài đặt Báo cáo mới nhất từ Reuters cho thấy các...