Cẩn thận khi “cậu nhỏ”… bỗng “hoành tráng”
Nếu “cậu nhỏ” cứ luôn cương cứng, cánh mày râu đừng vội mừng hay đắc ý vì đó có thể là rối loạn mô tế bào tạo ra những cục u xơ trong “cậu nhỏ”.
Tưởng mình thành “lực sĩ”
Theo các chuyên gia không ít bệnh nhân mắc bệnh u xơ (bệnh Peyronie) ở cậu nhỏ này thường nhầm tưởng “cậu nhỏ” bỗng nhiên được tăng cường năng lực. Do không ít trường hợp trước đây vợ chồng từng lục đục “chuyện yêu” do “cậu nhỏ” mắc chứng “trên bảo dưới không nghe”, sau khi tìm nhiều cách bồi bổ nay bỗng “dương” mãi không thôi khiến họ nhầm tưởng tình trạng đã được cải thiện.
Theo Trung tâm Nam khoa Ánh sáng, Bệnh viện Việt Đức thì phần lớn bệnh nhân mắc chứng bệnh này đến viện đều trong tình trạng bệnh đã nặng. Một trong những trường hợp mới nhập viện mắc chứng bệnh này là anh Nguyễn Văn N, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đến viện trong tình trạng “cậu nhỏ” bị biến dạng. Bệnh nhân không thể kiểm soát được tình trạng “cậu nhỏ” cứ đứng trơ trơ nên sinh hoảng loạn.
BS. nam khoa Nguyễn Văn Đông, Phòng khám Tây y Trung Đông, đường Giải Phóng, Hà Nội cho biết: “Tình huống “cậu nhỏ” cứ giương mãi có rất nhiều nguyên nhân. Ngoài việc mắc các khối u xơ còn do lệch lạc chức năng tuần hoàn hoặc thần kinh làm cản trở sự rút máu bình thường.
Một số khác có thể do bệnh như ung thư bạch cầu, bệnh hồng cầu liềm hoặc viêm nhiễm vùng tiểu khung, các tổn thương “cậu nhỏ”, tủy sống, hay do dược phẩm. Ngoài ra, cứ 10 người bị thì có tới 6 trường hợp không rõ nguyên nhân. Vì vậy, nếu thấy có “lộc trời” quá lâu từ ba giờ đến một ngày, các quý ông cần hết sức cảnh giác vì nếu không được điều trị tích cực rất có thể “cậu nhỏ” sẽ hỏng hẳn”.
BS. Nguyễn Văn Đông giải thích: “Nếu trong trường hợp “cậu nhỏ” giương lâu và tận dụng một cách triệt sẽ rất nguy hiểm vì khi ấy, lượng máu sẽ tiếp tục dồn tụ về “cậu nhỏ” khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu kéo dài quá lâu sẽ làm tổn hại mô bên trong dẫn đến liệt hẳn”.
Nhận biết bệnh
Video đang HOT
Bị sưng “cậu nhỏ” (bệnh Peyronie) là một dạng rối loạn mô tế bào tạo ra những cục u xơ giống như những cái bướu cứng hình thành ở phần trên hoặc phần dưới “cậu nhỏ” khiến cho “cậu nhỏ” luôn trong tình trạng cương cứng hoặc như cương cứng. Khoảng 30% đàn ông mắc loại bệnh này có biểu hiện xơ hóa tại các phần cơ thể khác như bàn tay hoặc bàn chân.
Khi mới mắc bệnh, bệnh nhân thường cảm thấy như có sự kích thích ở “cậu nhỏ” nhưng khi bệnh nặng dần họ sẽ thấy đau đớn. Giai đoạn đầu chuyện “ân ái” vẫn có thể diễn ra bình thường nhưng càng về sau “cậu nhỏ” càng bị biến dạng và bệnh nhân không thể kiểm soát được tình trạng cương cứng. Và rất khó có thể làm chuyện yêu nếu bệnh nặng thêm. Trong khi đó, theo các chuyên gia, số người mắc bệnh đang có chiều hướng tăng.
Bệnh phát triển chậm, qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Điều nguy hiểm là nhiều quý ông cứ tưởng “lộc trời” nên tận dụng, do vậy càng làm cho bệnh nặng thêm.
BS. Phạm Thị Vui, nguyên là bác sĩ Bệnh viện 19/8 cho biết: “Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là bị cong từ từ hoặc vặn lại thành góc, lúc cương cứng bị đau, do các mảng mô sợi dưới da “cậu nhỏ” dày lên. Các cục u bướu cũng nổi rõ nhất trên thân, có thể gây đau, thậm chí không giao hợp được.
Tình trạng cong này do các mảng mô sợi phát triển gây nên. Vỏ của “cậu nhỏ” gồm có da bao bên ngoài, rồi đến phần gân có các sợi đàn hồi. Lớp da đảm nhiệm việc tăng chiều dài và lớp gân đảm nhiệm việc tăng đường kính. Khi hai lớp này bị xơ và canxi hóa, chúng sẽ tạo thành những mảng mô sợi. Chính mảng mô sợi này làm “cậu nhỏ” không thể co giãn như lúc cương bình thường. Bệnh phát triển chậm, có khi lại hết dần dần và biến mất cùng một cách như khi phát sinh”.
Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh kỳ lạ này vẫn chưa được tìm ra, nhưng bất kỳ một nỗ lực nào nhằm khiến cho “cậu nhỏ” hết cương cứng đều dẫn đến hậu quả khó lường; có thể là một cơn đau khủng khiếp, thậm chí khiến cho tình trạng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết loại bệnh này có thể xuất hiện do một đáp ứng tự miễn đối với chấn thương mạch máu ở “cậu nhỏ”; hoặc do các nguyên nhân di truyền, rối loạn tổng hợp sợi collagen (yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự đàn hồi của làn da), do tác dụng phụ của một số thuốc như một vài thuốc trị bệnh cao huyết áp.
Theo các chuyên gia, loại bệnh này thường phát triển qua 2 giai đoạn. Thứ nhất là giai đoạn tạo xơ hóa. Thời gian này thường kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm. Trong giai đoạn này, có thể sờ thấy hoặc không sờ thấy mảng cứng nhưng người bệnh có thể nhận thấy “cậu nhỏ” dường như đang dần dần biến dạng.
Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến khả năng cương nhưng người bệnh cảm thấy lo lắng và đôi khi đau lúc cương hay lúc giao hợp, do lớp sợi đàn hồi bị xơ hóa không co giãn được; Giai đoạn thứ hai là khi “cậu nhỏ” đã bị xơ hoá.
Ở giai đoạn này có thể sờ thấy những cục nhỏ hoặc một mảng sợi dài dọc theo thân “cậu nhỏ” lạo xạo ở dưới da chỗ biến dạng, rõ nhất là lúc “cậu nhỏ” cương cứng. “Cậu nhỏ” bị cong vẹo và thường ngắn lại, khả năng cương có thể bị rối loạn.
Dấu hiệu nhận diện rõ nhất trong cả hai giai đoạn này là biến dạng “cậu nhỏ”, xuất hiện ở 90% số trường hợp cong vẹo “cậu nhỏ”. Khoảng một nửa số bệnh nhân có biểu hiện đau khi cương cứng, 2-11% rối loạn khả năng “yêu” và khoảng 40% bệnh nhân mắc bệnh không thể có những cuộc “yêu” chất lượng hoặc không thể “yêu” do đau. Các biểu hiện cũng phụ thuộc vào tình trạng xơ hóa.
Tuy nhiên, điều đáng nói là đến thời điểm này vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Hiện tại để điều trị, các bác sĩ chuyên khoa vẫn phải sử dụng một trong các thuốc ức chế kênh canxi có thể làm tan mô sẹo và phục hồi lại các mô bình thường. Chỉ phẫu thuật khi trị liệu bằng dược phẩm không hiệu quả.
Theo BS.CKI Trần Quốc Long, Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện phục hồi chức năng Bưu điện 2 thì, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, thường điều trị bằng phẫu thuật nhưng hiệu quả còn hạn chế. Vì đến thời điểm này bệnh Peyronie vẫn còn là một bí ẩn của y học, nguyên nhân chưa rõ, chưa có thuốc đặc trị, điều trị phẫu thuật chưa hẳn đã làm cho bệnh nhân hài lòng. Việc điều trị hữu hiệu được căn bệnh này vẫn là hy vọng trong tương lai gần, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu để đưa ra một phương pháp điều trị hữu hiệu hơn.
Do đó, cách tốt nhất để không bị mắc căn bệnh chưa tìm ra phương pháp chữa này là hạn chế thủ dâm, bỏ thói quen bẻ “cậu nhỏ”, hạn chế xem sex và tiêm thuốc tại chỗ.
Theo Kỳ Anh
Giadinhnet
Tinh dịch đông đặc: căn bệnh "đáng gờm"
1. Mình nghe nói có một căn bệnh gọi là tinh dịch đông đặc, bệnh này là như thế nào và có nguy hiểm không? (boy_haiduong@gmail...)
Trả lời:
Chào bạn!
Đúng là có căn bệnh tinh dịch đông đặc đấy, và bệnh này vô cùng đáng gờm. Bình thường, tinh dịch khi vừa "phóng" ra khỏi cơ thể XY là những cục tinh dịch ngưng kết đặc quánh, có màu vàng đậm, sau đó đục dần và trong vòng từ 5 - 30 phút sẽ biến thành chất lỏng. Đó là ở những boy khỏe mạnh.
Còn ở những XY mắc bệnh tinh dịch đông đặc thì sau khi xuất ra ngoài, tinh dịch không thể hóa lỏng hoặc chảy ra nhưng có lẫn những khối vón cục (chiếm trên 10% dung tích). Bệnh này rất nguy hiểm vì nó có thể khiến cho "khổ chủ" mất khả năng làm papa đấy!
2. Em nghe nói ai mắc bệnh tinh dịch đông đặc thì rất khó có thể có baby. Em rất băn khoăn không hiểu làm sao để biết là mình có bị mắc bệnh này hay không? Và tại sao người mắc bệnh lại không thể có con được? (Ngọc Tuấn, Hải Phòng)
Trả lời:
Tuấn thân mến!
Bệnh tinh dịch đông đặc không khó để "nhận diện" nếu các boy quan tâm chú ý đến cơ thể mình. Bình thường, khi tinh dịch ra ngoài cơ thể, sẽ hóa lỏng trong vòng 5 - 30 phút. Còn nếu sau khi "phóng" ra ngoài tới 60 phút mà tinh dịch vẫn đông đặc hoặc trên 10% dung tích có những khối vón cục thì đó là hiện tượng tinh dịch không hóa lỏng.
Ở những boy khỏe mạnh, tinh dịch đã hóa lỏng là một thể dịch đồng nhất có tính lưu động cao, không có lẫn sợi hoặc lẫn một ít sợi nhỏ nhưng khều lên sẽ bị đứt. Trạng thái lỏng cùng với tính lưu động này giúp cho "tinh binh" trong tinh dịch dễ dàng di chuyển, tiến sâu vào "cấm cung" của XX để có thể kết hợp với trứng và thụ thai. Trong khi đó, ở những "khổ chủ" mắc bệnh, "tinh binh" lại mất khả năng di chuyển do bị "cầm tù" trong dịch đặc, không thể tiến sâu vào "cấm cung" để kết hợp với trứng. Đó là lí do tại sao XY nào mắc bệnh này lại không thể có baby được đấy.
3. Có phải ít khi "tự sướng" thì sẽ dễ mắc bệnh tinh dịch đông đặc không? Mình hơi lo lắng vì mình rất ít khi "tự sướng" (có khi vài tháng mới 1 lần thui). Mình sợ cứ "ứ đọng" trong đó lâu thì tinh dịch sẽ dần dần bị... đông đặc mất. Mình có nên tăng số lần "tự sướng" lên nhiều hơn không? (Quốc Toàn, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Toàn thân mến!
Xin nói ngay để bạn yên tâm là "tự sướng" nhiều hay ít không hề liên quan dính dáng gì đến căn bệnh này đâu nhé. Thủ dâm nhiều hay ít chỉ giải quyết vấn đề sinh lý của mỗi XY thui, thậm chí thủ dâm quá nhiều còn gây hại cho sức khỏe í chứ. Cho nên bạn hãy hoàn toàn yên tâm với "mật độ" ít ỏi của mình nhé. "Mỗi cây mỗi hoa" mừ.
Thêm nữa, cho dù bạn có "xuất quân" hay không thì tinh dịch vẫn nằm yên vị trong túi tinh, không "tụ tập" lại với nhau gây đông đặc đâu, nên bạn không phải lo lắng nha! Hãy cứ ăn ngủ điều độ, giữ vệ sinh "cậu nhỏ" sạch sẽ và thoáng mát, đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường ở "vùng kín" là chăm sóc tốt cho "cậu nhỏ" và có thể an tâm về tinh dịch rùi.
4. Mình muốn hỏi có phải XY nào bị tinh dịch đông đặc thì khi xuất tinh sẽ rất đau phải không (vì... đặc quá mừ). Và căn bệnh "đáng ghét" này từ đâu ra vậy? (boy_hathanh@yahoo...)
Trả lời:
Chào bạn!
Đúng như bạn nói, ở những boy bị tinh dịch đông đặc, do độ đặc dính của tinh dịch quá cao nên có thể dẫn đến xuất tinh khó khăn hay bị đau, thậm chí đôi khi lẫn những giọt trắng hay máu nữa đấy. Nói chung những triệu chứng này tùy theo nguyên nhân gây bệnh, "gốc gác" bệnh là gì sẽ có những biểu hiện bệnh tương ứng.
Theo Đông y, tinh dịch là một loại âm dịch được tạo ra ở tạng thận nên sự hóa lỏng của nó có liên quan trực tiếp đến chức năng khí hóa của thận. Nếu như thận có vấn đề, các chất sẽ bị ứ đọng, quá trình khí hóa của tạng thận sẽ bị trục trặc dẫn đến tinh dịch không thể hóa lỏng được. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác, song chủ yếu do cơ địa của từng người bạn ạ.
5. Có nhiều "boys xui xẻo" bị mắc bệnh này không? Và có thể chữa được nó không vậy? (Văn Đồng, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Đồng thân mến,Bệnh tinh dịch đông đặc này "hoành hành" khá dữ dội đấy. Theo các thống kê thì trong số XY vô sinh, có tới 10% các trường hợp là do tinh dịch không thể hóa lỏng được đấy.
Bệnh này có thể cải thiện được bằng Đông y và cả Tây y nữa. Tuy nhiên, mỗi "khổ chủ" thích hợp với một bài thuốc hoặc một cách điều trị khác nhau, do đó bác sĩ sẽ dựa vào từng triệu chứng cụ thể và thể tạng của từng bệnh nhân để tìm ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất.
Xoắn tinh hoàn: căn bệnh nguy hiểm "Thoát hiểm" trong gang tấc Sau khi tan học về nhà, M.Tuấn (Đội Cấn-Hà Nội) đột nhiên cảm thấy đau dữ dội ở khu vực "đèn dầu". Khi kiểm tra, Tuấn phát hoảng vì thấy túi bi đôi của mình đột nhiên bị sưng to. Do ở nhà một mình nên Tuấn chỉ nên giường nằm nghỉ và âm thầm chịu đựng. Mai...