Cẩn thận dễ đổ bệnh khi Sài Gòn ‘lúc nắng lúc mưa’
Sài Gòn những ngày tháng 5 thường xuyên xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào buổi chiều tối. Đây cũng là thời điểm nhiều người già, trẻ nhỏ nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất.
Nắng mưa thất thường, trẻ nhỏ dễ mắc bệnh
“Từ sáng đến trưa nắng gay gắt 36-37 độ C, tầm 15-16h nhiều nơi lại xuất hiện mưa như trút; có nơi vừa mưa vừa nắng. Không ít lần bộ đồ tôi hết ướt rồi khô do những cơn mưa bất chợt khiến mình trở tay không kịp” – chị Tâm (bán nước giải khát khu vực Q.Tân Phú, TPHCM) than thở.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 cho biết, thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng hầm hập, lúc mưa ào ào dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm ở trẻ.
Sài Gòn những ngày gần đây thường “sáng nắng chiều mưa”
Theo BS Khanh, thời tiết nắng nóng kèm độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển làm thức ăn dễ ôi thiu, trẻ rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy cấp khi ăn phải những loại thức ăn này. Hơn nữa, những ngày nắng nóng làm hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động yếu đi, ít hấp thu cũng như ít bài tiết khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, mệt mỏi… Chưa kể hệ hô hấp của trẻ trở nên yếu do niêm mạc mất nước, họng, mũi khô vì ngồi nhiều dưới quạt hoặc máy lạnh.
Video đang HOT
“Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, người lớn cần mang sẵn áo mưa để kịp che mưa cho trẻ khi mưa nắng bất chợt. Khi về nhà phải lau khô người và mặc ấm ngay. Ngược lại, lúc trời nắng nóng thì cần sử dụng máy quạt, máy lạnh đúng cách. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, nhất là trái cây để tăng sức đề kháng; uống nhiều nước để niêm mạc đường thở có đủ độ ẩm cần thiết, chống sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài” – BS Trương Hữu Khanh lưu ý.
Theo BS Dương Anh Phượng, chuyên khoa Nội Tổng quát – Hô hấp BV Quốc tế City, các bệnh hô hấp thường gặp nhất trong thời điểm này là cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phổi và những bệnh mạn tính như hen phế quản, giãn phế quản cũng dễ tái phát, có nguy cơ đe dọa sức khỏe của nhiều người, nhất là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai…
Trẻ nhỏ nhập viện tại BV Nhi đồng 1
Ngoài ra, người lớn và trẻ em đều dễ mắc các bệnh về da vào mùa này. Trẻ em thường mắc bệnh rôm, sẩy (trẻ nhỏ), viêm da dị ứng gây ngứa, chàm (eczema)… Còn đối với người lớn, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc dưới môi trường nắng nóng cùng với chỉ số tia UV cao có thể gây một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể…
ThS.BS Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố cho rằng, khi mưa xuống giúp là dịu khí trời đang oi bức, đem lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, chính sự giảm nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi dễ dẫn đến đổ bệnh.
Trong tiết trời nóng ẩm, ruồi nhặng và vi khuẩn dễ sinh sôi khiến thức ăn bị bẩn và ôi thiu nhanh. Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị ngộ độc thức ăn và tiêu chảy, nhất là khi nhiệt độ kéo dài ở mức 37-38 độ C. Ruồi, muỗi, chuột, gián cũng phát triển nhiều hơn nên dễ làm lây lan các mầm bệnh qua thực phẩm và nước uống.
“Rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hay khi tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm… Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh. Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý là biện pháp phòng ngừa hữa hiệu những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp” – BS Nam khuyến cáo.
Theo các chuyên gia y tế, phòng bệnh trong khi thời tiết mưa nắng rất quan trọng, cụ thể:
- Để chủ động giữ sức khỏe khi mưa nắng thất thường, người dân nên theo dõi thông tin thời tiết để ứng phó với mưa nắng. Nếu đi du lịch, cần xem thời tiết trong quãng thời gian mình lưu lại đó để chuẩn bị đồ dùng, quần áo phù hợp. Khi gặp trời mưa về cần tắm gội nhanh bằng nước ấm giúp cơ thể ấm lại và mạch máu lưu thông. Uống trà nóng cũng giúp giữ ấm cho cơ thể.
- Khi từ phòng máy lạnh ra ngoài nên đứng giữa cửa một lát để cân bằng nhiệt độ cơ thể, tránh bị nóng lạnh đột ngột gây bất lợi cho sức khỏe.
- Phòng ở cần thoáng gió, sạch sẽ, nhiệt độ trong phòng thấp hơn bên ngoài, nhưng không nên quá chênh lệch.
- Không nên lao động quá mức, ít ngủ vì dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thể lực suy giảm và dễ mắc bệnh. Khi mắc bệnh dễ lây, nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nghỉ học/làm từ 7-10 ngày để điều trị dứt điểm, tránh lây lan.
BS truyền nhiễm giải đáp vì sao nên hạn chế bật điều hoà để 'chống' Covid-19
Khá nhiều người thắc mắc với lời khuyên của các BS về việc nên hạn chế bật điều hoà và mở cửa để thông thoáng khí khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 sẽ giải đáp câu hỏi này.
Ảnh minh hoạ: Internet
Bạn đọc Lưu Văn Dũng (dunglv@emoss.vn) hỏi:
Chào quý báo, tôi có 1 thắc mắc là: theo khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng tránh Covid-19, có khuyến cáo là "Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa,...".
Tôi xin hỏi: Tại sao cần hạn chế sử dụng điều hòa. Hiện nay thời tiết miền Bắc rất lạnh, có thể xuống dưới 20 độ C. Tôi nghĩ bật điều hòa để nâng nhiệt độ phòng lên 25 - 26 độ C sẽ tốt hơn chứ? Covid-19 không ưa nhiệt độ cao phải không? Tôi xin cảm ơn.
BS. Trương Hữu Khanh trả lời:
Có thể người ta hình dung điều hòa là làm lạnh xuống, nhưng nhiệt độ và độ ẩm là vô cùng quan trọng. Nên khi chúng ta mở điều hòa phải kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm ra sao. Độ ẩm dưới 50% là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Vì vậy, chúng ta nên điều chỉnh để làm sao, nhiệt độ trên 25oC và độ ẩm càng cao càng tốt.
Thói quen của những văn phòng công sở là thích mở điều hòa hay máy lạnh cho thật lạnh, thật mát, nên lời khuyến cáo trên là nhằm mục đích hạn chế thói quen này.
Còn mở cửa thông thoáng là sao? Chúng ta hãy hình dung, trong bầu không khí, 10m2, nồng độ virus sẽ cao hơn, đậm đặc. Khi mở cửa thông thoáng, không khí vào nhà hay vào phòng, ánh nắng vào nhà sẽ làm loãng nồng độ virus đi. Một trong những yếu tố khiến virus tấn công vào cơ thể con người là phụ thuộc vào nồng độ không khí.
Điều này đã được chứng minh ở dịch SARS và MERS rồi.
HOÀ THUẬN (tienphong.vn)
Tại sao TP HCM, Bình Thuận nắng nóng vẫn nhiều người nhiễm nCoV? Chuyên gia truyền nhiễm nhận định dù ngoài trời nóng, việc người ở trong phòng kín và dùng máy lạnh vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho nCoV lây lan. Đặc tính chung của dòng virus corona là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C. Nhiệt độ cao là yếu tố hạn chế hoạt động...