Cẩn thận bị lừa làm lao động khổ sai
Ở các huyện miền núi Nghệ An thời gian gần đây có tình trạng một số người địa phương hoặc từ nơi khác đến rủ rê người lao động vào các tỉnh miền trong làm ăn, nhưng thực chất là đưa vào các bãi vàng bóc lột sức lao động.
Chúng tôi ngược lên bản Cha Hìa, xã Xiêng My (huyện Tương Dương), tìm đến nhà anh Lô Văn Khoa (SN 1981), người vừa trốn thoát từ một bãi vàng ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Anh Khoa mới về nhà được gần một tuần và vẫn chưa hết sự mệt mỏi pha lẫn sự kinh hoàng.
Niềm vui của vợ chồng anh Khoa trong ngày đoàn tụ.
Sa vào địa ngục
Anh Khoa và chị Lộc Thị Bảo (SN 1982) kết hôn năm 2003, đã sinh được 2 cháu là Lô Thị Điệp (SN 2004) và Lô Duy Na (SN 2006). Cuộc sống nhiều khó khăn, bởi vợ chồng anh không có nguồn thu nhập nào khác ngoài nương rẫy. Mấy năm nay thời tiết không thuận, mất mùa liên tục, cuộc sống gia đình càng trở nên khốn khó.
Sau Tết Nguyên đán Tân Mão, một người có tên thường gọi là Bình Dung, ở huyện Con Cuông (Nghệ An) tìm đến rủ anh Khoa vào Quảng Nam làm ăn, công việc chính là xẻ gỗ và có thu nhập cao. Không đắn đo, hôm sau anh Khoa cùng 8 người khác ở bản Cha Hìa (xã Xiêng My) và xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông (nằm sát xã Xiêng My) theo Bình Dung lên xe khách đi thẳng vào hướng Nam.
Video đang HOT
Hơn một ngày thì họ đến thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đến đây, anh Khoa cùng mọi người được bàn giao cho ông chủ có tên là Hằng Liễu. Hằng Liễu cho ô tô chạy gần 1 ngày chở tất cả mọi người đến một bãi làm vàng nằm sâu trong núi. Tại đây, anh Khoa ước tính có khoảng trên 100 người tham gia đào đãi vàng, hầu hết đều là người Nghệ An.
Những “phu vàng” phải làm việc từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm, bất kể nắng hay mưa. Khổ cực là vậy nhưng chủ bãi vàng không trả tiền công cho họ. Ai đòi tiền, bỏ trốn, chủ cho bọn tay chân đánh đập dã man. Làm việc được hơn 1 tháng không có một đồng tiền gửi về quê, anh Khoa lên gặp chủ đòi, nhưng chỉ nhận được những lời hứa suông. Lần khác, anh gặp chủ để xin về liền bị bọn đầu gấu, bảo kê lôi ra bãi vàng dùng gậy gộc đánh đập túi bụi.
Những lời hứa hão
Trước tình cảnh đó, anh Lô Văn Thìn quê xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) và anh Khoa rủ nhau trốn khỏi bãi vàng. Lợi dụng một đêm trời mưa to, hai người băng rừng 3 ngày, 3 đêm. Đói chặt gốc cây rừng để ăn, khát uống nước suối, mệt leo lên cây ngủ…
Tưởng như tuyệt vọng giữa rừng già, may mắn họ gặp một ngôi làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Được dân bản giúp đỡ, chỉ đường, hơn một ngày sau hai anh tìm đến được một bến xe trên Quốc lộ 1A để đón xe về quê.
Chúng tôi mong bà con hết sức cảnh giác với trò lừa đảo này và đề nghị các ngành chức năng tỉnh Nghệ An sớm vào cuộc để nghiêm trị những kẻ lợi dụng sự kém hiểu biết để lừa đảo bà con các dân tộc vùng cao.
Không một xu dính túi, mình mẩy đau ê ẩm, lại không mấy khi rời khỏi bản làng, anh Khoa theo về và lưu lại nhà anh Thìn gần 10 ngày mới liên lạc được với người nhà xuống đón anh về.
Anh Khoa, anh Thìn chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp bị các đối tượng bất nhân lừa đảo đưa vào làm lao động khổ sai ở các bãi vàng.
Tìm hiểu, chúng tôi được biết ở các bản làng vùng sâu, vùng xa ở các huyện Con Cuông và Tương Dương, nhiều người đã trở thành nạn nhân của bọn cò lao động bất nhân.
Anh Vi Văn Kiên – người từng lái xe tuyến Tương Dương-Vinh cho biết: “Những kẻ lừa đảo thường vào các bản rủ rê những người trình độ nhận thức thấp, sau đó tập hợp lại rồi đưa lên xe khách, đến Diễn Châu có xe khác đón sẵn và chở thẳng vào hướng Nam. Nhiều người trong số đó hiện bặt vô âm tín”.
Theo Dân Việt
Ba học sinh bị bán làm lao động khổ sai
Chiều 24.5, cả ba học sinh ở Khánh Hòa mất tích trước đó là Lê Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Duy và Nguyễn Tấn Long đã được lực lượng Cảnh sát thuộc Bộ Công an giải cứu tại một bãi đào thiếc ở Lâm Đồng.
Các em đã được đưa về đến gia đình tại xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa.
Chưa hết mệt mỏi sau chuyến đi 40 ngày khổ sở, em Nguyễn Tấn Long kể lại: Sáng 8.4, Long cùng hai bạn rủ nhau bỏ nhà đi làm. Bắt xe đến Bến xe Miền Đông (TP.Hồ Chí Minh) vào 5 giờ sáng 9.4, vừa xuống xe, ba đứa trẻ đang ngơ ngác chưa biết đi đâu thì một người lái xe ôm trờ tới bảo sẽ chở đi tìm việc làm.
Sau đó, ba em được hai người lái xe ôm chở đến một cây xăng cách Bến xe Miền Đông chừng 1km. Ở đó, một người đàn ông khác xuất hiện, trả cho hai lái xe ôm 300.000 đồng rồi dẫn ba em đến một nhà trọ cách cây xăng chừng 500m nghỉ ngơi.
Hai em Liêm và Long vui mừng sau khi được giải cứu trở về với gia đình.
Khoảng 6 giờ sáng hôm sau, Long, Liêm, Duy được gửi cho một xe khách để đi đến một trung tâm giới thiệu việc làm ở Đà Lạt. Đến 12 giờ đêm, xe mới tới nơi. 8 giờ sáng hôm sau (11.4), một người tên Dũng gọi ba đứa trẻ đi đãi thiếc.
Trung tâm giới thiệu việc làm này đã lập một hợp đồng bàn giao ba "lao động" cho ông chủ bãi khai thác thiếc (trong hợp đồng, tuổi của các em được "đôn" từ 14-15 lên 27). Sau đó, ba đứa trẻ được chở bằng ô tô đến làm việc tại bãi khai thác thiếc của ông chủ tên Hữu ở xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Em Lê Thanh Liêm kể: Chán học, ba đứa tụi cháu rủ nhau đón xe đi làm. Không ngờ bị lừa làm việc quần quật, khiêng đá và đào thiếc tới 11 giờ/ngày. Cả trại có tổng cộng 15 lao động, trong đó có nhiều trẻ em đồng lứa gọi ông bà chủ Hữu bằng "bố, mẹ" và bị quản lý bởi một "đại ca" bặm trợn, xăm trổ đầy mình tên Hoàng.
Quần quật làm suốt 40 ngày nhưng cả ba đứa trẻ không được trả một xu nào. Theo lời kể của các em, lán trại và bãi đào thiếc này chỉ cách UBND xã Đa Nhim chưa tới 1km và cách đường lộ chừng 500m. Không hiểu sao bãi thiếc "địa ngục trần gian" này vẫn tồn tại và hoạt động công khai đến vậy?
Theo Dân Việt
Đầu năm, đi tìm vàng lấy may trên đỉnh Khe Bu Dọc khe Huỗi Nguyên và trên đỉnh Khe Bu, người dân đổ xô đi đào bới. Tại đây, hình ảnh từ người già, trẻ con, giáo viên và ngay cả trưởng bản cũng có mặt để khai thác vàng. Quay trở lại đỉnh Khe Bu, những hình ảnh đập vào mắt là "đại công trường' vàng nhộn nhịp suốt ngày. Trên các dòng...