Cận Tết, loạn giá giò bê, giò gân bò: Chỉ dẫn bà nội trợ cách chọn chuẩn không pha tạp thịt lợn và hóa chất tạo mùi
Hiện nay, để phục vụ Tết Nguyên Đán 2020, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu bán giò bê tươi, giò gân bò với nhiều mức giá khác nhau khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn, lo ngại.
Tới thời điểm này chỉ còn đúng nửa tháng nữa là Tết Nguyên đán 2020, nhiều gia đình đã bắt đầu tìm nơi đặt mua thực phẩm ăn Tết.
Trong đó một trong những thực phẩm được nhiều gia đình Việt tìm mua đó chính là giò bê, giò gân bò.
Theo nhiều khách hàng, trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài giò lụa, giò bò, giò xào, thì giò bê (hay còn gọi là giò me), giò gân bò cũng được nhiều gia đình lựa chọn vì ăn lạ miệng, dễ ăn, ăn không ngấy ngán.
Giò bê (hay còn gọi là giò me), giò gân bò cũng được nhiều gia đình lựa chọn vì ăn lạ miệng, dễ ăn, ăn không ngấy ngán.
Tuy nhiên, trên chợ mạng, ở các hội nhóm bán thực phẩm Tết, giò bê và giò gân bò – một đặc sản nổi tiếng xứ Nghệ đang được nhiều tiểu thương bán với mức giá khác nhau. Có cơ sở bán với giá 330-350 ngàn đồng/kg. Có cơ sở lại bán với giá 230-250 ngàn đồng/kg. Thậm chí có nơi bán với giá 180-190 ngàn đồng/kg… Riêng loại giò gân bò được bán giá từ 290 đến 420 ngàn đồng/kg.
Đặc biệt, tiểu thương nào bán các loại giò bê, giò gân bò trên chợ mạng cũng khẳng định chắc nịch, đây là loại giò truyền thống xưởng nhà họ, được làm 100% từ thịt bê, thịt bò mà không pha tạp nguyên liệu gì.
Tiểu thương Hồng Nguyễn – người bắt đầu bán giò bê, giò gân chia sẻ: “ Nguyên liệu làm món giò bê nhà mình được chọn hoàn toàn từ phần nạc thăn của bê. Sau đó để nguyên miếng to, cắt đủ kích thước dài khoảng 20-23 cm (khoảng 1 gang tay). Ngoài ra là bì bê nguyên miếng và các loại gia vị như nước mắm nguyên chất, hạt nêm, mỳ chính, tiêu hạt to, quả ngức”.
Video đang HOT
Giò gân bò rất được yêu thích trong dịp Tết.
Giò bê.
Tương tự vậy, ngoài giò bê, xưởng nhà chị Hồng Nguyễn còn có loại giò bò gân. Đây là loại giò đặc biệt dành riêng đợt Tết. Các món giò nhà chị Hồng Nguyễn đều cam kết ngon, ít mỡ, vừa ăn. Đặc biệt giò bò gân thị sần sật của gân bò, bé thơm của thịt và các loại gia vị đi kèm, giò bê thì chặt thịt và thơm nức mũi.
Hiện, giò gân bò được chị Hồng bán với giá 350 ngàn đồng/kg; giò bê được bán giá 290 ngàn đồng/kg.
Người tiêu dùng cẩn thận giò bê, giò gân bò được làm từ thịt lợn
Theo những tiểu thương bán giò bê, giò gân bò thì nếu ham rẻ và không sành mua loại giò này, người tiêu dùng có thể mua phải giò bê, giò gân bò được làm từ… thịt lợn và các chất phụ gia.
1 tiểu thương bán giò bê trên chợ mạng nhưng xin giấu tên tiết lộ: “2 loại giò này thường được bán chủ yếu vào dịp Tết. Tuy nhiên giá 1kg giò cũng phải khoảng 270 ngàn trở lên mới tạm yên tâm về chất lượng. Bởi giá mua thịt bò bê rẻ nhất cũng đã 200 ngàn đồng/kg rồi. Không hiểu sao lại có giò bê, giò gân bán giá rẻ hơn được. Tôi tin chắc họ quảng cáo là giò bê, giò gân bò nhưng chắc chắn được làm từ thịt lợn hoặc pha tạp. Lớp bì bên ngoài cũng là da lợn xay nhỏ. Nói chung, họ chỉ thêm hương vị nữa là có mùi thịt bò, thịt bê”.
Người này cũng cho biết, thực chất giò bê, giò gân bò có rất nhiều loại. Nếu muốn giò bê thật giá phải từ 270 ngàn đồng/kg trở lên mới đúng.
Cách chọn giò bê, giò gân bò đúng chuẩn:
- Giò bê, giò gân bò sau khi cắt khúc có màu thịt chín hồng, không có màu mốc xám, màu lạ. Đặc biệt lớp bì bê tạo thành lớp màng trong hoặc vàng hoặc nâu cánh gián. Nếu kéo ra lớp bì này và cho vào nước nóng sẽ bị tan ra nhanh chóng.
- Khi ngửi giò sẽ thấy mùi thơm ngào ngạt của thịt bê non trộn lẫn với hạt tiêu. Ngoài ra không có mùi lạ hoặc mùi mốc, mùi thiu báo hiệu giò bị hỏng.
- Khi ăn giò bê sẽ cảm nhận được vị thơm ngọt của thịt bê, cay của hạt tiêu, đậm đà của gia vị, giòn mềm, không dai giòn bất thường, không bị bã, bở.
Theo Helino
Giò xào - dễ ăn khó làm
Không biết món giò xào hay còn gọi là giò thủ có từ bao giờ. Trước đây, khi mọi thứ còn thiếu thốn, thì giò xào chỉ xuất hiện vào những ngày Tết chứ ngày thường chẳng có bao giờ.
Mâm cỗ Tết đương nhiên phải có thêm đĩa giò xào ngoài những canh măng, canh miến, canh bóng, giò lụa hay thịt đông...
Cầu kỳ từ khâu chế biến
Thực ra, giò xào phải ăn vào mùa Đông. Vì trời lạnh, chất keo trong bì lợn mới tạo nên độ kết dính khi gói những tai lợn, mũi lợn, mộc nhĩ lại với nhau. Chứ mùa hè, thời chưa có tủ lạnh, thì có bó chặt như thế nào đi nữa nhưng đến khi cắt ra ăn cũng vẫn mỗi thứ một mảnh không thể thành giò được.
Vào những ngày cuối năm, các gia đình có điều kiện thường mổ lợn ăn Tết, có khi dăm nhà trong xóm cùng chung nhau một con. Lợn mổ ra, tim, gan, lòng, dạ dày thường được "ưu tiên" sử dụng trước, tức là trưa hôm đó thế nào cũng phải có bữa lòng lợn hay cháo lòng. Phần thịt mông lợn khi vừa mổ còn nóng hổi được đem đi giã làm giò. Các phần khác của con lợn thì tuỳ theo nhu cầu mà làm món nọ, món kia. Thịt ba chỉ nguyên tảng được ướp mắm, muối, hạt tiêu... rồi cuộn thật chặt, bó lại như bó giò đem ninh mềm. Đến khi ăn cắt ra từng khoanh như khoanh giò, nhiều nơi gọi là giò đông, nó tương tự như giò me của Nghệ An. Chất keo trong bì tan ra, gặp trời lạnh đông cứng lại như miếng thạch. Cứ chấm miếng giò đông với hạt tiêu, nước mắm mà ăn với cơm gạo Tám, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết cả nồi cơm.
Phần thịt thủ của con lợn làm được nhiều món, nhưng trong những ngày Tết, sự lựa chọn duy nhất là làm giò xào. Giò xào nhất thiết phải có tai, mũi, má lợn, những phần còn lại như là lưỡi hay thịt chân giò thì có cũng được, không có cũng chẳng sao. Làm giò xào tưởng dễ mà lại không dễ. Tai lợn ngoài việc phải làm lông thật sạch thì rửa sao cho hết mùi hôi đòi hỏi phải có bí quyết. Chứ nếu không thì không thể ăn nổi vì hôi. Thông thường, khi đã cạo sạch chất bẩn phải bóp với dấm, muối, độ vài lần rồi rửa sạch. Có người không rửa bằng dấm mà tẩy bằng rượu thì cũng được.
Giò xào phải gói bằng lá chuối mới thơm và ngon. Ngoài ra phải gói khi thịt còn nóng già, hơi nóng của thịt làm se mặt lá chuối và mùi lá mới ngấm vào trong miếng giò. Trước đó, lá chuối cần phải rửa sạch, hơ qua lửa cho héo để có độ dẻo mà không giòn, gẫy.
Mũi, má lợn thì đơn giản hơn, chỉ cần làm sạch lông rồi bóp qua dấm, muối một lần là xong. Nếu món giò xào có thêm lưỡi thì phải thêm công đoạn làm sạch lưỡi nữa. Nước đun sôi 100 độ rồi thả lưỡi vào, phần màng trắng của lưỡi gặp nhiệt sẽ sùi lên. Lúc đó mới nhấc lưỡi ra, rửa qua bằng nước lạnh cho đỡ nóng rồi dùng dao sắc cạo sạch màng trắng đi. Tiếp đến, mộc nhĩ ngâm nở, cắt chân rửa sạch thái nhỏ. Bây giờ, có nhiều người hay cho nấm hương vào giò xào hay thịt đông, nhưng nếu làm theo lối cũ thì không ai cho nấm hương cả, dù nó thơm, bởi lẽ nếu cho nấm sẽ nhanh thiu và không để được lâu.
Giò xào đương nhiên phải thái nhỏ rồi mới xào. Có người thái sống, nhưng bì lợn dày, thái được dăm cân thịt làm giò cơ bản là rất mệt, dù dao có sắc đến đâu. Chính vì thế, để nhàn hơn thì luộc qua thịt thủ, luộc chỉ đủ chín đến 5 phần là vớt ra, rửa sạch và thái. Sau khi thái miếng vừa ăn cả tai, mũi, má, lưỡi lợn thì đến công đoạn ướp. Giò xào buộc phải ướp bằng nước mắm ngon, không phải là ướp thứ nước mắm công nghiệp loại bán đầy ngoài siêu thị mà thơm được. Hạt tiêu cần có 2 loại, một là tiêu bột, hai là tiêu hạt. Sau khi ướp được dăm tiếng thì đưa lên bếp, thêm một chút mỡ nước để khỏi sát đáy nổi. Cứ khoảng 5 phần thịt thì bỏ 2 phần mộc nhĩ. Xào đều tay trên bếp nhỏ lửa, đến khi thịt chín, thơm và keo lại là được. Bây giờ mới đến công đoạn cần sự khéo tay của người đầu bếp.
Món ăn đong đầy ký ức
Giò xào phải gói bằng lá chuối mới thơm và ngon. Ngoài ra phải gói khi thịt còn nóng già, hơi nóng của thịt làm se mặt lá chuối và mùi lá mới ngấm vào trong miếng giò. Trước đó, lá chuối cần phải rửa sạch, hơ qua lửa cho héo để có độ dẻo mà không giòn, gẫy. Xưa ở trong mỗi xóm hay dòng họ thường có dăm bảy "hảo thủ" gói giò xào. Giò được gói và nén chắc tay mà chẳng cần khuôn, 10 cái giò gói ra bằng nhau chằn chặn, miếng giò chắc nịch, giòn tan.
Lá chuối tươi rửa sạch đã hơ qua lửa được lót vào lòng khuôn. Nhân giò xúc đổ vào từng thìa lớn, dùng lòng thìa hoặc lấy chày gỗ nén thật chặt. Cứ vừa xúc nhân giò vừa nén đều chắc tay như thế, vừa hết chiều dài của khuôn giò thì gấp lá chuối lại, tạo thành nắp đậy thật dày. Bây giờ, dù là ở một ngôi làng cổ ven hồ Tây đi chăng nữa thì tìm đỏ mắt cũng chẳng được cây chuối nào mà rọc lá ra làm giò.
Muốn có lá chuối thì phải đặt mua. Thế nhưng, cái khó ló cái khôn, hàng loại khuôn làm giò xào bằng inox ra đời. Giá bán cũng rẻ lắm, khuôn độ 1kg thì đâu chỉ 100 nghìn đồng là cùng. Người làm giò nhàn hơn, cứ chốt một đầu khuôn lại rồi đổ thịt vào, ấn làm sao cho thật chặt rồi chờ giò nguội là có thể lấy ra khỏi khuôn. Nhiều người bây giờ làm giò, đến tận khi lấy cây giò ra khỏi khuôn mới bọc lá chuối. Như thế thực ra là một cách để "an ủi" mà thôi chứ còn lúc này mới bọc lá thì còn tác dụng gì nữa.
Sáng tạo "siêu phàm" nhất của người dân Hà Nội trong thời gian chưa "phát minh" ra khuôn làm giò xào là... nhét. Cô bạn tôi cắt phăng phần đầu của chai Lavie loại 1,5 lít, nhồi giò vào đấy, vậy mà lúc cắt cũng ra dáng giò tròn trịa lắm. Cây giò xào nén chặt tay khi cắt ra lát giò mịn màng, không bị vỡ, còn nguyên khối. Thấy rõ hoa văn đường nét của các nguyên liệu. Nào là màu hồng nhạt của lưỡi lợn, đường sụn trắng của tai, bì lợn trong trong, nấm hương nâu sẫm, mộc nhĩ đen óng, lấm tấm hạt tiêu.
Miếng giò cắt ra nổi vị thơm của hành, của nấm, của thịt ngấm đều nước mắm tiêu sọ. Ăn với xôi trắng hoặc cơm dẻo đều hợp. Thêm đĩa dưa chua và bát nước chấm cắt mấy khoanh ớt sừng, thế là quên hết cả cánh tay mỏi nhừ vì thái, vì xào hôm trước. Cũng không còn càm ràm vì mùi xào giò nồng vị nước mắm vẫn luẩn quẩn trong bếp, vấn vương lên đầu tóc, áo quần. Để rồi vài tháng sau, không cần đợi Tết đến lại tự làm cái giò xào treo tòng teng trong bếp.
Theo Anninhthudo
Cách làm giò lụa đơn giản mà ngon Giò lụa từ lâu là một món ăn quen thuộc trong mâm cơm gia đình cũng như các dịp lễ Tết của người Việt. Để làm giò lụa mịn và thơm ngon như ngoài hàng cũng không hề khó đâu nhé. Với những bước làm đơn giản sau của Homnayangi.vn chắc chắn bạn sẽ có một món ăn hết ý... Nguyên liệu làm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp

Những món đồ trong phòng ngủ đừng phí tiền đầu tư

Nên sơn tường hay dùng giấy dán tường để tiết kiệm?

Cách bố trí nội thất phòng khách có diện tích hẹp thêm thông thoáng, rộng rãi

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái

Lợi ích và tác dụng phong thủy khi đặt gương trong phòng khách

4 loại giường không nên mua dù thích đến mấy

Tôi khuyên bạn đừng móc ví mua 5 thứ này, cảm giác hối hận là điều sớm muộn

5 sai lầm thường gặp khi làm nhà khiến bạn vừa tốn tiền vừa hỏng cả tổ ấm

Cô gái 28 tuổi biến căn nhà cũ thành tổ ấm phong cách phương Tây khiến cư dân mạng phát sốt: "Sân vườn như mơ, ai cũng muốn sống ở đó"

Chồng mang về nhà 7 món đồ: Lúc đầu tôi chê "dở hơi", giờ phải thốt lên "anh đỉnh phết...!"

Cận cảnh ngôi nhà xoay 360 độ đang gây sốt của người đàn ông ở Đắk Lắk
Có thể bạn quan tâm

Hòa Minzy chi trăm triệu tặng quà trợ lý, biểu cảm ra sao mà khiến CĐM rần trời?
Sao việt
15:52:39 19/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh 'đã nóng', bị đoàn làm phim bỏ quên trên núi, im lặng phục thù?
Sao châu á
15:42:14 19/05/2025
Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
EU kêu gọi khép lại 'chương Brexit', thúc đẩy hợp tác an ninh với Anh
Thế giới
15:27:13 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Nam chính 'Resident Playbook' bị chỉ trích vì ngoại hình
Hậu trường phim
14:59:46 19/05/2025
Tống Đông Khuê được Trấn Thành chấm làm em rể, bị tình cũ tố đòi tiền tỷ, là ai?
Netizen
14:58:15 19/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Bà Liên hứa thay đổi tâm tính
Phim việt
14:51:44 19/05/2025
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
Thế giới số
14:37:15 19/05/2025
Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu
Nhạc việt
14:04:15 19/05/2025