Cận Tết, hacker gia tăng lừa đảo các giao dịch ngân hàng, ví điện tử
Theo các chuyên gia, lợi dụng thời gian cận Tết nguyên đán 2021 nhu cầu giao dịch, thanh toán trực tuyến, tặng quà hoặc lì xì online tăng mạnh, nhiều nhóm hacker đang gia tăng hoạt động lừa đảo nhắm vào người dùng các dịch vụ banking, ví điện tử.
Hệ thống giám sát của CyRadar mới đây đã phát hiện 2 địa chỉ IP của máy chủ được sử dụng vào mục đích đặt các website lừa đảo người dùng các ngân hàng, ví điện tử.
Phát hiện 2 ổ nhóm tấn công lừa đảo trực tuyến
Chiều ngày 3/2, Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar đã phát đi cảnh báo về 2 ổ nhóm tấn công lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng của 27 ngân hàng và các ví điện tử.
Cụ thể, theo chuyên gia CyRadar Dương Thanh Hải, thời gian gần đây hệ thống giám sát của đơn vị này đã phát hiện 2 địa chỉ IP của máy chủ (server) được sử dụng vào mục đích đặt các website lừa đảo. Chỉ tính riêng từ tháng 1/2021 cho đến nay, đã có 180 tên miền mạo danh được trỏ vào 2 cụm máy chủ này.
Tạo ra các trang giả mạo ngân hàng, hacker lừa người dùng truy nhập tài khoản trên trang này để đánh cắp mật khẩu.
Phân tích của các chuyên gia CyRadar chỉ rõ, cụm máy chủ độc hại thứ nhất có địa chỉ IP “193[.]abc[.]xyz[.]41″ đặt nhiều website có tên miền mạo các ngân hàng MBBank, Techcombank, đơn cử như: mbtk-bank[.]com, mbho-bank[.]com, mbmaybank[.]com, techvncom-bank[.]com, vntechcombank[.]com, techcomvn-bank[.]com, vn-techcombank[.]com…
Video đang HOT
Người dùng các ví điện tử cũng là những đối tượng mà các hacker nhắm đến.
Với cụm máy chủ có địa chỉ IP “167[.]abc[.]xyz[.]51″, cụm máy chủ độc hại này nhắm đến nhiều ngân hàng, các ví điện tử, với các tên miền giả mạo như: hosomat2021[.]com, xacnhangiaodich165[.]com, giaisukien2021[.]com, tranggiaiviet2021[.]com, thutucvayvonvn[.]com, tracuutheonline[.]com, giaitang168[.]com, tinquathang2[.]com, traoquafb2022[.]com, hosovn2021[.]com, gamezingvn[.]com, hethongbank[.]com, yvtcvn[.]com, quanammoi2021[.]com, tinthuongthang2[.]com, inthuongthang2[.]com, traothu2021[.]com, giaitang2021[.]com, traoquaxe09[.]com, traoquaxe78[.]com, vtcpayvn[.]com, sukienxuan2021[.]com, trunggiai2021[.]com, xacminhgiaodich[.]com, xuan2021[.]com, mualegiai2021[.]com, legiaivang365[.]com, phanqua2021[.]com, trianthang2[.]com…
Ngoài các ví điện tử, các tên miền lừa đảo chủ yếu tập trung vào mạo danh 27 ngân hàng tại Việt Nam.
Các tên miền lừa đảo chủ yếu tập trung vào mạo danh 27 ngân hàng tại Việt Nam, bên cạnh đó là các ví điện tử phổ biến. Ngoài ra, còn có một số tên miền lừa đảo nhằm vào người dùng mạng xã hội, game thủ…
“Nhiều website còn đang trong quá trình xây dựng, hoặc tội phạm mạng mới trỏ tên miền về máy chủ này và chuẩn bị cho các chiến dịch lừa đảo trong tương lai cũng đã được phát hiện”, chuyên gia CyRadar thông tin thêm.
Các chuyên gia cũng đưa ra nhận định, lợi dụng thời gian cận Tết nguyên đán Kỷ Sửu 2021 nhu cầu giao dịch, thanh toán trực tuyến, tặng quà hoặc lì xì online gia tăng, các nhóm tội phạm mạng đang gia tăng mạnh các chiến dịch lừa đảo trực tuyến nhắm đến người sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ví điện tử.
Người dùng cần làm gì để phòng tránh?
Trước đó, vào cuối tháng 12/2020, các chuyên gia Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã dự báo một trong năm xu hướng tấn công mạng nổi bật của năm 2021 là tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng về cả số lượng và phương thức.
Một trong những lý do để các chuyên gia đưa ra dự đoán trên là bởi diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, các đối tượng xấu đã và sẽ cố gắng lợi dụng lượng lớn thông tin liên quan đến vắc-xin, phản ứng của chính phủ và các tổ chức, các tác động lâu dài khác của đại dịch để thực hiện hành vi tấn công trực tuyến. Bên cạnh đó, xu hướng làm việc online cũng làm tăng khả năng người dùng có thể bị tiếp cận những mối đe dọa trên không gian mạng.
Chuyên gia dự báo 5 xu hướng tấn công mạng nổi bật trong năm 2021
Thực tế, lợi dụng nhận thức còn hạn chế của nhiều người dùng, tấn công lừa đảo trực tuyến (Phishing) những năm gần đây luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 3 loại hình tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gồm tấn công lừa đảo, tấn công thay đổi giao diện (Deface) và tấn công cài mã độc (Malware).
Theo số liệu của Bộ TT&TT, trong năm 2020, hệ thống của Trung tâm NCSC đã ghi nhận 5.168 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, trong đó nhiều nhất là các cuộc tấn công Phishing, với 1.778 cuộc.
Để phòng tránh các thiệt hại gây ra bởi tấn công lừa đảo trực tuyến, các chuyên gia khuyến nghị người dùng không click vào những link bất thường; trước khi điền mật khẩu phải kiểm tra kỹ địa chỉ trang web.
Cùng với đó, người dùng cũng cần thiết lập thêm mã OTP cho các tài khoản email, mạng xã hội, tài khoản ngân hàng…; đồng thời trang bị phần mềm security phù hợp bảo vệ máy tính và điện thoại của mình.
Trong chia sẻ tại phiên tọa đàm của hội thảo “An toàn thông tin: Những thách thức và con đường phía trước” được Cục An toàn thông tin và Công ty VSEC tổ chức ngày 27/1 vừa qua, đề cập đến đối tượng bị hacker nhắm đến nhiều nhất, đại diện VSEC cho rằng, những dữ liệu có giá trị về mặt thông tin và tài chính luôn là con mồi béo bở của hacker. Trong đó, tiêu biểu về giá trị tài chính là khối tài chính – ngân hàng và các công ty Fintech (công nghệ tài chính). Khối tài chính – ngân hàng thì vấn đề an toàn thông tin tuy đã nhận được sự quan tâm đúng mức nhưng tần suất tấn công vẫn liên tục gia tăng do giá trị nó mang lại. Hơn thế, khối Fintech đang đối mặt với nhiều rủi ro bởi Fintech có thiên hướng phát triển nhanh, phát triển nóng, việc để ý cho phần hạ tầng, vận hành và an toàn thông tin có thể dễ bị bỏ ngỏ. Ngoài ra, Fintech có số lượng thông tin khách hàng lớn, thông thường số lượng lên đến hàng triệu, do đó nếu có sự cố thì giá trị mất đi thật sự khổng lồ.
Các hacker có thể kiếm được 120.000 USD từ phi vụ lừa đảo lịch sử qua Twitter
Trong vòng vài giờ sau khi các dòng tweet lừa đảo được đăng tải, đã có hàng trăm giao dịch chuyển tiền đến địa chỉ ví bitcoin được nhắc đến trong các dòng tweet, tương đương với số tiền khoảng 120.000 USD.
Hậu quả của việc hàng loạt tài khoản Twitter của nhiều tỷ phú cũng như các chính trị gia danh tiếng bị hack dường như đã mang lại cho những kẻ lừa đảo bitcoin một khoản tiền đáng kể. Các thống kê ban đầu cho thấy số bitcoin trị giá khoảng 120.000 USD đã được chuyển cho những kẻ lừa đảo này.
Trước đó, các hacker đã chiếm quyền điều khiển tài khoản Twitter của hàng loạt nhân vật và công ty nổi tiếng trên thế giới, bao gồm Barack Obama, Joe Biden, Jeff Bezos, Bill Gates, Elon Musk, Kanye West, Michael Bloomberg, Apple, Uber cũng như của nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa khác.
Dòng tweet lừa đảo đăng lên từ tài khoản Twitter của ông Elon Musk.
Các tài khoản bị tấn công đã đăng tải các dòng tweet cho biết họ sẽ nhân đôi số tiền cho bất kỳ ai gửi tiền cho mình thông qua địa chỉ ví bitcoin. Tất nhiên, sau khi các nạn nhân đã chuyển tiền cho chúng xong, sẽ chẳng có khoản tiền nào được chuyển trả lại cho họ.
Thế nhưng, các bản ghi trên chuỗi blockchain cho thấy đã có hàng trăm người mắc vào trò lừa khi chúng được đăng tải bởi những người quá nổi tiếng - địa chỉ ví bitcoin được đăng kèm với dòng tweet đã có hơn 350 giao dịch gửi tiền đến chỉ trong vòng vài giờ. Trang Business Insider đã xác định được có ít nhất 3 ví bitcoin được nhắc đến trong những tài khoản bị hack, nhưng vẫn chưa rõ đây có phải là các tài khoản duy nhất nhận được tiền hay không.
Bên cạnh đó, không phải mọi giao dịch chuyển tiền đến các ví bitcoin này là hậu quả từ trò lừa trên Twitter vừa qua. Hacker cũng thường cố tình chuyển tiền đến các ví tiền mã hóa này trước khi tiến hành lừa đảo để làm chúng có vẻ hợp lệ hơn, vì vậy, số tiền trong ví có thể còn lớn hơn cả số tiền mà trò lừa đảo này mang lại.
Do đặc tính ẩn danh của tiền mã hóa, thật khó để xác định các hacker cuối cùng đã kiếm được bao nhiêu tiền từ cuộc tấn công lừa đảo vừa qua.
Không lâu sau khi cuộc tấn công diễn ra, một trong những động thái được Twitter thực hiện nhằm hạn chế hậu quả của hoạt động lừa đảo này là tạm dừng việc đăng tải tweet của các tài khoản "tích xanh" - hay đã được xác thực. Điều này có nghĩa là không chỉ các tài khoản bị hack, ngay cả nhiều tài khoản quan trọng của các chính phủ và các dịch vụ khẩn cấp cũng tạm thời không thể nhắn tin.
Đầu số Sacombank tiếp tục gửi tin nhắn lừa đảo Sau gần 2 tuần xảy ra vụ lừa đảo đầu tiên, những tin nhắn chứa liên kết lừa đảo vẫn tiếp tục được gửi đến khách hàng từ đầu số của Sacombank. Ngày 31/1, nhiều người dùng cho biết họ nhận được tin nhắn với nội dung: "Phát hiện tài khoản của bạn đăng nhập vùng bất thường, vui lòng đăng nhập https://vn-sacombank.com...