Cạn tàu ráo máng khi chia tay
Tình yêu rất cần sự tôn trọng để khi không còn yêu thương, 2 người vẫn có thể là bạn của nhau.
“Trời ơi, ăn thì cũng đã ăn rồi, yêu thì cũng yêu rồi, biết làm sao đây?”- N.T, đang học năm 4 một trường đại học tại TP HCM, than vãn trên một diễn đàn dành cho sinh viên khi nhận được tin nhắn của cô người người yêu cũ đòi 1,5 triệu đồng tiền cơm.
Món nợ khó ngờ
Khi còn là sinh viên năm 2, N.T quen H., học cùng trường nhưng khác khoa. H. ở trọ nên có điều kiện nấu nướng, 2 người quyết định nấu ăn chung. Quen nhau được gần 2 năm thì nhiều mâu thuẫn, đường ai nấy đi.
Tưởng chuyện đã hết, mới đây, N.T nhận được tin nhắn của H: “Em đang đang cần tiền mua laptop. Trong 1 năm rưỡi nấu cơm nước, cho em nhận 1,5 triệu đồng”. N.T than thở: “Lúc nấu ăn chung, khi nào rảnh thì cô ấy mua; lúc rảnh, tôi đi mua chứ có khi nào tính tiền anh, tiền em? Khi có tiền, tôi còn sắm cả điện thoại, nệm… cho cô ấy nữa. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện phải đòi hoặc trả lại cái gì”.
Vân Anh – hướng dẫn viên một công ty du lịch tại quận 3, TP HCM – kể câu chuyện “bị đòi nợ” của cô không kém phần ly kỳ. Khi còn học năm 3 đại học, Vân Anh quen với một người đã đi làm, có thu nhập ổn định. Chính vì thế, quà tặng của cô vào các ngày lễ, Tết bao giờ cũng nổi bật hơn các bạn: Khi thì con gấu bông to đùng, lúc là cái váy xinh xinh hay chiếc túi rất thời trang. Thỉnh thoảng, bạn bè tổ chức họp mặt, ăn uống ngoài trời, Vân Anh cũng được người yêu bao trọn gói.
Xác định yêu là cưới, đến năm 4, Vân Anh đưa người yêu về ra mắt gia đình. Anh ta mua rất nhiều quà cáp cho gia đình cô. Khỏi phải nói Vân Anh sung sướng đến mức nào khi có người yêu biết chiều chuộng, quan tâm.
“Thế nhưng, khi đường ai nấy đi, anh ta quay ngoắt, nhắn tin đòi tiền. Tôi hỏi bao nhiêu, anh ta nói ngay 4 triệu đồng. Đem 4 triệu đồng trả cho anh ta xong, tôi thấy mình may mắn. Nếu lỡ lấy anh ta thì không biết cuộc đời tôi sẽ ra sao?” – Vân Anh ngán ngẩm.
Video đang HOT
Oán hận, bêu riếu cay độc
Với thời đại công nghệ thông tin, chuyện tình yêu dường như không còn của riêng 2 người mà là chuyện của mọi người. Một câu nhận xét, một lời khen chê vừa đưa lên mạng, lập tức có hàng chục, hàng trăm người theo dõi.
Nói xấu người yêu sau khi chia tay là điều mà nhiều bạn trẻ mắc phải. Khi yêu nhau, cái gì của người yêu cũng đẹp, cũng lấp lánh. Khi hết yêu, mọi thứ trở nên tồi tệ. (ảnh minh họa)
Mới đây, cộng đồng mạng dậy sóng khi một cô gái viết trên Facebook của mình: “Thời đại này còn có người cầm 100k (100.000 đồng) đi gặp bạn gái”. Sau ý kiến này, lập tức có hàng trăm người “nhảy” vào cho rằng anh kia keo kiệt, “ki bo”. Tuy nhiên, cũng có người bảo thời đại văn minh, nam nữ bình quyền thì tại sao nữ không trả tiền được mà chỉ có nam? Rồi 2 nhân vật chính trong câu chuyện thi nhau đăng đàng kể lể, bình luận, mắng chửi nhau, kéo theo rất nhiều bạn bè vào cuộc chiến của họ.
Nói xấu người yêu sau khi chia tay là điều mà nhiều bạn trẻ mắc phải. Khi yêu nhau, cái gì của người yêu cũng đẹp, cũng lấp lánh. Khi hết yêu, mọi thứ trở nên tồi tệ.
Mới đây, bạn bè của H.O – nhân viên một công ty mỹ phẩm tại quận 1, TP HCM – ngỡ ngàng khi thấy cô ghi những dòng tâm sự cay đắng trên trang cá nhân của mình. Mọi chuyện xảy ra từ khi H.O và dự án “góp gạo thổi cơm chung” cùng người yêu tan vỡ. Chẳng biết lý do tại ai nhưng H.O cứ vật vã, than thở, thậm chí đòi tự tử để người yêu trở lại. Mong muốn không thành, cô đâm ra oán hận, bêu riếu người yêu cũ với nhiều lời lẽ cay độc. Bạn bè chỉ biết lắc đầu vì khuyên giải thế nào, H.O cũng không nghe.
Theo VNE
Bi kịch chuyện 'ly hôn non'
Mỗi khi có đôi vợ chồng đang mâu thuẫn gay gắt tìm đến nhờ tư vấn, tôi thường hỏi: "Lúc lấy nhau giữa anh chị có tình yêu không?"
Hầu hết đều trả lời có. Vậy tình yêu ấy đâu rồi? Phải chăng nó đã tàn lụi dần trong hành trình hôn nhân vì thiếu sự chăm sóc?
Chuyện đâu có nhỏ
Có lần tôi hỏi một anh bạn trẻ lâu ngày không gặp rằng chuyện vợ con thế nào, anh ta cười thản nhiên: "Chúng em ly hôn hai tháng rồi!" Tôi thật sự ngạc nhiên vì mới đi dự đám cưới họ cách đấy vài năm. Thấy vẻ sửng sốt của tôi, anh ta cười vô tư: "Chuyện nhỏ mà, không hợp thì giải tán, sống thêm làm gì cho khổ". Có lẽ người đàn ông trẻ này không biết sự tan vỡ một cuộc hôn nhân không bao giờ là chuyện nhỏ. Nó còn liên quan đến những thành viên mở rộng của gia đình, khiến những người thân của họ cũng đau lòng.
Tôi có một ông bạn già, chỉ sau vài tháng không gặp mà tóc đang đen chuyển thành bạc. Hỏi sao tóc bạc nhanh thế, ông thở dài: "Buồn lắm, mất ngủ triền miên". Hỏi ra mới biết, ông có hai con, một trai một gái, đều đã xây dựng gia đình, nhưng chưa được ba năm thì cả hai đều ly hôn, để lại mấy đứa cháu ngơ ngác.
Sau khi hôn nhân tan vỡ, việc "đi bước nữa" đối với phụ nữnước ta gặp rất nhiều trở ngại, nên hầu hết họ trở thành bà mẹ đơn thân. Nhìn trên bình diện xã hội, làn sóng ly hôn đang gây hệ luỵ cho không ít người, đáng thương nhất là những đứa trẻ bỗng nhiên "mất" cha hoặc mẹ.
Một vị thẩm phán từng xử nhiều vụ ly hôn ở Hà Nội cho biết, tỷ lệ những cuộc "ly hôn xanh", tức chỉ mới kết hôn độ ba năm trở lại, tan vỡ do bi kịch thực sự chiếm không đến 20%. Còn lại là những đôi tan vỡ một cách đáng tiếc, có khi chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, thậm chí do trong cơn tức giận họ thách nhau làm đơn ly hôn. Một anh làm nghề lái ôtô cho sếp, do công ty làm ăn thua lỗ nên thất nghiệp. Buổi tối ngồi buồn, anh hay cùng mấy ông bạn đánh cờ đến khuya. Một hôm anh ta về nhà hơi muộn, bấm chuông mãi vợ không mở cửa, anh ta giận quá đập cửa thình thình, vợ bất đắc dĩ phải ra mở. Vừa thấy vợ, anh ta thẳng tay tát luôn một cái. Người vợ uất quá, rút điện thoại gọi taxi đưa con về nhà mẹ ruột. Từ hôm đó, hai bên cãi nhau qua điện thoại. Được gần chục hôm thì họ thách nhau làm đơn ly hôn, đưa ra toà. Toà hoà giải hai, ba lần nhưng cả hai đều cho mình đúng, không ai nhường ai, cuối cùng đành xử thuận tình ly hôn, đứa con ở với mẹ. Bây giờ nhớ con, cứ buổi chiều là anh chồng lảng vảng gần nhà vợ, đứng nấp sau gốc cây nhìn con từ xa.
Một vị thẩm phán từng xử nhiều vụ ly hôn ở Hà Nội cho biết, tỷ lệ những cuộc "ly hôn xanh", tức chỉ mới kết hôn độ ba năm trở lại, tan vỡ do bi kịch thực sự chiếm không đến 20%. (ảnh minh họa)
Sau nhiều năm làm tư vấn hôn nhân, tôi nhận ra có những đôi ly hôn nhưng trong lòng họ tình yêu chưa phải đã hết. Chỉ vì cái tôi mỗi người quá cao, họ cho là chỉ ly hôn mới... trừng phạt được đối phương. Trong đa số trường hợp, nếu họ có những kiến thức cơ bản về kỹ năng hàn gắn hôn nhân hoặc được một người hiểu biết thực lòng giúp đỡ, rất nhiều khả năng tránh được đổ vỡ.
Bên nào thắng con cái đều bại
Trước hết phải xác định, cuộc chiến trong gia đình không cần dẫn tới thắng thua. Bởi vì giá của chiến thắng là gì: phải chăng đó là kẻ bại trận không muốn chung sống với bạn nữa? Càng thất bại ê chề bao nhiêu thì họ càng không muốn tiếp tục sống trong nỗi nhục nhã bấy nhiêu. Nếu mục đích của bạn không phải là đường ai nấy đi thì bạn đừng giành chiến thắng bằng mọi giá.
Nếu chia tay và đi lấy người khác, nhưng phương pháp chung sống không thay đổi và không có kỹ năng hàn gắn khi xảy ra xung đột, thì có gì đảm bảo bạn sẽ không đi vào vết xe đổ? Đó là chưa kể cuộc hôn nhân sau có thể lắm sóng gió hơn vì chuyện con chung, con riêng... Nên chăng, hãy tìm cách khôi phục cuộc hôn nhân của bạn khi ngọn lửa tình yêu tưởng đã tắt hoàn toàn. Biết đâu dưới lớp tro tàn kia, nó vẫn âm ỉ cháy. Nếu nhen lại được ngọn lửa ấy, sẽ tránh bao đau đớn cho mình và cho người thân, nhất là những đứa con của bạn khỏi phải hứng chịu một tai hoạ lớn trong đời.
Tha thứ và quên đi là những kỹ năng cơ bản phải có nếu muốn hàn gắn hôn nhân. Nhiều khi trừng phạt không kết quả, nhưng tha thứ lại có sức mạnh cảm hoá đến không ngờ. Đôi khi kẻ có lỗi tỏ ra lì lợm, ngang bướng, chống trả quyết liệt, nhưng trước sự bao dung, độ lượng của người kia, họ thay đổi hoàn toàn, tình yêu không những không tàn lụi mà còn hồi phục và thậm chí mạnh mẽ hơn. Khi con người biết ân hận và cảm động trước sự rộng lượng, họ có thể làm tất cả để đáp lại. Nhất là sau khi người ta nhìn thấy những lỗ hổng của hôn nhân và cùng tìm mọi cách khắc phục.
Theo VNE
Đã ly hôn, lại muốn quay về... Chúng tôi đã ly hôn 3 năm nhưng vẫn sống chung nhà vì hai bên đều khó khăn, chưa thể thực hiện phán quyết của tòa án về việc phân chia tài sản. Chúng tôi có một con chung 8 tuổi đang sống với mẹ. Hằng ngày, anh vẫn qua thăm con hoặc đưa đón cháu mỗi khi mẹ bận việc. Từ khi...