Cần sớm khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế
“Chúng ta đã có chính nghĩa, đó là sự phù hợp luật pháp quốc tế và đây là sức mạnh lớn nhất”.
Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS luật sư Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế, khẳng định, điểm yếu nhất của Trung Quốc là căn cứ pháp lý, do đó cần đưa vụ việc ra Liên Hợp Quốc, sớm khởi kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế.
Ông Nguyễn Bá Diến nói:
Theo chúng tôi, việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam là bước tiếp nối để thực hiện kế hoạch độc chiếm biển Đông. Đây là mục tiêu được “lập trình” từ khi có nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho đến bây giờ, đó là đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường, trở thành “ông chủ” của thế giới, soán ngôi cả Mỹ. Hành động đặt giàn khoan 981 theo chúng tôi là nghiêm trọng nhất kể từ năm 1988 đến nay. Trung Quốc đang thực hiện mưu đồ hợp pháp hóa hành vi xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và hiện thực hóa tham vọng “đường lưỡi bò” trên biển Đông.
TS Nguyễn Bá Diến
Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương (LHQ) ra sao?
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 là mưu đồ rất thâm độc và trắng trợn. Và nếu Việt Nam không đấu tranh mạnh thì nghiễm nhiên Trung Quốc lại lu loa lên đây là khu vực thuộc chủ quyền Trung Quốc, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Trung Quốc đang muốn đặt một bàn chân vào khu vực này để “lây thế” trên bàn đàm phán. Trung Quốc là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ lẽ ra phải gương mẫu tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển, nhưng ngược lại, Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm trắng trợn các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế, vi phạm các cam kết giữa Trung Quốc với ASEAN và Việt Nam – Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Hàng loạt các vi phạm nêu trên là căn cứ quan trọng để chúng ta khởi kiện Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm Hiến chương LHQ… trong khi Trung Quốc lại là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ.
Tàu CSB 4032 bị tàu Trung Quốc đâm rách mạn tàu cùng nhiều thiết bị bị hư hại. Ảnh: Nguyễn Huy
Trong các giải pháp cần làm, đâu là biện pháp đấu tranh được ông quan tâm nhất?
Theo chúng tôi, Việt Nam phải có giải pháp tổng thể, sức mạnh tổng hợp về chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh quốc phòng, luật pháp. Chúng ta đã có chính nghĩa đó là sự phù hợp luật pháp quốc tế và đây là sức mạnh lớn nhất. Chính vì vậy, Việt Nam đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong nước, của đông đảo bạn bè quốc tế. Chúng ta có vũ khí sắc bén đó là đấu tranh bằng công cụ pháp lý và đây được coi như là “nỏ thần” của Việt Nam và cũng chính là “tử huyệt” của Trung Quốc. Vùng biển mà Trung Quốc đặt giàn khoan là nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nơi chúng ta đã được Liên Hợp Quốc cấp “sổ đỏ”. Như vậy, đây là hành động xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc, Việt Nam không chỉ có quyền đưa ra Liên Hợp Quốc mà còn có quyền khởi kiện ra trước các thiết chế tài phán quốc tế.
Video đang HOT
Ông xác định pháp lý là “nỏ thần” lợi hại nhất. Ông có thể phân tích rõ hơn?
“Nhiều điều Trung Quốc nói rất hay nay đã trở thành sự lừa bịp và tất cả người dân Việt Nam đều đã hiểu rõ và không còn tin vào những điều mơ hồ đó!”. TS Nguyễn Bá Diến
Sở dĩ tôi nói pháp lý là vũ khí đặc biệt lợi hại vì đây là điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc. Tham vọng chiếm biển Đông của Trung Quốc là phi lý, không có cơ sở pháp lý, ngụy tạo chứng cứ, thậm chí bịa đặt. Tại sao từ trước đến nay Trung Quốc luôn né tránh việc “quốc tế hóa” các tranh chấp với các nước trên biển Đông, trong đó có Việt Nam? Lý do lớn nhất là Trung Quốc luôn ở phía phi nghĩa, phi pháp. Vì đuối lý, thất lý, nên Trung Quốc luôn từ chối mọi diễn đàn quốc tế – Pháp lý về biển Đông, kể cả ASEAN, Liên Hợp Quốc cũng như các cơ quan tài phán quốc tế, mặc dù Trung Quốc có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an, có thẩm phán tại Tòa án của Liên Hợp Quốc và Tòa án Quốc tế về Luật Biển…
Hành động vi phạm, gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông đã diễn ra nhiều lần. Vậy tại sao Việt Nam vẫn chưa khởi kiện ra toà án quốc tế?
Chúng ta cần khẩn trương, quyết liệt hơn trong đấu tranh pháp lý. Chúng ta cần hết sức tránh mơ hồ, âm mưu “ru ngủ” của Trung Quốc. Nhiều điều Trung Quốc nói rất hay nay đã trở thành sự lừa bịp và tất cả người dân Việt Nam đều đã hiểu rõ và không còn tin vào những điều mơ hồ đó. Quan trọng nhất hiện nay là thời cơ đấu tranh cần phải nắm lấy để bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Các cơ quan tư pháp cần phải sớm vào cuộc để cùng phân tích và triển khai các biện pháp đấu tranh, khởi kiện về pháp lý.
Cá nhân ông với tư cách là luật sư hoặc đại diện Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế có nghĩ đến việc đứng ra khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế?
Về thẩm quyền, từ người ngư dân đến luật sư đều có quyền khởi kiện Trung Quốc nếu Trung Quốc vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng. Ngay như chúng tôi cũng sẵn sàng đứng ra nếu như được tiếp sức. Ngư dân khi bị bắt bớ, đánh đập, cướp bóc thì đều có quyền khởi kiện. Hiện có rất nhiều cơ chế pháp lý (quốc gia và quốc tế) để chúng ta bảo vệ lợi ích chính đáng của mình và điều tôi muốn nhấn mạnh là triển khai mặt trận đấu tranh pháp lý là sử dụng công năng của một trong những “nỏ thần” của Việt Nam hiện nay.
Cảm ơn ông.
Theo Lê Minh Tuấn (Tiền Phong)
Điểm mặt các lực lượng của Trung Quốc quấy đảo quanh giàn khoan
Để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong tại thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã duy trì một lực lượng lớn các tàu, máy bay thuộc nhiều lực lượng khác nhau ở vùng biển này.
1. Ngư chính
Tăng huyêt áp là kẻ giết người thầm lặng.
Đây là lực lượng chấp pháp lớn nhất của Trung Quốc tại những vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, thuộc Tổng cục Ngư nghiệp/Bộ Nông nghiệp. Nhiệm vụ của Ngư chính là giám sát đánh bắt thủy sản, bảo vệ tàu cá, các cấu trúc xây dựng trên biển, rạn, ghềnh đá; cản phá tàu nước ngoài đánh bắt tại các vùng biển bị coi là có "xâm phạm".
Dưới Tổng cục Ngư nghiệp là các Cục địa phương trực thuộc. Trong số này có Cục Ngư nghiệp Hải Nam, Ngư chính Hải Nam - lực lượng thường xuyên gây ra những vụ quấy rối liên quan đến tranh chấp với Việt Nam và Philippines. Trong một thập kỉ qua, Ngư chính được đầu tư mạnh, với nhiều tàu tuần tra đóng mới, tàu quân sự cải hoán.
2. Hải giám
Hải giám thuộc Cơ quan Hải dương Quốc gia, là một lực lượng chấp pháp trên biển nòng cốt của Trung Quốc. Hải giám được thành lập năm 1998, với chức năng chính là thực thi chấp pháp trên biển, bảo đảm an ninh hàng hải tại các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Hải giám là lực lượng bán vũ trang, được trang bị nhiều tàu tuần tiễu, trực thăng. Đây chính là lực lượng "tích cực nhất" trong vụ suýt gây ra đụng độ với tàu USNS Impeccable (Mỹ) hồi năm 2009, cũng như tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines (2012).
3. Hải cảnh
Lực lượng này tiền thân là một bộ phận của Biên phòng Trung Quốc thuộc Bộ An ninh. Năm 2013, Hải cảnh được sáp nhập vào Cơ quan Hải dương Quốc gia. Nhiệm vụ của Hải cảnh là tuần tra các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và bờ biển, bảo vệ môi trường biển, các nguồn tài nguyên, tham gia việc tìm kiếm và cứu nạn...
Là lực lượng mới, Hải cảnh Trung Quốc được đầu tư mạnh về phương tiện, trang bị, với nhiều tàu tuần tra lượng choán nước 4.000-5.000 tấn. Trung Quốc cũng đang đóng mới tàu tuần tra lớn nhất thế giới, lượng choán nước 10.000 tấn và sẽ biên chế tàu này cho Hải cảnh.
4. Các chính quyền địa phương
Chủ yếu là 3 tỉnh duyên hải là Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây. Đây là những địa phương giáp Biển Đông, có can dự ở nhiều cấp độ khác nhau trong những tranh chấp ở vùng biển này. Chính quyền 3 tỉnh trên đều muốn thúc đẩy các hoạt động kinh tế, nhất là du lịch và đánh bắt hải sản ở những vùng có tranh chấp. Hải Nam tỏ ra là địa phương "xông xáo" nhất trong việc làm này, với việc thường cho ban hành lệnh "cấm đánh bắt cá" ở Biển Đông nhằm vào nhiều nước trong khu vực.
5. Hải quân Trung Quốc
Dù đẩy mạnh hiện diện ở Biển Đông trong những năm gần đây, nhưng hải quân Trung Quốc (PLAN) lại ít khi lộ diện trong các tranh chấp ở vùng biển này. Khi xảy ra vụ việc, các lực lượng chấp pháp dân sự, bán vũ trang sẽ can dự trước. Hạm đội Nam Hải, một thời được xem là yếu kém nhất của PLAN, hiện đã được đầu tư mạnh, trở thành hạm đội hùng hậu, vượt cả hạm đội Đông Hải. Đây được xem là lực lượng then chốt giúp Trung Quốc thể hiện "sức mạnh quân sự" trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
6. Bộ Ngoại giao
Là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết những tranh chấp về mặt ngoại giao, đưa ra các định hướng chính sách và hướng lái hoạt động của các cơ quan khác ở những vùng biển tranh chấp.
7. Các công ty dầu khí
Giàn khoan Hải Dương 981 của CNOOC hạ đặt trái phép trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đây là những thực thể quan trọng, ngầm mang tính chất đại diện nhà nước trong vấn đề Biển Đông. Nổi bật trong số đó là Tập đoàn dầu khí Quốc gia (CNPC), Tổng công ty Hóa dầu (Sinopec) và Tổng công ty dầu khí Hải dương (CNOOC). Can dự chủ yếu của những tập đoàn này là tìm cách hiện diện mạnh mẽ hơn tại các vùng biển tranh chấp, thông qua việc chào thầu các lô dầu khí. Năm 2012, chính CNOOC đã mời thầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Việc CNOOC hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông vừa qua cũng là biểu hiện khác của tính chất đại diện này.
8. Các cơ quan khác:
- Tổng cục Du lịch: Với nhiệm vụ phát triển du lịch, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thông qua các dự án đầu tư ở Hoàng Sa, khuyến khích khách nội địa đi du lịch ở những điểm này, như là cách thức để tuyên truyền về cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc".
- Cục chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan: Cũng là một đầu mối chấp pháp, chủ yếu là hoạt động chống buôn lậu trên biển. Cục này thường xuyên phối hợp với các cơ quan khác trong việc giám sát, kiểm tra tàu thuyền.
- Cơ quan an toàn hàng hải: Trực thuộc Bộ Giao thông, chịu trách nhiệm chính trong các vấn đề vận tải hàng hải ở Biển Đông. Từ năm 2006 trở lại đây, lực lượng này cũng được đầu tư mạnh mẽ về trang bị, vật chất, với nhiều tàu có lượng choán nước trên 1.000 tấn, cá biệt có tàu "Hải tuần 11" lượng choán nước lên đến 3.249 tấn.
Theo TTXVN (tổng hợp)
7 "thủ phạm" làm chìm phà Hàn Quốc Một tháng sau vụ chìm phà Sewol cướp mạng sống của 284 người và khiến 20 người vẫn mất tích, dư luận Hàn Quốc đổ dồn tìm lời giải cho những gì đã gây nên thảm họa này. Hầu hết quy tội cho tổ lái, những người vội vã thoát thân trong khi hành khách được yêu cầu phải giữ nguyên trật tự....