Căn phòng bí mật 4.500 năm ở Đại kim tự tháp Ai Cập chứa gì?
Căn phòng trống dài 30 mét bên trong Đại kim tự tháp Giza có thể chứa vật dụng đặc biệt giúp Pharaoh Ai Cập trong hành trình sang thế giới bên kia.
Mô phỏng căn phòng trống bên trong Đại kim tự tháp Giza.
Theo Daily Mail, các nhà khoa học hồi tháng 11 đã phát hiện bí mật 4.500 năm ở Đại kim tự tháp Giza. Đó là một căn phòng trống, hay còn gọi là khoảng trống lớn dài 30 mét.
Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn hết sức băn khoăn về chức năng của căn phòng này.
Giulio Magli, trưởng Khoa toán kiêm giáo sư cổ thiên văn học ở Đại học Bách khoa Milan, Italy, cho rằng ông biết câu trả lời.
“Có một cách lý giải khả thi, phù hợp với những gì chúng ta biết về nghi thức mai táng được đề cập trong cuộn giấy cói. Trong những văn bản này, trước khi đến những ngôi sao ở phương bắc, pharaoh sẽ phải đi qua những cánh cổng trời và ngồi trên ngai sắt”, Magli nói.
Video đang HOT
Ngai vàng bằng sắt có thể ẩn giấu bên trong Đại kim tự tháp Giza.
Theo ông Magli, căn phòng trống lớn có thể chứa một ngai sắt chế từ thiên thạch. Giới nhà khảo cổ học tin chắc chiếc ngai này là vật dùng để giúp Pharaoh trên hành trình sang thế giới bên kia.
Đại kim tự tháp Giza xây vào khoảng năm 2550 trước Công nguyên, thuộc triều Pharaoh Khufu. Đây được coi một trong những lăng mộ lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử kiến trúc của loài người.
Những căn phòng bên trong chỉ có thể vào qua đường hầm hẹp. Bên trong Đại hành lang (Great Gallery) có một đường hầm trong số đó mở rộng dần và bất ngờ dốc lên cao trước khi dẫn đến gian mộ.
“Căn phòng mới phát hiện ở phía trên Great Gallery không có khả năng giảm bớt áp lực. Chính trần của Great Gallery đã được xây dựng bằng kỹ thuật xây nhô ra mới nhằm phục vụ mục đích này”, Magli giải thích.
Dao găm nổi tiếng của Pharaoh Tutankhamun.
Theo lời chuyên gia này, thông qua quan sát ngai của nữ hoàng Hetepheres, mẹ Pharaoh Khufu, các nhà nghiên cứu có thể hình dung hình dáng chiếc ngai sắt của Pharaoh.
Ngai của nữ hoàng Hetepheres là một chiếc ghế thấp bằng gỗ tuyết tùng bọc lá vàng và sứ. Chiếc ngai của pharaoh Khufu có thể tương tự, chỉ khác ở chỗ bọc lá sắt mỏng.
“Tất nhiên đó không phải sắt nóng chảy, nhưng là sắt có nguồn gốc từ thiên thạch ngoài Trái đất”, các nhà nghiên cứu cho biết. Người Ai Cập sử dụng sắt thiên thạch để chế tác những đồ vật đặc biệt dành riêng cho Pharaoh, bao gồm con dao găm nổi tiếng của Pharaoh Tutankhamun.
Theo Danviet
Kho báu bằng vàng chưa từng thấy của pharaoh Ai Cập
Những đồ tạo tác bằng vàng tinh xảo tìm thấy trong mộ pharaoh Tutankhamun lần đầu được trưng bày trước công chúng, với hy vọng thu hút du lịch.
Kho báu bằng vàng chưa từng thấy của pharaoh Ai Cập.
Theo Mirror, kho báu bằng vàng của pharaoh Ai Cập Tutankhamun lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng sau 95 năm. Đây là những món đồ tạo tác nằm trong kho lưu giữ ở Bảo tàng Ai Cập ở Cairo suốt một thế kỷ mà chưa được phân tích hay tôn tạo.
Những món đồ tạo tác vô giá bằng vàng trưng bày ngày hôm nay chưa từng xuất hiện trước công chúng. Đây giống như một món quà đối với những du khách nước ngoài, đặc biệt là những người từng tìm hiểu về pharaoh Tutankhamun, Shi Yuwen, quan chức đến từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Cairo nói.
Pharaoh Tutankhamun cai trị Egypt trong giai đoạn năm 1334 -1325 trước Công nguyên.
Triển lãm mới mở cửa trưng bày những đồ trang trí bằng vàng, chạm nổi theo mô típ có xuất xứ từ phía đông vùng Lưỡng Hà trong thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.
"Khi biết tin những cổ vật chưa từng xuất hiện sẽ được đem trưng bày, chúng tôi cảm thấy hết sức tự hào. Đây sẽ là cú hích lớn đối với ngành du lịch Ai Cập", Walid Batouti, cố vấn của Bộ Du lịch Ai Cập nói. Ngành du lịch đem về cho Ai Cập khoảng 10 triệu USD mỗi năm.
Ngành du lịch đem về cho Ai Cập khoảng 10 triệu USD mỗi năm.
Hầm mộ của vị pharaoh 19 tuổi được phát hiện lần đầu tiên năm 1922 bởi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter. Trong mộ vẫn còn hơn 5.300 đồ vật, bao gồm quan tài vàng đặc, mặt nạ vàng, ngai vàng, cung tên, kèn, cốc hình hoa sen, thức ăn, rượu, dép quai hậu và đồ lót bằng vải lanh, dù trải qua nhiều trận cướp bóc và bị tự nhiên tàn phá.
Kho báu cũng bao gồm 100 tấm trang trí bằng vàng dùng cho vỏ cung tên, ống tên và dây cương, tất cả đều được vận chuyển từ những nơi cách xa hàng trăm km đến nơi yên nghỉ cuối cùng của pharaoh. Trên mặt một số đồ tạo tác chạm nổi hình động vật giao chiến và những con dê ở trên cây, hình ảnh xa lạ với văn hóa Ai Cập và được cho là đến từ Levant hay Syria ngày nay.
Theo Danviet
Bào thai con của hoàng đế Ai Cập bị nhầm là xác chim ưng Xác ướp bào thai 2.300 tuổi bị nhầm với xác chim ưng, có thể là kết quả cuộc tình bí mật của pharaoh Ai Cập và một người hầu gái. Xác ướp bào thai người niên đại 2.300 năm, từng bị nhầm suốt hàng thế kỷ là xác chim ưng. Theo Daily Mail, hồi tháng 11, các nhà nghiên cứu đã chụp cắt...