Cần phát hiện và xử lý kịp thời khi bị vỡ ối
Són tiểu hoặc tiết dịch âm đạo bình thường là hai triệu chứng rất dễ gặp trong thời gian mang bầu. Vì lý do đó, nhiều thai phụ không biết mình bị vỡ ối do nhầm tưởng đó là những triệu chứng ở trên.
Nếu không kịp thời xử lý khi bị vỡ ối, bé có thể gặp nguy hiểm
Hiện tượng vỡ ối
Ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi được bảo vệ bởi túi nước gọi là túi ối. Bề mặt chất lỏng này giống như cái đệm, giúp bé an toàn và bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn. Nhiều người mẹ băn khoăn và lo lắng rằng, điều gì sẽ xảy đến với bé khi túi ối bị vỡ, đặc biệt là vào thời gian cuối của thai kỳ vì khả năng bị rò (chảy) ối ở nơi công cộng là rất lớn.
Theo thống kê, có khoảng 10% thai phụ bị vỡ ối trước khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Có những trường hợp bị rò ối sớm ở mức độ nhẹ, trong khi ngày sinh dự kiến còn cách quá xa hoặc phải sinh mổ sớm do cạn ối. Ngay cả khi bạn đã mang thai lần đầu mà không có dấu hiệu vỡ ối sớm thì cũng không thể chắc chắn rằng lần sinh thứ hai sẽ lại như vậy.
Khi túi ối bị vỡ, bạn có thể cảm nhận được tiếng “bục” của túi ối và dòng nước ối tràn ra từ vùng kín, có khi chảy xuống cả chân. Nhiều thai phụ còn không biết chắc chắn điều gì đang xảy ra (do nước tiểu hay nước ối?).
Một số thai phụ khác thì đột nhiên thấy ướt quần lót. Tình trạng này vẫn tiếp diễn dù họ đã thay quần lót vài lần. Trường hợp này, bạn có thể nằm trên tập giấy thấm và nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút. Nếu bạn vẫn cảm nhận được dòng nước thoát ra từ vùng kín thì nhiều khả năng là túi ối đã hoàn toàn bị vỡ và bạn cần nhập viện sớm. Một khi túi ối đã bị vỡ, nước ối sẽ tiếp tục rò chậm cho đến khi bạn sinh con thì thôi. Bởi vì, nước ối là “nguyên liệu” chủ yếu để bé hít vào và bài tiết ra, do vậy bé không thể phát triển được nếu thiếu nước ối.
Nước ối có thể mang màu trắng trong, hồng, nâu hoặc xanh. Nếu chất lỏng có màu vàng và có mùi của nước tiểu thì có thể bạn đang bị són tiểu. Rò ối (vỡ ối) thường xảy đến vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nếu chất lỏng từ vùng kín có màu xanh hoặc nâu, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nhiều trường hợp thì đây là hiện tượng đi tiêu lần đầu tiên của bé dù vẫn nằm trong bụng mẹ, gọi là “meconium lẫn trong dịch âm đạo”.
Video đang HOT
Không chắc chắn bị vỡ (rò) ối
Nếu bạn không thể quyết định được mình có bị rò (vỡ) ối hay không thì bạn cần đến bệnh viện khám và cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng của bạn cho bác sĩ, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định điều này. Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ vùng kín của thai phụ và thử phản ứng trên giấy quỳ để kiểm tra độ pH của chất lỏng. Nếu là nước ối, giấy quỳ sẽ nhanh chóng chuyển màu, vì nước ối nhiều kiềm hơn các chất dịch âm đạo khác.
Thỉnh thoảng, kết quả xét nhiệm có độ sai lệch vì nước ối ra từng cơn, không liên tục. Khi đó, siêu âm sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được mực nước ối.
Nếu sát ngày sinh mà bị vỡ ối, cơn chuyển dạ có thể xuất hiện trong vòng 24h sau đó. Nếu bị vỡ ối sớm hơn tuần thứ 36 thì khả năng xuất hiện cơn chuyển dạ là ít. Nếu bị vỡ ối mà không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ kích thích đẻ sớm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn bào thai.
Theo SKDS
Tự kiểm tra "vùng kín" để phòng bệnh
Người phụ nữ thông minh biết phải làm sao để chăm sóc cơ thể mình, tránh một số bệnh thường gặp ở nữ giới, trong đó quan trọng nhất là các bệnh phụ khoa.
Trong cuộc sống hiện đại, hầu hết chị em phụ nữ đều phải đối đầu với nỗi lo lắng về bệnh tật như: són tiểu, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, khả năng sinh sản giảm... Để gạt bỏ nỗi lo lắng và biết cách phòng tránh các bệnh đó, chị em hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau đây nhé!
1. Cải thiện khả năng sinh sản - bỏ thói quen hút thuốc
Hút thuốc có hại cho sức khỏe là sự thật mà ai cũng biết, nhưng ít người biết rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ sẩy thai. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rằng nguy cơ vô sinh, sinh non, thai nhi bị dị tật có mối liên hệ chặt chẽ với thói quen hút thuốc lâu dài.
Vì vậy, để cải thiện khả năng sinh sản, chị em cần bỏ ngay thói quen hút thuốc.
2. Són tiểu - bài tập Kegel
Tự kiểm tra "vùng kín" để phòng bệnh phụ nữ
Ở độ tuổi 30, khoảng 30% chị em mắc chứng són tiểu khi di chuyển các vật nặng, cười, nhảy và các hoạt động vất vả khác. Lý do quan trọng nhất là do sự suy giảm chức năng cơ do sinh nở.
Tại thời điểm sinh, cơ bắp xung quanh niệu đạo bị kéo mạnh, sau đó có thể phục hồi kém, dẫn đến mất tính đàn hồi.
Mẹo nhỏ để khắc phục tình trạng này là chị em có thể thực hiện kiên trì bài tập Kegel - bài tập cho các cơ vùng chậu giúp phục hồi chức năng cơ vùng khung chậu, kiểm soát đường tiểu tốt hơn. Bài tập này còn giúp thu nhỏ "cô bé" với những phụ nữ sau sinh nở.
3. Phòng ung thư buồng trứng - uống vitamin C và E
Ung thư buồng trứng là một bệnh ung thư gây tỷ lệ tử vong cao nhất. Giai đoạn đầu mắc bệnh không có triệu chứng, một khi đã có những triệu chứng lâm sàng biểu hiện thì tức là bệnh thường ở giai đoạn muộn. Do đó khả năng điều trị khỏi bệnh gần như là không thể.
Nhưng vitamin C và E có thể giúp bạn chống lại ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu tiêu thụ 90mg vitamin C và 30mg vitamin E hàng ngày thì nguy cơ ung thư buồng trứng sẽ được giảm một nửa.
4. Phòng ung thư cổ tử cung - ăn sáng với ngũ cốc
Ăn sáng hàng ngày với ngũ cốc có thể phòng ung thư cô tử cung
30% phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung có hàm lượng axit folic thấp hơn đáng kể so với người không mắc bệnh. Để khắc phục điều này rất đơn giản. Ăn sáng hàng ngày với ngũ cốc có thể đáp ứng nhu cầu folate cần thiết cho cơ thể bạn, giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
5. Chống ung thư vú - chơi thể thao
Ung thư vú có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người phụ nữ và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, duy trì một số hoạt động thể chất nhất định sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú. Vận động cơ bắp nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày, nguy cơ ung thư vú sẽ được giảm 31-41%.
6. Phòng bệnh phụ khoa - tự kiểm tra bộ phận sinh dục
"Vùng kín" có đốm đen - có thể là một triệu chứng của ung thư âm hộ. Ung thư âm hộ là một dạng hiếm của ung thư da, nếu không được điều trị sớm có thể gây tử vong. Nếu được phát hiện kịp thời, khả năng khỏi bệnh là 90%.
Tự kiểm tra "vùng kín" có thể giúp bạn phát hiện sớm các bệnh ở âm đạo và được điều trị sớm.
Những đốm trắng xuất hiện ở bộ phận sinh dục là biểu hiện của bệnh vẩy nến. Nếu có ngứa thì là do sự mất cân bằng nội tiết. Bệnh này cần được chữa trị kịp thời, nếu không sẽ gây teo môi âm hộ.
7. Phòng các nhiễm trùng "vùng kín" - ngủ nude
Bạn cần thở không khí trong lành mỗi ngày, cơ thể bạn cũng cần như vậy, nhất là "vùng kín". Khu vực này rất nhạy cảm, nếu nó bị bí bách cả ngày, nhiều khả năng sẽ gia tăng vi khuẩn, vô tình gây bệnh nhiễm trùng sinh dục hay các chứng dị ứng.
Vì vậy, sau khi bạn đã làm việc chăm chỉ, nằm trên giường hoàn toàn thư giãn và tạo điều kiện cho vùng kín được thoáng khí. Vậy tại sao không chọn biện pháp ngủ nude nhỉ?
Theo Thúy Phạm (Afamily)
5 tín hiệu cảnh báo sức khỏe đáng lo ngại Chậm kinh là dấu hiệu khác lạ của bệnh. (Ảnh minh họa) Liệu những biểu hiện, mà bạn nhận thấy trên cơ thể mình là bình thường hay đòi hỏi phải tham khảo ý kiến bác sĩ? Những rắc rối thầm kín có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, thậm chí cả trong trường hợp chúng ta rất quan tâm đến...