Cần phát động phong trào thi đua đặc biệt
Đó là ý kiến của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương, sáng 9/1.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Cùng tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng (TĐKT) Trung ương; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Trưởng Ban TĐKT Trung ương Trần Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước.
Tăng tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp
Theo bà Trần Thị Hà, năm 2018, công tác TĐKT có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc được triển khai hiệu quả. Thể chế về TĐKT được tập trung xây dựng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác này.
Các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hội đồng TĐKT các cấp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Các phong trào thi đua phát triển sâu rộng trên các ngành, lĩnh vực, bám sát vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước.
Công tác khen thưởng được quan tâm chỉ đạo, chất lượng khen thưởng được nâng lên. Các cấp, các ngành đã chú trọng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền và tăng tỷ lệ khen thưởng cho lao động trực tiếp. Khen thưởng thành tích kháng chiến được tập trung giải quyết. Công tác tuyên truyền các phong trào thi đua và điển hình tiên tiến có những chuyển biến rõ rệt.
Tuy nhiên, báo cáo của Hội đồng TĐKT Trung ương cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém. Đó là, một số phong trào thi đua hiệu quả chưa cao, có nơi còn hình thức, chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương. Công tác kiểm tra, giám sát phong trào thi đua chưa được coi trọng, việc sơ kết và tổng kết chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh trong năm 2018, với quan điểm xuyên suốt, nhất quán trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ là tăng cường kỷ luật kỷ cương, xây dựng hệ thống hành chính liêm chính, hành động, phục vụ; sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình KT-XH năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Những thành quả trên có sự đóng góp quan trọng, tích cực của công tác TĐKT.
Phó Thủ tướng điểm lại các thành tích to lớn của công tác TĐKT trong năm 2018. Lễ kỷ niệm quốc gia 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc đã được tổ chức trang trọng, với nhiều đổi mới; công tác nghiên cứu, tham mưu xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, hoàn thiện thể chế để tăng cường quản lý nhà nước về TĐKT đã được quan tâm và tập trung thực hiện.
Nhiều phong trào thi đua đã được các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và địa phương phát động, triển khai với nhiều hình thức đổi mới, đi vào chiều sâu, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, tập trung vào những khâu khó, việc khó. Công tác tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt đã có nhiều sáng tạo, đổi mới. Năm 2018, đã có trên 55.000 trường hợp được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ khen thưởng. Các phong trào thi đua và các gương điển hình tiên tiến đã lan tỏa trong xã hội, góp phần đẩy lùi cái xấu, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân…
Còn tình trạng khen thưởng cho những trường hợp chưa có thành tích tiêu biểu
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực cũng thẳng thắn nhìn nhận, phong trào thi đua và công tác khen thưởng vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục.
Video đang HOT
Đó là, việc lãnh đạo chỉ đạo công tác TĐKT ở một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự được quan tâm sâu sát, có nơi còn chưa bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn; công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến ở một số nơi còn hạn chế; việc khen thưởng cho người lao động trực tiếp tuy có cải thiện nhưng chưa thực sự tạo được hiệu ứng sâu rộng. Công tác trình và thẩm định hồ sơ khen thưởng còn kéo dài, chưa động viên kịp thời cho các đối tượng được khen thưởng… Còn tình trạng đề nghị khen thưởng cho những trường hợp chưa có thành tích tiêu biểu nên tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương còn hạn chế. Hoạt động cụm khối thi đua còn mang tính hình thức, chưa phong phú, chưa gắn với nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.
Đề cập đến nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị trên cơ sở các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ và chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2019, các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức phát động các phong trào thi đua ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp, khả thi theo phương châm hành động của Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” nhằm tập trung giải quyết những nhiệm vụ khó, những vấn đề bức xúc, nổi cộm, trọng tâm là xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ; tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách tạo đột phá, đẩy mạnh cải cách hành chính. Duy trì đà và nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tinh thần chung là phải quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đạt được kết quả cao hơn năm 2018.
“Tôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần phát động phong trào thi đua đặc biệt, nước rút, quyết tâm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, lập thành tích chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; xây dựng chương trình hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Phó Thủ tướng Thường trực phát biểu.
Sớm quy định xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp
Về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật TĐKT, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan sớm hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật TĐKT, bảo đảm chất lượng. Đặc biệt lưu ý xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra, khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay, trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp.
Tham mưu sơ kết, đánh giá 5 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT”; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư những giải pháp đổi mới mạnh mẽ, thiết thực phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phù hợp với tiến trình hội nhập của đất nước. Trong đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương phát động và phát động thi đua trong bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn khen thưởng cho các đối tượng, nhất là công nhân, nông dân, người lao động. Cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm khen thưởng kịp thời, công khai, minh bạch. Tập trung xây dựng Dự thảo Nghị định quy định việc quản lý xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp để trình Chính phủ ban hành.
Bộ Nội vụ cần phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời có giải pháp để bảo đảm hoạt động tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng được thực hiện chặt chẽ, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực.
“Tăng cường công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền về những tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trên mọi lĩnh vực, nhất là các nhân tố mới, các mô hình mới để cổ vũ, nêu gương, nhân rộng, tạo động lực phát triển và lan toả sâu rộng”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.
Ảnh: VGP/Lê Sơn
Phòng chống tiêu cực trong công tác TĐKT
Phó Thủ tướng Thường trực cũng đề nghị Ban TĐKT sớm sơ kết đánh giá 3 năm phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân là những nhân tố tích cực; tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2.
Tập trung chỉ đạo, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Nghiên cứu đổi mới mô hình các cụm thi đua cho phù hợp và tương đồng với tính chất, đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương trong cụm thi đua, bảo đảm việc xét khen thưởng có tính cạnh tranh và thành tích thực chất. Các bộ, ban, ngành, địa phương khi trình khen thưởng cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đối tượng, hình thức, điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng; xem xét, lựa chọn những tập thể, cá nhân thật sự tiêu biểu, xuất sắc để khen thưởng và trình khen thưởng.
Đề cập đến quá trình xem xét để khen thưởng các danh hiệu, Phó Thủ tướng đề nghị Hội đồng TĐKT các cấp, các ngành phải xem xét kỹ lưỡng, trước khi đề nghị khen thưởng cần lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đối với một số đối tượng theo quy định.
Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến tích cực trong khen thưởng cho các đơn vị cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ công chức, viên chức trực tiếp thi hành công vụ. Khen thưởng phải kịp thời, chính xác, khách quan, công tâm, công bằng, minh bạch, đúng thành tích, có giá trị giáo dục nêu gương. Phòng chống tiêu cực trong công tác TĐKT.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường cải cách thủ tục hành chính. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT có phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, tinh thông nghiệp vụ, biết làm tốt công tác dân vận và tổ chức tốt phong trào thi đua yêu nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Lê Sơn
Theo Chinhphu.vn
Bộ Tư pháp phải là "người gác gôn" của Chính phủ trong các vấn đề pháp lý quốc tế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Bộ Tư pháp phải là "nhạc trưởng", cơ quan "gác cửa" trong việc bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, hợp lý, khả thi của hệ thống pháp luật và là "người gác gôn" của Chính phủ trong vấn đề pháp lý quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc.
Chiều ngày 8/1, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị.
Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, Uỷ ban của Quốc hội...
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019. Ảnh: TH.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự có mặt của đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan liên quan, điều này thể hiện sự quan tâm đối với việc xây dựng thể chế chính sách.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, ghi nhận những kết quả toàn ngành Tư pháp đạt được thời gian qua một cách toàn diện, vượt chỉ tiêu của Đảng, Quốc hội giao cả số lượng và chất lượng, góp nên bức tranh đa màu trong sự phát triển của đất nước"
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng công tác xây dựng thể chế, pháp luật vẫn còn bất cập, nhất là một số văn bản chưa theo kịp thực tiễn, thiếu khả thi. Có văn bản mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung.
Điểm qua nhiều sai phạm được phát hiện trong quản lý nhà nước thời gian qua liên quan đến đất đai, tài sản công, cổ phần hóa, vụ việc AVG, Thủ Thiêm, nhất là tại địa bàn thành phố lớn... vấn đề Thủ tướng trăn trở là "cán bộ pháp chế với tư cách người gác gôn về pháp luật nghĩ gì, đã làm hết trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo chưa hay góp ý nhưng lãnh đạo không nghe, có vấn đề gì trong tham mưu không". Thủ tướng nhấn mạnh, cán bộ tư pháp cần làm hết chức trách, nhiệm vụ trong việc can gián này thì sai phạm ít xảy ra.
Thủ tướng cũng thẳng thắn cho rằng tình trạng nhờn luật còn khá phổ biến thì Bộ, ngành Tư pháp cần có đề xuất đột phá để thực thi pháp luật hiệu quả hơn. Hoạt động một số nghề tư pháp còn tiềm ẩn phức tạp, còn bộc lộ nhiều bất cập. Giám định tư pháp rất nhiều tồn tại, nhất là giám định phục vụ các vụ án tham nhũng lớn, chậm về thời gian, giám định sai. Tham gia tranh tụng quốc tế tuy cố gắng nhưng ở địa phương còn bị động. Án dân sự chưa có điều kiện thi hành ngày càng tăng, tỷ lệ thu hồi tài sản thấp...
Nhấn mạnh chương trình hành động của Chính phủ với phương châm "12 chữ", trong đó có chữ "bứt phá"; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu là "năm 2019 phải hơn năm 2018", Thủ tướng đặt vấn đề, nội dung "bứt phá" của Bộ Tư pháp trong năm 2019 là gì?.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: TH.
Thủ tướng nêu rõ, với chức năng vai trò được giao, Bộ Tư pháp cần xác định tập trung thực hiện tốt nhất nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế. Theo đó, phải là "nhạc trưởng", cơ quan "gác cửa" trong việc bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, tính hợp lý, khả thi của hệ thống pháp luật và là "người gác gôn" của Chính phủ trong vấn đề pháp lý quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, triển khai Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ một cách rõ nét, bài bản hơn, trong đó tập trung trả lời vai trò "nhạc trưởng" là gì, như thế nào - đó là tham mưu cho Chính phủ nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi theo tiêu chuẩn ASEAN, hướng tới tiêu chuẩn OECD, khát vọng đưa dân tộc tiến bước sát cánh cùng các nước tiến bộ và tạo điều kiện cho khởi nghiệp, sáng tạo ở nước ta.
"Các đồng chí là nhạc trưởng, là cơ quan gác cửa trong việc bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, tính hợp lý và khả thi của hệ thống pháp luật và là người gác gôn của Chính phủ trước các vấn đề pháp lý quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc", Thủ tướng nêu rõ.
Cùng với đó, Bộ Tư pháp cần tham mưu cho Chính phủ nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách tư pháp để thực hiện các mục tiêu như tạo môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho khởi nghiệp...; đôn đốc, chủ trì hướng dẫn một số công việc trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đúng tiến độ, phải gương mẫu trình đúng thời hạn. Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cần tiếp tục rà soát, thực hiện đúng phương châm "tư pháp hướng về cơ sở, vì dân, gần dân" cần coi trọng công tác xây dựng đảng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ tham gia các vụ tranh chấp quốc tế...
Chia sẻ với những khó khăn, vất vả trong công việc của cán bộ tư pháp, pháp chế, Thủ tướng đề nghị các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn nữa đến chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ pháp chế.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong năm 2018, toàn Ngành tư pháp thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm và hoàn thành bảo đảm chất lượng, tiến độ nhiều nhiệm vụ phát sinh thêm, nhất là các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; phản ứng kịp thời, hiệu quả đối với những vấn đề "nóng", ngày càng tham gia sâu vào các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành được đẩy mạnh, các chỉ số xếp hạng về cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ tiếp tục được cải thiện. Chất lượng hồ sơ các dự án luật, pháp lệnh và chất lượng công tác thẩm định có nhiều cải thiện; nợ đọng văn bản quy định chi tiết giảm so với năm trước.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật xuất hiện một số mô hình hay, hiệu quả. Thi hành án dân sự tiếp tục đạt kết quả cao, thi hành án hành chính dần đi vào nề nếp. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đang phát triển khá nhanh; đã giải quyết được số lượng lớn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực hành chính tư pháp. Việc xã hội hoá các nghề tư pháp được thực hiện thận trọng, hiệu quả hơn, chất lượng hành nghề được cải thiện, quy trình cấp phép dần được chuẩn hoá. Việc giải quyết tranh chấp đầu tư đạt nhiều kết quả cụ thể; hợp tác quốc tế về pháp luật tiếp tục tạo được những dấu ấn quan trọng.../.
Thu Hằng
Theo ĐCSVN
Xử lý hình sự chủ xe sai phạm Pho Thu tương Thường trực Chính phủ yêu câu bên cạnh việc tâp trung siết chặt quy định về quản lý thời gian lao động và khám sức khỏe của tài xế, phải xử nghiêm những nhà xe ép tài xế chạy xoay vòng nhanh để hưởng lợi Sáng 4-1, Uy ban An toàn giao thông (ATGT) quôc gia đã tô chưc Hội...