Cần phải tiếp tục mở rộng quy mô thị trường vốn
Theo ông Vũ Bằng, tái cấu trúc thị trường vốn phải trong tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế và tài chính quốc gia, đồng thời phải mở rộng quy mô thị trường vốn trong thời gian tới.
Mặc dù phiên thảo luận thứ 4 của Diễn đàn Tài chính 2018 diễn ra khá muộn vào cuối chiều ngày 20/9, nhưng vẫn thu hút sự tham gia của các diễn giả với nhiều tham luận chất lượng.
Với lối điều hành nhịp nhàng, khoa học và dẫn dắt theo từng vấn đề, ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã kết nối được các ý kiến, đóng góp hiệu quả vào chủ đề “Tái cấu trúc thị trường tài chính hướng đến phát triển nhanh, toàn diện và bền vững”.
Tỷ lệ vốn hoá vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020
Tham luận tại diễn đàn, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, tính đến ngày 31/7/2018, giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu và trái phiếu đã đạt gần 100% GDP. Trong đó, thị trường cổ phiếu đạt mức gần 80% GDP, vượt mục tiêu Chính phủ đặt ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đến 2020 (là 70%); thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) có quy mô niêm yết đạt 21,2% GDP.
Tính từ đầu năm 2000 đến tháng 6/2018, TTCK đã giúp doanh nghiệp và Chính phủ huy động hơn 2,1 triệu tỷ đồng thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó: Chính phủ đã huy động được hơn 1,6 triệu tỷ đồng; doanh nghiệp đã huy động được 551 nghìn tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu (riêng 6 tháng đầu năm 2018 huy động vốn qua TTCK đạt 11.000 tỷ đồng).
“TTCK bắt đầu song hành với thị trường tín dụng ngân hàng, bổ sung hỗ trợ hiệu quả cho nhau để giải quyết bài toán về nguồn vốn tổng thể cho tăng trưởng kinh tế, trong đó thị trường tín dụng tập trung vào nhu cầu vốn ngắn và trung hạn, TTCK tập trung xử lý nhu cầu vốn trung và dài hạn”, ông Phạm Hồng Sơn nói.
Với tỷ lệ vốn hoá đạt gần 80% GDP, ông Phạm Hồng Sơn cho rằng: “Đây là sự phát triển nhanh và vượt bậc”. Ngoài quy mô vốn, nhiều doanh nghiệp lớn mang tính tiêu biểu của nền kinh tế, năng lực quản trị của các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ rệt.
Hiện chúng ta đã đưa nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn. Cùng với đó, số lượng các nhà đầu tư là các tổ chức, các quỹ đầu tư tham gia vào thị trường Việt Nam đã tăng cao, chính vì thế, TTCK phát triển nhanh và bền vững.
Phát triển mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Với 7 mục tiêu liên quan đến tăng trưởng nhanh, bền vững, câu hỏi đặt ra là chúng ta có cần điều chỉnh mục tiêu, hay có giải pháp lộ trình nào để hướng tới mục tiêu nêu trên dựa trên nền tảng thị trường vốn lành mạnh.
Là người nhiều năm gắn bó với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, ông Vũ Bằng cho biết, trong thời điểm hiện nay, nền kinh tế của chúng ta gặp nhiều thách thức và đây cũng là những thách thức đặt ra toàn cầu. Đó là việc Ngân hàng Trung ương Mỹ điều chỉnh lãi suất gây áp lực lên tỷ giá, lãi suất và dịch chuyển vốn của toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng thương mại tác động đến chuỗi cung ứng và tình trạng nợ công, biến động tỷ giá, thị trường vốn của một số nước có thể tác động tới Việt Nam.
“Chính phủ đã nỗ lực hoàn thiện thể chế tài chính, thị trường vốn, trong đó có xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ công, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động… tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất là phát triển nhanh nhưng phải bền vững trong bối cảnh thế giới phức tạp như hiện nay. Bên cạnh đó, độ mở nền kinhh tế lớn, trong khi sức chống chịu của nền kinh tế còn nhiều khó khăn… Song đây cũng chính là những thách thức được Chính phủ nhìn nhận và quyết tâm cải cách”, ông Vũ Bằng cho hay. Ông nhấn mạnh, năm 2019 chắc sẽ có điều chỉnh về chỉ tiêu kinh tế vĩ mô để chúng ta có bước đi rõ hơn.
Đối với TTCK, theo ông Vũ Bằng, phương châm chung là phải kết hợp phát triển giữa chiều rộng và chiều sâu, phát triển nhanh và bền vững; phải tôn trọng các quy luật thị trường, các nguyên tắc thị trường. “Các biện pháp hành chính sẽ bóp nghẹt thị trường và ảnh hưởng tới việc khơi thông dòng vốn. Do đó, các cơ quan quản lý phải lưu ý để khơi thông nguồn vốn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nếu không sẽ chậm chân và rơi vào bẫy nghèo”, ông Vũ Bằng cảnh báo.
Video đang HOT
Trong đó, theo ông Vũ Bằng, tái cấu trúc thị trường vốn phải trong tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế và tài chính; phải mở rộng quy mô thị trường vốn; cần mạnh dạn giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đã cổ phần hoá; mở rộng hơn nữa thị trường cổ phiếu…
Đồng tình với quan điểm nêu trên, bà Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cũng cho rằng, cần tiếp tục tái cấu trúc sâu và đồng bộ hơn nữa thị trường tài chính, giảm bớt can thiệp hành chính của các cơ quan liên quan, giảm gánh nặng cho ngân hàng để TTCK phát triển.
Bà Nguyễn Thị Mùi cũng đồng ý với một số ý kiến phát biểu trước đó khi cho rằng, tiền nhàn rỗi trong dân vẫn còn nhiều, do đó, cần điều tiết cung cầu tạo niềm tin cho dân để huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi; nâng cao năng lực tài chính, quản trị của các tổ chức tham gia thị trường; coi áp dụng quản trị doanh nghiệp theo thị trường là vấn đề tự thân để quản trị minh bạch, hiệu quả.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, Chính phủ, Bộ Tài chính quyết tâm phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu chính phủ. TTCK đã phát triển mạnh mẽ, đạt đích sớm hơn đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020.
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, cần phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn thay bằng việc phụ thuộc vào các ngân hàng như hiện nay, vừa gây hệ lụy lớn, nợ xấu ngân hàng tăng cao, gây bất ổn do dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. “Tuy nhiên có yếu tố lịch sử, hệ thống ngân hàng phát triển 70 năm, nhưng thị trường vốn mới hình thành từ năm 2000. Có sự không công bằng giữa tín dụng và thị trường vốn, bởi cho vay vốn của ngân hàng thủ tục đơn giản, còn vay vốn qua trái phiếu doanh nghiệp phải công bố thông tin, công khai, minh bạch…”, ông Nguyễn Hoàng Dương nói.
Theo vị đại diện đến từ Vụ Tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính, thời gian tới sẽ xây dựng thông tin về trái phiếu doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin chứng khoán, doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin về phát hành, về đầu tư, là bước tiến mới để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hoạt động và giảm thiểu rủi ro.
Theo Thời báo tài chính VN
Chờ cú bật của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Sẽ có một đầu mối trung tâm thông tin, một sàn giao dịch tập trung các trái phiếu. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng có lộ trình để sớm thành lập. Tương lai cho kênh huy động vốn phi ngân hàng được Chủ tịch UBCKNN tiết lộ mới đây.
Chuyển động mới trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Email thông báo lợi suất trái phiếu do một doanh nghiệp bất động sản phát hành được một công ty chứng khoán gửi tới các khách hàng mới đây, với lợi suất đầu tư kỳ hạn 12 tháng hơn 9%/năm. Mức vốn đầu tư tối thiểu yêu cầu là 200 triệu đồng.
Ở một công ty chứng khoán khác vốn khá có thế mạnh trong lĩnh vực này, số trái phiếu doanh nghiệp chào bán tới các nhà đầu tư đã lên khoảng 30-40 sản phẩm. Không chỉ ở CTCK, một người gửi tiền khi đến giao dịch tại ngân hàng đúng dịp cũng có thể được nhân viên giới thiệu đầu tư sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp.
Một thực tế thời gian gần đây là sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp đang được bán rộng rãi hơn tới nhiều đối tượng. Trái chủ của nhiều doanh nghiệp ngoài ngân hàng còn có doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân...
Nguyên nhân cũng một phần bởi các ngân hàng - người mua chính các trái phiếu doanh nghiệp trước đây - bị hạn chế hơn khi rót vốn vào sản phẩm này. Thông tư 15/2018 có hiệu lực ngày 2/8 đã yêu cầu kiểm soát nội bộ chặt chẽ và nghiêm cấm các ngân hàng mua trái phiếu DN để đảo nợ. Hơn nữa, khi lãi suất trái phiếu Chính phủ hay lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm và ở mức thấp như vài tháng trước, lợi suất cao hơn cũng là nguyên nhân khiến trái phiếu doanh nghiệp trở nên hấp dẫn.
Đi kèm với việc đưa trái phiếu doanh nghiệp tới đại chúng, hiện đã có nhiều hơn các tổ chức phát hành niêm yết trái phiếu trên sàn chứng khoán. Số liệu thống kê trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM cho thấy, hiện đã có tổng cộng 10 tổ chức phát hành niêm yết 45 loại trái phiếu trên sàn này.
Nếu như trước đó sân chơi trái phiếu doanh nghiệp niêm yết chỉ có sự tham gia của một vài cái tên như Vingroup, CII, HIFC thì ngay cả những đơn vị chưa niêm yết cổ phiếu như Anco, TTC Edu cũng góp mặt. Từ năm 2017, tổng cộng có thêm 19 trái phiếu với giá trị niêm yết 17.730 tỷ đồng được lên sàn.
Vẫn chờ một cú bật
Bóc riêng một góc nhỏ là nhóm các trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn, điểm tích cực có thể thấy là thanh khoản trên thị trường này đã sôi động hơn với khối lượng giao dịch 8 tháng đầu năm xấp xỉ cả năm trước. KLGD của thị trường trái phiếu niêm yết quý II tăng 61% cùng kỳ.
KLGD của thị trường trái phiếu niêm yết quý II gấp 1,61 lần cùng kỳ - Nguồn: HoSE
Quy mô trái phiếu niêm yết ở HoSE cũng tăng nhanh so với thời gian trước, xấp xỉ 22.482 tỷ đồng. Nhưng nhìn sang quy mô cổ phiếu cùng sàn, giá trị trái phiếu niêm yết chỉ tương đương 3,06%.
Quy mô toàn bộ thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện xấp xỉ 1,25% GDP. Trong khi vốn tín dụng tương đương khoảng 130% GDP. Vốn huy động từ thị trường chứng khoán dù vẫn khiêm tốn nhưng cũng đã xuất hiện nhiều hơn các thương vụ tỷ đô chào bán cổ phần. Bên cạnh việc giá cổ phiếu tăng và sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp mới, số tiền có thêm nhờ phát hành cổ phiếu mới cũng là một yếu tố giúp vốn hóa thị trường chứng khoán có thời điểm vượt mức 70% GDP.
Xét về cả giá trị tuyệt đối và tỷ trọng so với GDP, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đều thấp hơn đáng kể so với nhiều quốc gia trong khu vực. Tại Malaysia, thị trường này có quy mô tương đương hơn 40% GDP.
Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam thấp hơn đáng kể so với nhiều nước-Nguồn HSC
Băn khoăn về một thị trường trái phiếu doanh nghiệp chậm lớn đã trở thành vấn đề được tập trung thảo luận trong Diễn đàn thị trường vốn và tài chính tổ chức gần đây khi các chuyên gia bàn về các kênh huy động vốn phi ngân hàng và sự mất cân đối của nền kinh tế khi quá phụ thuộc vào tín dụng.
Điều mà thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu hiện nay được nhiều chuyên gia nhắc tới cũng chính là câu chuyện minh bạch, sự thiếu vắng một cơ quan xếp hạng tín nhiệm và tính thanh khoản của thị trường.
Chủ tịch UBCKNN cũng thừa nhận việc Việt Nam chưa có tổ chức tín nhiệm có uy tín để xếp hạng là một nguyên nhân khiến kênh huy động qua trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, việc phát triển thị trường này còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của thị trường, nhận thức xã hội để tiếp cận các sản phẩm tài chính mới.
Cùng đó thị trường trái phiếu Chính phủ trước đây cũng chưa phát triển đủ để trở thành tiêu chí chuẩn (benchmark) cho thị trường. Nhưng đến giai đoạn này, theo ông Dũng, trái phiếu Chính phủ của Việt Nam đã có thanh khoản và cấu trúc kỳ hạn tốt, đường cong lợi suất hợp lý... Đây sẽ là cơ sở để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay.
"Khi mua trái phiếu doanh nghiệp, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp sẽ được đánh giá tín nhiệm và niêm yết trên sàn chứng khoán để tăng tính thanh khoản", ông Andy Ho nhấn mạnh.
Theo ông, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm được thành lập cần được đánh giá cao trên thế giới. Không thể sử dụng một cơ quan xếp hạng tín nhiệm không tốt, bảo vệ/ che đậy cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, ông Andy Ho đưa ra ý kiến về việc cải cách thủ tục về phá sản để đảm bảo giảm rủi ro tín dụng cho trái chủ.
Ông Andy Ho đề xuất sớm thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín-Ảnh: VnExpress
Ông Ketut Kusuma, Chuyên gia cao cấp về Thị trường vốn Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định thị trường trái phiếu bị giới hạn bởi tính minh bạch hạn chế, thông tin về nhà phát hành và thị trường không có sẵn đối với phần đông các nhà đầu tư (đặc biệt là các tổ chức phi ngân hàng).
Theo một đề xuất được Giám đốc Khối Khách hàng tổ chức và nghiên cứu CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC) Fiachra MacCana đưa ra, bản thân phía tổ chức phát hành cần cung cấp thông tin tốt hơn, chính xác, nhanh chóng và tin cậy để nhà đầu tư cảm thấy yên tâm khi rót tiền vào Việt Nam.
Sẽ có trung tâm thông tin và sàn giao dịch chung cho trái phiếu doanh nghiệp
Từ phía đại diện cơ quan quản lý, Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng cho biết Bộ Tài chính cùng cơ quan này đang xây dựng đề án thành lập thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Rút kinh nghiệm từ trái phiếu Chính phủ, tất cả thông tin sẽ được tập trung về một đầu mối là Trung tâm thông tin thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trung tâm này sẽ công bố các thông tin về việc phát hành và báo cáo tài chính. Bộ cũng chỉ đạo xây dựng sàn giao dịch tập trung để đưa các trái phiếu lên sàn niêm yết, qua đó nhà đầu tư có thể giao dịch cũng như biết được giá và định giá doanh nghiệp.
Khuôn khổ pháp lý để hình thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm vốn đã có ở Việt Nam cách đây hai năm. Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng cũng tiết lộ đã có đơn vị xin phép đăng ký thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Nhưng điều quan trọng hơn là tổ chức được thành lập phải có uy tín.
"Tổ chức xếp hạng tín nhiệm cần có thời gian hoạt động hoặc sự bảo đảm của Chính phủ để xây dựng uy tín cho tổ chức này. Như tại Thái Lan, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã được quốc gia này thành lập sau đó liên doanh với Moody's. Đây cũng là mô hình cần suy nghĩ để Việt Nam thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm giai đoạn tới", ông Dũng cho hay.
Chủ tịch UBCKNN: "Hoạch định chiến lược cần vừa đi tắt đón đầu vừa phù hợp với giai đoạn phát triển" - Ảnh: VnExpress
Đại diện Chính phủ - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng Việt Nam cần có sự đột phá trong phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bên cạnh việc phát triển các định chế trung gian như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Thị trường vẫn cần thời gian để lớn. Giới đầu tư vẫn đang chờ đợi từ những tích lũy về lượng để thị trường có thể đón nhận một cú bật đột phá sau những gợi mở về chính sách. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, bảo hiểm, kênh trái phiếu khi được khơi thông cũng sẽ gỡ bài toán mất cân đối của nền kinh tế quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng hiện nay.
Theo Ngọc Linh
Người đồng hành
Thận trọng với việc tung tiền cho vay 10 tháng đầu năm 2017, tín dụng ước tăng 13,5%. Có vẻ như, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% mà Chính phủ đặt ra cho ngành ngân hàng đang trở nên quá sức. Khó cán đích Theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (NFSC), tính đến hết tháng 10-2017, tín dụng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp)...