Cần phá rào tư duy để các Fintech phát triển
Sự phát triển như vũ bão của nhiều mô hình tài chính công nghệ (fintech) như ví điện tử, cho vay ngang hàng… đòi hỏi phải sớm có những quy định quản lý chưa từng có tiền lệ, trong đó, cơ chế sandbox – một dạng hành lang pháp lý thử nghiệm – được xem là giải pháp hợp lý nhất.
Việc ban hành cơ chế sandbox cho fintech sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hướng đến xã hội không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ.
Thực tế cho thấy, sự xuất hiện của hàng loạt fintech đang làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, thúc đẩy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thế nhưng, đa phần fintech hiện còn hoạt động theo kiểu tự phát.
Với sự trợ giúp của công nghệ, fintech hoàn toàn có thể vươn rộng xuống vùng sâu, vùng xa, phát huy lợi thế của công nghệ và mạng điện thoại để phục vụ lượng khách hàng lớn, trên phạm vi rộng hơn, đồng thời đẩy nhanh tài chính toàn diện. Song để giúp các fintech phát triển, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải đột phá, thậm chí phá rào tư duy khi xây dựng các quy định pháp lý.
Đơn cử, muốn khuyến khích người dân thanh toán điện tử, thì việc sử dụng dịch vụ phải đơn giản, tiện lợi hơn.
Thế nhưng, theo quy định hiện hành, khách hàng phải có tài khoản ngân hàng mới sử đụng được ví điện tử và cũng chỉ được nạp tiền vào ví thông qua tài khoản ngân hàng. Nếu có cơ chế thử nghiệm cho phép ví được áp dụng xác thực điện tử (e-KYC) khi khách hàng mở ví, cho phép nạp tiền vào ví không thông qua tài khoản ngân hàng (với giao dịch nhỏ)… thì chắc chắn, thanh toán điện tử sẽ còn tăng trưởng với cấp số nhân.
Video đang HOT
Năm 2008, lần đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước cho phép thí điểm mô hình trung gian thanh toán. 10 năm sau, Việt Nam có cả một thị trường thanh toán điện tử trị giá hàng tỷ USD. Rõ ràng, sự mạnh dạn của cơ quan quản lý có thể làm thay đổi cả cục diện thị trường, mở ra một ngành công nghiệp mới.
Với fintech, đòi hỏi có thể còn cao hơn nhiều, trong khi đến nay, chưa bộ, ngành nào tại Việt Nam ban hành sandbox trong lĩnh vực mình phụ trách. Nếu càng chậm ban hành sandbox, thì càng thêm nhiều fintech đứng trước rủi ro bị hồi tố, Nhà nước càng thêm thất thu thuế.
Thực trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam, mà xuất hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, sandbox là giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn. Với Việt Nam, việc ban hành cơ chế sandbox cho fintech sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hướng đến xã hội không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ.
Những đòi hỏi của thị trường đang buộc cơ quan quản lý phải nhanh chóng ban hành các chính sách phù hợp với thực tiễn phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ý tưởng, các mô hình kinh doanh mới.
Chính phủ cần trao thêm quyền và ban hành những quy tắc miễn trừ nhất định để các bộ, ngành có động lực để xây dựng và triển khai sandbox.
Hiện Ngân hàng Nhà nước là đơn vị đầu tiên trình đề án sandbox thuộc lĩnh vực mình quản lý lên Chính phủ với nhiều cơ chế chưa từng có. Đề án này đang thắp lên hy vọng được cởi trói cho các fintech, nhất là các mô hình kinh tế chia sẻ mới như ví điện tử, cho vay ngang hàng…Thông qua cơ chế thử nghiệm, Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động nắm bắt được sự vận động của thị trường, thúc đẩy sự phát triển của cái mới, nhưng vẫn đảm bảo được quản lý hiệu quả các ý tưởng mới, hạn chế tối đa rủi ro.
Kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế cho thấy, khi xây dựng và triển khai sandbox cần có những quyết định đột phá, thậm chí đi ngược với truyền thống. Vì vậy, để các cơ quan quản lý mạnh dạn triển khai sandbox, Chính phủ cần trao thêm quyền và ban hành những quy tắc miễn trừ nhất định để các bộ, ngành có động lực để xây dựng và triển khai sandbox.
Một yếu tố nữa là cơ chế sandbox đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều bộ, ngành như Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin & Truyền thông… Do đó, nhằm đẩy mạnh triển khai cơ chế sandbox và điều phối nhịp nhàng hơn, Chính phủ có thể cân nhắc thành lập tổ công tác về sandbox gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trên. Đây cũng là bộ phận “ một cửa” tiếp nhận hồ sơ đăng ký sandbox, cấp phép thực hiện và giám sát thực thi các hồ sơ được thử nghiệm… như mô hình mà Nhật Bản đang triển khai.
Theo Hà Tâm /baodautu.vn
PVOIL đạt 170 tỷ đồng LNTT sau nửa đầu năm, bán hàng qua kênh điện tử tăng trưởng mạnh
Trong kỳ sản lượng bán được 20.005 m3 qua hệ thống PVOIL Easy, đạt 54,5% kế hoạch năm, tăng gần 2 lần so với sản lượng thực hiện năm 2018; trong đó, tỷ trọng sản lượng phát triển từ khách hàng mới là 51%.
Ngày 10/7/2019, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019.
Ghi nhận, PVOIL đạt 5,694 triệu tấn sau nửa đầu năm, thực hiện 54% kế hoạch. Về cung cấp dầu thô trong nước và nhập khẩu cho NMLD Dung Quất, Tổng Công ty ghi nhận dầu thô nội địa là 3,389 triệu tấn, tương đương 52% kế hoạch năm; dầu thô nhập khẩu là 437 nghìn tấn, tương đương 218% kế hoạch năm. Tổng sản lượng kinh doanh xăng dầu toàn hệ thống PVOIL 6 tháng đầu năm ước đạt 1.594 nghìn m3, đạt 49,8% kế hoạch năm. Sản lượng kinh doanh xăng E5 RON 92 ước đạt 290 nghin m3, hoàn thành 48,4% kế hoạch năm.
Đáng chú ý, trong kỳ sản lượng bán được 20.005 m3 qua hệ thống PVOIL Easy, đạt 54,5% kế hoạch năm, tăng gần 2 lần so với sản lượng thực hiện năm 2018; trong đó, tỷ trọng sản lượng phát triển từ khách hàng mới là 51%.
Liên quan đến phương thức thanh toán điện tử tại hệ thống cửa hàng xăng dầu mà PVOIL đang triển khai, ông Cao Hoài Dương chia sẻ: "Với việc mở rộng thanh toán điện tử cho khách hàng cá nhân qua Got It, ViettelPay, VCBPAY, VCB Mobile Banking và triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc từ 1/8/2019, đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của PVOIL tính đến hiện tại để phát huy tối đa với mục tiêu gia tăng sản lượng bán hàng, đặc biệt là sản lượng bán lẻ".
Chưa kể, ngoài những đơn vị kể trên, ví điện tử Momo cũng có ngỏ lời hợp tác với PVOIL để thanh toán xăng dầu trực tuyến.
Trở lại với kết quả hoạt động, doanh thu hợp nhất của PVOIL 6 tháng ước đạt 35.816 tỷ đồng, bằng 73,1% kế hoạch năm 2019. Tổng giá trị nộp NSNN toàn hệ thống ước đat 5.133 ty đông, bằng 72,3% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tương ứng đạt 170 tỷ đồng, thực hiện 32% kế hoạch năm.
Được biết thêm, chi nhánh PVOIL bên Lào và Singapore cũng đang cho những kết quả khá tốt. Ông Dương chia sẻ, riêng Lào đang từng bước thị trường hoá theo cơ chế thị trường (trước đây hoàn toàn theo Nhà nước sở tại quyết định); còn việc kinh doanh tại Singapore thì sau 6 tháng lợi nhuận đạt trên 1 triệu USD.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Sáu nguyên tắc "vàng" khi đầu tư Condotel Sở hữu vị trí đẹp, chủ đầu tư uy tín, hành lang pháp lý rõ ràng cùng chính sách đầu tư linh hoạt...là những nguyên tắc mà nhà đầu tư cần đặc biệt "nằm lòng" trước khi "xuống tiền" cho các dự án condotel. Theo thống kê của bộ phận tư vấn khách sạn Savills, condotel được xem là "ngôi nhà thứ hai"...