Cân nhắc yếu tố đặc thù trong sáp nhập thôn, bản khu vực miền núi, dân tộc
Vấn đề này được nêu ra tại cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 do Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức vào chiều 28/6,
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Mai Hoa
Tại cuộc họp, vấn đề được các đại biểu quan tâm hiện nay là vùng dân tộc, miền núi có trên dưới 100 chính sách được Trung ương và tỉnh ban hành đang còn hiệu lực; tuy nhiên việc đảm bảo nguồn lực triển khai còn hạn chế.
Đáng quan tâm là chính sách bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐCP, ngày 9/9/2015 của Chính phủ, người dân chưa được hưởng. Ông Lang Văn Chiến – Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu, thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh nêu thực tế, khi giao rừng cho người dân bảo vệ mà không đảm bảo thực thi chính sách thì càng làm cho rừng nghèo kiệt bởi người dân “tìm cách” khai thác từ rừng.
Đó là việc kéo điện về bản, đến nay toàn tỉnh vẫn còn hơn 200 bản ở 4 huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn chưa có điện lưới.
Đồng chí Cao Thị Hiền – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định, thực tiễn khu vực miền núi, dân tộc đang đặt ra nhiều đòi hỏi để HĐND tỉnh tiếp tục quan tâm, cùng UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn. Ảnh: Minh Chi
Một số đại biểu cũng nêu băn khoăn: Việc khắc phục ảnh hưởng từ các dự án thủy điện trong năm 2018 chậm và chưa triệt để; vấn đề sáp nhập thôn, bản cần xem xét yếu tố đặc thù liên quan đến văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc; đặc biệt là phù hợp với việc phân bổ dân cư, địa hình ở vùng dân tộc, miền núi.
Tỉnh cần quan tâm bố trí và hướng dẫn thực hiện chính sách cho công an xã khi đưa công an chính quy về thay thế; hướng dẫn lựa chọn, bố trí và có chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách thôn, bản sau sáp nhập.
Nhiều chính sách cho vùng miền núi, dân tộc chưa có nguồn lực để triển khai. Ảnh tư liệu Hữu Vi
Video đang HOT
Ngoài ra, nhiều vấn đề liên quan đến đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật… cũng cần được quan tâm giải quyết.
Trên cơ sở những vấn đề bức xúc, nổi cộm đặt ra đối với vùng miền núi, dân tộc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh cũng khẳng định sẽ lựa chọn đưa vào nội dung giám sát, khảo sát trong thời gian tới; đồng thời đôn đốc, đeo bám các cấp, các ngành để triển khai hiệu quả hơn. Trước mắt, Ban Dân tộc HĐND tỉnh sẽ lựa chọn những nội dung, vấn đề trọng tâm để đưa vào tranh luận, thảo luận, làm rõ trách nhiệm và giải pháp tại Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh trong tháng 7 này.
Minh Chi
Theo Baonghean
Bí ẩn cuộc đi "săn" các loài cá cực quý hiếm bên dòng Nậm Nơn
Không ít người ví nơi thượng nguồn sông Lam và dòng Nậm Nơn ở miền Tây Nghệ An giờ giống như "bầu sữa" vô tận đối với đồng bào sống đôi bờ của hai con sông này. Chưa bao giờ đặc sản tôm cá nước ngọt ở vùng núi này nhiều đến thế.
Săn cá lăng
Một sát thủ cá lăng sống ở xã Chi Khê (Con Cuông) cho hay, loài cá này chủ yếu sống ở thượng nguồn sông Lam, Nậm Nơn, Nậm Mộ đoạn qua huyện Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn, nhưng nhiều nhất vẫn là đoạn Con Cuông và Tương Dương.
Một người dân câu được con cá lăng nặng hơn 10 kg trên thượng nguồn sông Lam.
Ngày trước, khi các nhà hàng, quán ăn ở phố huyện chưa nổi lên, dân bản sống hai bên bờ sông Lam đánh bắt cũng chỉ mong góp thêm thực phẩm cho bữa ăn gia đình. Sau nhiều năm cuộc sống đổi thay, săn được cá lăng, bà con mới biết mang ra chợ bán. Nay, loài cá này gần như bị tận diệt thì mới trở thành đặc sản. Sáng sớm, đi từ thị trấn Con Cuông đến thị trấn Hòa Bình, Tương Dương xuất hiện hàng trăm tay thợ săn cá lăng.
Tại khu vực cầu treo Chi Khê, anh Lương Văn Hóa, một mình một chiếc thuyền độc mộc kèm theo hàng trăm lưỡi câu, lưới đang oằn mình bên dòng sông để săn cá lăng cho hay, số lưỡi câu sẽ giăng mắc vào các hốc đá, còn lưới giăng những chỗ nước tĩnh lặng hơn. Trước đây, mỗi ngày ít cũng bắt được vài yến cá lăng, nhưng nay có khi cả ngày không bắt được một con.
Được biết, gần đây, dân địa phương còn dùng cả kích điện để đánh bắt. Thượng nguồn sông Lam các loài cá nói chung, loài cá lăng nói riêng ngày một bị tận diệt. Anh Vi Văn Chiến, một người dân tộc Thái, thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương, chuyên nghề câu cá, than phiền.
Cá lăng sống thích nghi với dòng nước trong, nhất là sông suối ở vùng miền tây xứ Nghệ. Tuy nhiên, hiện nay, nước sông Lam bị chuyển thành màu vàng đục do nạn khai thác vàng sa khoáng. Khi cá lăng ở thượng nguồn sông Lam ngày một cạn dần, bà con bắt đầu vượt lên sông Nậm Nơn và Nậm Mộ, là hai con sông bắt nguồn từ Lào đổ về Cửa Rào, tạo thành sông Lam để săn bắt.
Đánh bắt cá ở thượng nguồn Nậm Nơn.
Ông Lương Văn Trung, xã Lượng Minh, cho biết, bản Lã được xem là nơi đệ nhất cá lăng, khúc sông Nậm Nơn từ ngã ba Cửa Rào (sông Lam) qua bản Lã lên bến Thượng Lưu có hệ thống câu, lưới dày đặc.
Trước đây, sáng nào bà con dân bản Lã cũng bắt được hàng yến, có khi hàng tạ cá lăng. Mỗi ngày nước lũ về, cá lăng từ thượng nguồn trôi theo dòng nước, nhiều tay sát thủ coi đây là mùa làm cá, vì đánh bắt được nhiều hơn. Hơn nữa, những khi mưa lũ lớn, cá lăng từ thượng nguồn sông Nậm Nơn đổ về hoặc dưới sông Lam cá ngược lên theo dòng nước cuồn cuộn chảy qua khu vực này.
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây cá lăng trở nên khan hiếm, nhiều hôm cả bản không bắt được một con. Nhà hàng Châu Liên thuộc diện nổi tiếng nhất miền tây xứ Nghệ, tọa lạc bên bờ sông Lam, đoạn qua thị trấn Con Cuông thơ mộng. Ông chủ một nhà hàng, không giấu giếm: "Nhiều hôm, người ta mang cả xung điện để săn cá lăng ngay cả khu vực sông bên cạnh nhà hàng". Bắt được cá lăng thì ít mà diệt các loài vi sinh vật khác thì nhiều.
Trước đây sáng nào cũng có người mang cá lăng vào nhập cho nhà hàng, có ngày nhà hàng tiêu thụ gần ba chục cân. Mỗi cân cá lăng giá thời điểm đó chỉ từ bảy mươi đến một trăm nghìn đồng, nay giá 250 đến 500 nghìn đồng vẫn không đủ cá để phục vụ khách. Hôm nào may lắm cũng chỉ gom được hơn yến cá.
Một cán bộ huyện Tương Dương, tâm sự, trước đây mỗi lần đi công tác vào thung lũng lòng hồ thủy điện bản Vẽ, khi ra, thế nào cũng mua được dăm cân cá lăng. Vài năm trở lại đây, mua được cá lăng không còn dễ nữa, bà con bắt được cá là đưa ngay ra thị trấn nhập cho các nhà hàng.
"Lộc trời" thượng nguồn Nậm Nơn
Đứng trên bến thuyền Thượng Lưu (thuộc xã Yên Na, huyện Tương Dương) chỉ cần vứt nắm cơm hoặc nắm lá cây là lập tức từng đàn cá to, nhỏ chạy đến đua nhau đớp mồi. Dọc các con khe, suối nhỏ chúng tôi bắt gặp nhiều học sinh trường THCS Hữu Khuông (Tương Dương) đang tranh thủ xuống lòng hồ đánh bắt cá để bán kiếm tiền học chữ.
"Lộc trời" ở thượng nguồn Nậm Nơn.
Điều đặc biệt, ở vùng núi này có nhiều loài cá khác nhau và đã trở thành đặc sản như: Cá lăng, cá ngạnh, cá mát, cá chạch, chạch sú... Nhiều người dân xã Hữu Không, Mai Sơn (thuộc huyện Tương Dương) và Mỹ Lý, Huồi Tụ, Mường Lống (thuộc huyện Kỳ Sơn) chuyển hẳn sang nghề săn bắt các loài cá được mệnh danh là đặc sản của vùng núi rừng này.
Ngược vào lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ bằng chiếc thuyền máy nhỏ tròng trành, trọn cả ngày trời mới đến xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn). Nơi đây được xem là chốn "thâm sơn cùng cốc", vì nằm tận thượng nguồn sông Nậm Nơn. Mỹ Lý chủ yếu là đồng bào Thái, Mông và Khơ Mú... Cuộc sống từ xưa nổi tiếng khó khăn. Khoảng 5 năm trở lại đây, Mỹ Lý được đổi thay là nhờ "vựa cá" của lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ ban tặng. Càng ngược vào lòng hồ bao nhiêu thì tôm cá nước ngọt càng nhiều bấy nhiêu.
Một chiến sỹ Đồn Biên phòng Mỹ Lý chỉ tay xuống bến đò của bản Xiềng Tắm cho biết, sáng nào nơi đây cũng đông đúc bà con khắp các vùng lân cận như: Mường Lống, Bắc Lý, Huồi Tụ, Phà Đánh và một số "nậu" ở thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), Hòa Bình (Tương Dương) vào tham gia mua bán cá để đưa về xuôi.
Theo quan sát của phóng viên, để "săn" được các loài cá quý hiếm, người dân có nhiều cách. Chỉ cần chiếc thuyền nhỏ, kèm theo lưới vây bủa hoặc dùng câu chùm, câu đơn... là có thể hành nghề. Mỗi tối bà con đánh bắt được nhiều loại cá, nhưng hễ có các loài cá quý hiếm là các "nậu" tranh nhau mua với giá rất cao: Hơn 450 nghìn đồng/kg đối với cá lăng và cá lệch; 300 nghìn đồng đối với cá mát và 500 nghìn đồng đối với loài cá ngạnh...
Một cán bộ xã Mỹ Lý tiết lộ, trước đây nơi này từng được xem là cái rốn của các đường dây tội phạm ma tuý từ nước bạn Lào về Việt Nam. Lợi dụng địa hình sông núi hiểm trở, các đối tượng qua đây để về Huồi Tụ, sau đó tập kết về đỉnh Pù Lôm (Tương Dương). Ngày nay, thay vì đi nương, đi rẫy, xách thuê ma tuý... thì bà con Mỹ Lý sống bằng nghề đánh cá trên sông. Điều đáng nói, dù là cá to hay cá nhỏ, hầu hết các loài cá nước ngọt sống ở vùng lòng hồ này đều rất ngon.
Anh Lô Văn Long, một người dân bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý cho biết, trước đây gia đình anh lao động quần quật nhưng quanh năm vẫn thiếu đói. Nay nhờ chuyển sang làm nghề "săn" các loài cá quý nên gia đình được đổi đời.
Một góc bản làng được đổi thay nhờ nghề đánh bắt cá nước ngọt ở thượng nguồn sông Nậm Nơn.
Để săn được những con cá lệch, cá lăng to bự, anh Long phải dùng lưỡi câu móc. Ban đầu chỉ mong bắt được cá để về ăn, nhưng sau đó thấy đánh bắt được nhiều nên vợ chồng anh mới bỏ nghề rừng chuyển sang nghề này. Mỗi buổi tối bình thường gia đình anh cũng thu nhập được từ 300.000 đến 500.000 đồng, hôm nào may mắn thì được 1 đến 2 triệu đồng. "Một nguồn thu mà trước đây dù nằm mơ cũng không thấy", anh Long nói.
Ông Kha Ngọc Minh - Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý cho biết, trước đây Mỹ Lý là một trong những xã nghèo nhất huyện biên giới Kỳ Sơn, nay dòng Nậm Nơn thành "vựa" cá sinh sôi. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã hướng dẫn bà con vừa đánh bắt vừa phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản để chúng được sinh sôi, nảy nở lâu bền.
Theo Phan Sáng (Kiến thức gia đình số 24)
Ruộng đồng nứt nẻ, hồ thủy lợi trơ đáy Theo Chi cục Thủy lợi (Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An), toàn tỉnh có 96 hồ chứa nhưng hiện chỉ còn 4 hồ chứa còn đầy nước, 92 hồ còn lại mực nước chỉ đạt trên 50%. Riêng các hồ chứa do địa phương quản lý chỉ đạt từ 30 - 40% lượng nước, trong đó có một số hồ đã cạn kiệt nguồn...