Cân nhắc 3 phương án xây cầu đường sắt cạnh cầu Long Biên
Ông Phạm Hữu Sơn – Tổng giám đốc TEDI (Bộ GTVT) – vừa đưa ra ba phương án xây cầu đường sắt vượt sông Hồng ở vị trí cách cầu Long Biên 30m, 75m và 186m.
Với phương án một, tim cầu đường sắt số 1 vượt sông Hồng cách tim cầu Long Biên 30m về phía thượng lưu. Vị trí cầu đường sắt nằm sát cầu Long Biên nên ông Sơn cho biết, kiến trúc cũng như kết cấu cầu cần được nghiên cứu đảm bảo phù hợp, không ảnh hưởng xấu tới kiến trúc cầu Long Biên cũng như không được che khuất tầm nhìn của cầu này từ phía thượng lưu. Kinh nghiệm tại một số nước khi xử lý vấn đề này thường chọn kết cấu cầu xây mới là dạng cầu dầm có chiều cao kiến trúc thấp.
Qua thời gian cầu Long Biên cũng đã xuống cấp. Ảnh Hữu Nghị
Theo ông Sơn, với phương án một, khối lượng giải phóng mặt bằng nhà dân là rất lớn, đặc biệt nhà dân thuộc khu vực phố cổ (lớn nhất trong ba phương án).
Về giải phóng mặt bằng, dù phương án này có số nhà phải giải phóng mặt bằng cao nhất nhưng do tập trung nhà ở phía quận Long Biên nên chi phí không quá lớn. Về kinh tế, chi phí xây lắp thấp hơn các phương án khác do chiều dài tuyến ngắn nhất.
Phương án hai, tim cầu đường sắt cách cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu. “Vị trí này đủ xa để có thể nghiên cứu về kiến trúc cấu tạo điểm nhấn cho toàn khu vực mà không chịu tác động kiến trúc từ cầu Long Biên”, ông Sơn nói.
Phân tích những tác động của phương án hai, ông Sơn cho biết nó không ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng khu vực phố cổ nhưng ở phố mới lại rất lớn, đặc biệt tập trung ở khu vực từ đường Quán Thánh tới đường Nguyễn Trung Trực và khu vực ngoài đê thuộc bãi Phúc Xá. Về mặt xây lắp, phương án này lại có chi phí cao nhất do chiều dài tuyến đường sắt lớn nhất và chi phí giải phóng mặt bằng cũng cao nhất.
Với phương án ba, tim cầu cách tim cầu Long Biên 75m về phía thượng lưu. Ông Sơn cho rằng, vị trí này đủ xa để giảm bớt ảnh hưởng kiến trúc đến cầu Long Biên. Tuy nhiên, để nâng cao tính thẩm mỹ cho khu vực cũng nên nghiên cứu cầu trên tuyến đường sắt đô thị số 1 vượt sông Hồng với kết cấu cầu dầm để hạn chế nhất ảnh hưởng về mặt kiến trúc tới cầu Long Biên.
Theo ông Sơn, phương án ba đi qua đường Phùng Hưng, Hàng Đậu nên không gian hoàn toàn đủ để bố trí tuyến đường sắt đô thị mà không phải giải phóng mặt bằng nhà dân. Trong khi đó, khối lượng giải phóng mặt bằng phía hữu ngạn chủ yếu tập trung vào đoạn chuyển từ đường Phùng Hưng sang đường Hàng Đậu tại đúng ranh giới phía Bắc của khu phố cổ và đoạn ngoài đê từ chợ Long Biên tới sông Hồng.
Trong đó các công trình bị ảnh hưởng khu vực phố cổ cũng chủ yếu là các công trình xây mới, công trình công cộng như trụ sở cơ quan công an, nhà hàng, khách sạn. Do vậy, khối lượng giải phóng mặt bằng phương án ba là thấp nhất trong các phương án.
Quang Phong
Theo Dantri
Video đang HOT
Hà Nội thanh bình nhuộm nắng vàng cuối thu
Hà Nội cuối mùa thu có nhiều thứ để người ta mê đắm, nhớ nhung bởi sắc vàng của nắng mật ong, của mùi hương cốm, một góc phố bình yên và những cơn gió heo may mát trong lành.
Thời tiết Hà Nội đang trong những ngày đẹp nhất trong năm. Từ buổi sáng tinh mơ, se se lạnh đến buổi chiều vàng úa, tĩnh lặng, dong xe trên những con đường rộng dưới tán cây cổ thụ mà ai trải qua cũng không thể nào quên được.
Nằng óng vàng xuyên qua tán lá hàng cây bồ đề trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) một chiều cuối thu.
Hà Nội cuối mùa thu nơi nào cũng đẹp. Phóng xe lên cầu Long Biên ngắm mặt trời lặn và thả mắt ra những bãi phù sa xanh mướt những nương ngô, dãy chuối, mùi cỏ thơm nhè nhẹ. Một bầu trời nhuộm một màu vàng mật, óng ánh.
Hay thong dong dạo quanh Hồ Gươm, trầm mặc cổ kính. Không chỉ chụp lại những bức hình đẹp trong tiết trời thu mà còn được gặp, giao lưu với rất nhiều du khách nước ngoài.
Ta có thể tìm một góc bình yên trên phố cổ, ngồi thưởng thức hương vị cafe, vị cốm thơm nồng trên vai những gánh hàng rong... ngắm phố cổ đổ bóng theo ánh chiều thu Hà Nội.
Cây Bồ đề nhuộm vàng trong nắng thu của Hà Nội
Hà Nội sắp chuyển mình sang đông lạnh nên những ngày này nhiều người tranh thủ, tạm gác lại mọi thứ bước xuống phố, hòa mình vào cuối mùa thu. Trong ảnh - 2 em học sinh trường THCS Trương Vương (Hà Nội) ngồi vẽ Tháp Rùa Hồ Gươm dưới ánh nắng vàng óng.
Hà Nội có nhiều cảnh đẹp nhưng có lẽ Hồ Gươm vẫn là điểm đến thú vị nhất. Trong ảnh một bạn sinh viên ĐH Kiến trúc (Hà Nội) đang vẽ tháp Báo Ân.
Cuối buổi chiều thu, quang cảnh Hồ Gươm đẹp như một bức tranh
Thiếu nữ Việt trong tà áo dài trắng tinh khiết dưới mùa thu Hà Nội khiến du khách nước ngoài ngẩn ngơ, ké chụp chung một tấm hình làm kỉ niệm.
Mùa thu Hà Nội là mùa đẹp nhất trong năm. Chính vì vậy mùa thu Hà nội luôn luôn là thời gian mà các nhiếp ảnh cũng như thiếu nữ muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp.
Ba cháu gái diện áo dài cho bà đi dạo chơi, chụp ảnh để bà nhớ về buổi sáng mùa thu 60 năm về trước tại Hồ Gươm
Mặt nước Hồ Tây vàng óng như mật chiều cuối thu Hà Nội
Mỗi buổi chiều, nhiều người lại phóng xe lên cầu Long Biên ngắm mặt trời lặn...
.... và thả mắt nhìn ra những bãi phù sa tươi tốt những cây, những cỏ, những ruộng nhỏ xanh ngát
Các cụ già thường lên cầu tập thể dục vào cuối buổi chiều bởi nơi đây không khí trong lành, thoáng mát
Chập tối, các bạn trẻ lên cầu Long Biên tận hưởng chút se se lạnh cuối thu...
Đường Hoàng Diệu là một trong những con đường thanh bình, đẹp nhất Thủ đô. Chút nắng buổi sớm xuyên qua tán lá hai hàng cây cổ thụ.
Quán nước ven đường cũng là điểm dừng chân lý tưởng ngắm phố phường cuối mùa thu
Những hương vị vỉa hè là nét đặc trưng của Hà Nội
Đặc biệt là mùi hương của cốm, ai đi xa cũng nhớ...
Theo Khampha
Hình ảnh hiếm về Hà Nội ngày tiếp quản 60 năm trước Một triển lãm nhỏ nằm trong Đình Kim Ngân, giữa trung tâm phố cổ Hà Nội, khiến người xem hình dung được phần nào những ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 của 60 năm về trước. Đình Kim Ngân tại phố Hàng Bạc là nơi diễn ra triển lãm ảnh, gồm 48 bức ảnh quý do Tạp chí Xưa và Nay phối...