Căn nhà mơ ước của hai anh em mồ côi sắp hoàn thiện
“Căn nhà của 2 anh em sắp hoàn thiện, chỉ còn phần sơn, phần cửa và chọn ngày đẹp để tân gia mời bà con lối xóm đến chia vui. Vậy là điều ước cho chúng cháu đã thành hiện thực” – em Võ Tá Việt Chính cho hay.
Căn nhà cho 2 cháu Chính và Sang sắp hoàn thiện.
Điều ước cho em của Bộ GD&ĐT đã gắn kết, đưa niềm hạnh phúc đến với 2 anh em mồ côi Võ Tá Việt Chính và Võ Tá Việt Sang tại thôn Trung Thành, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).
Anh Võ Tá Quyết (SN 1987) chú ruột của 2 cháu Chính và Sang vui mừng thông báo: “Sau 3 khởi công tháng xây dựng, căn nhà do chính Bộ GD&ĐT cùng phối hợp với Báo GD&TĐ hỗ trợ tiền mặt và vật liệu xây dựng đang dần hoàn thiện. Chỉ chờ ngày đẹp để 2 cháu bước về nhà mới”.
“Khi sự cố ập đến với gia đình, trong một vụ tai nạn đã cướp đi tính mạng của cha/mẹ hai cháu, sự đau khổ tột cùng khi mất đi người thân, hai cháu bỗng thành trẻ mồ côi.
Nỗi đau đó ám ảnh chúng tôi vô cùng. Mất đi đấng sinh thành, hoàn cảnh gia đình lại quá khó khăn, đến căn nhà nhỏ cho 2 cháu sinh sống thời điểm đó cũng không có” – anh quyết tâm sự.
Video đang HOT
Sau bài viết “Cụ bà mong mỏi một căn nhà cho 2 đứa cháu mồ côi trước lúc nhắm mắt xuôi tay” đăng trên Báo GD&TĐ kể về câu chuyện cảm động, bà Hoàng Thị Miên (70 tuổi) với mơ ước có một căn nhà tránh mưa gió cho 2 cháu nội còn nhỏ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Câu chuyện của 2 anh em Võ Tá Việt Chính (10 tuổi, lớp 4) và Võ Tá Việt Sang (8 tuổi, lớp 2), 7 năm trước bố mất trong một vụ tai nạn, 1 năm sau mẹ của các em cũng qua đời do căn bệnh ung thư dạ dày ác tính đã chạm tới cảm xúc của nhiều độc giả.
Anh Võ Tá Quyết tâm sự: “Bà nội thì đã già yếu, căn nhà dột nạt sau trận lũ lịch sử 202o vừa qua cũng đã cuốn theo mưa lũ. Bản thân tôi chưa lập gia đình, mọi khó khăn thật sự đổ lên 2 cháu”.
Nhưng giờ đây niềm mơ ước của 3 bà cháu có một căn nhà trở thành thành hiện thực khi chương trình “Điều ước cho em” đã lắng nghe và thấu hiểu. Nguồn tiền xây dựng căn nhà hơn 100 triệu đồng đến từ sự đóng góp của các nhà tài trợ, nhà hảo tâm.
Trước đó, ngày 17/1/2021, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đến thăm hỏi, khởi công xây dựng nhà “Điều ước cho em” tại thôn Trung Thành, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên cho 2 anh em Võ Tá Việt Chính (10 tuổi, lớp 4) và Võ Tá Việt Sang (8 tuổi, lớp 2).
“Căn nhà là một món quà rất thiết thực và có lẽ đến giờ, 2 cháu cũng không dám tin đó là sự thật” – anh Quyết xúc động nói.
Còn bà Hoàng Thị Miên trăn trở: “Hai cháu còn nhỏ, tôi giao quyền lại cho chú ruột nó nuôi dưỡng, bởi tôi già rồi không biết sống chết ra sao. Vậy là căn nhà mơ ước của 2 đứa cũng đã thành hình hài, cứ nhìn căn nhà tôi lại rớt nước mắt”.
“ Chương trình điều ước cho em đúng như cái tên của nó. Giờ thì cụ già này đã tin ông Bụt chẳng ở đâu xa mà đã hiện hữu để biến những ước mơ của bà cháu tôi thành sự thật” – bà Miên xúc động nói về niềm vui ngày sắp bước vào nhà mới.
Anh Quyết nhớ lại những ngày đầu khi nhận tin 2 cháu sẽ có một căn nhà mới, “Tôi không dám tin. Từ chỗ không có một viên gạch, bao cát, tấn xi măng… giờ đang tính từng ngày để hoàn thiện, niềm vui đó thật khó tả” – anh Quyết không giấu nổi cảm xúc.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cùng Đoàn công tác thực hiện lễ khởi công vào ngày 17/1/2021.
Nếu không có gì cản trở thì ngôi nhà sẽ hoàn thiện và đưa vào ở trước ngày 10/5. “Hôm rồi, cô giáo chủ nhiệm của hai cháu còn gọi điện cho tôi, hai đứa đến lớp đã khoe rằng: Chúng em sắp có nhà mới. Rồi còn mời cô và các bạn đến nhà ưống nước, ăn kẹo” – anh Quyết hồ hởi kể.
Ngày 15/1/2021, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 156/BGDĐT-GDCTHSSV về việc triển khai Chương trình “Điều ước cho em” (Công văn 156) gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với mục đích huy động các nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện học tập, sinh hoạt cho học sinh ở các trường học thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Tại Công văn 156, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao Sở GD&ĐT làm đầu mối hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức rà soát và cập nhật thông tin về những khó khăn và nhu cầu cần hỗ trợ trên cổng thông tin http://inhandao.vn.
Đề án sức khỏe học đường giai đoạn mới hướng đến mục tiêu gì?
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì cuộc họp ban soạn thảo và tổ biên tập xây dựng đề án Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Ban tổ chức công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Đề án "Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030". Theo đó, Ban Soạn thảo có 14 thành viên, Tổ biên tập có 12 thành viên, trưởng Ban soạn thảo là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất Nguyễn Thanh Đề cho biết: Thời gian qua Bộ GD&ĐT đã phối hợp cùng Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, học sinh, sinh viên. Việc triển khai mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nhận được sự quan tâm, hưởng ứng từ phía nhà trường.
Tuy nhiên, việc cải thiện sức khỏe học đường còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Trong đó, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước sạch tại trường học chưa bảo đảm, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Giáo dục thể chất đã đổi mới nhưng vẫn tồn tại vấn đề về cơ sở vật chất, chưa phát huy đam mê, sở thích của học sinh.
Xây dựng đề án với mục tiêu huy động các nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện tốt công tác bảo đảm dinh dưỡng học đường, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trường học, nâng cao thể chất cho trẻ em, học sinh. Trong đó, ba nhiệm vụ cụ thể: Bảo đảm dinh dưỡng học đường và an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học; chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và học sinh. Triển khai công trình nước sạch, nhà vệ sinh trường học.
Tại buổi làm việc, các thành viên ban soạn thảo đã thảo luận về Đề cương sơ bộ của đề án, đóng góp ý kiến tập trung vào các vấn đề: Làm rõ quá trình hình thành, phát triển chương trình sức khoẻ học đường trong phần căn cứ, cơ sở thực tiễn xây dựng đề án. Nêu rõ thực trạng, khó khăn và thách thức trong việc cải thiện sức khoẻ trẻ em, học sinh trong trường học. Làm rõ nhiệm vụ, kinh phí, tiêu chí đánh giá, trách nhiệm của các bộ ngành trong việc triển khai đề án.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đề án Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm cải thiện, nâng cao sức khỏe cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông. Việc xây dựng đề án phải hướng tới vấn đề dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất, y tế học đường, gắn với y tế cơ sở và bảo đảm tính khả thi khi thực hiện đề án theo từng giai đoạn.
Qua thảo luận ý kiến, Thứ trưởng đề nghị, các thành viên ban soạn thảo và tổ biên tập tiếp tục đánh giá thực trạng, rà soát thách thức khi triển khai đề án; bám sát cấu trúc đề án, làm rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ giữa ngành giáo dục và y tế, viện dinh dưỡng cùng các đơn vị liên quan.
Kết nối nguồn lực, xây dựng trường học an toàn, thân thiện Có 33,6% số trường thiếu phòng học, 31% số trường thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh tạm bợ, 61% số trường có nhà vệ sinh không đạt chuẩn. Ngày 22/01, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt, tri ân và ký thoả thuận hợp tác với hơn 20 đơn vị nhằm triển khai chương trình "Kết nối...