Căn nguyên “tâm bệnh” của nhiều người cao tuổi
Hơn 1 tháng mà bố tôi liên tục báo bệnh, lần thì đau đầu, lần thì mất ngủ, lúc lại do đau bụng nhưng khám không ra bệnh khiến tôi vô cùng hoang mang.
Biến cố khiến bố thay đổi
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình hạnh phúc từ nhỏ đến lớn, bố mẹ đều yêu thương hai chị em tôi. Nhưng đến khi mẹ tôi đột ngột qua đời vào năm ngoái, gia đình tôi đảo lộn hoàn toàn. Mẹ chỉ ốm 1 tháng rồi rời xa chúng tôi mãi mãi. Suốt 1 tháng đó bố là người lo liệu mọi việc, đưa mẹ đi khám bệnh, nấu ăn và chăm sóc mẹ chu đáo nên chúng tôi không cần lo lắng gì cả.
Mẹ qua đời, bố tôi bỗng dưng đổi tính, từ người đàn ông điềm đạm trở nên khó tính, hay cáu gắt. Tôi lo lắng nên đưa ông về nhà mình chăm sóc nhưng kết quả là tôi ngày càng đau đầu hơn. Vợ chồng tôi đi làm cả ngày, tôi gửi bố tiền hàng ngày để ông nấu ăn, dạo phố, ra công viên đánh cờ cùng các cụ trong khu dân cư.
Ảnh minh họa
Nhưng bố cả ngày ở nhà, không đi đâu, cũng không phụ giúp vợ chồng tôi việc nhà, đến giờ ăn chỉ xuống chợ mua bánh bao ăn vội. Tôi nhắc nhở ông ăn nhiều hơn, vận động cho khỏe nhưng cuối cùng hai bố con lại to tiếng. Quá stress khi đối mặt với bố mỗi ngày, tôi đưa ông sang nhà chị gái tôi. Vợ chồng chị đều đi làm 2-3 ngày mới về, các cháu lớn đều đã đi học ở xa, bố tôi có thể tự do làm điều mình thích.
Thế nhưng anh rể tôi cũng không thể quen với lối sống của bố nên nhiều lần xảy ra mâu thuẫn. Bố biết vậy nên lại dọn đồ về nhà cũ. Lần này đã gần Tết Nguyên đán nên tôi không đón ông lên nữa. Vợ chồng tôi thu xếp về quê với bố mấy hôm, tính tình ông đã dễ chịu hơn nên chúng tôi cũng yên tâm phần nào.
Không phải bệnh tật mà là sự trống trải và cô đơn
Thế nhưng qua Tết chưa được bao lâu, bố liên tục gọi điện nói người không được khỏe, đau đầu, sốt cao. Hầu như ngày nào ông cũng sẽ báo một bệnh mới, kêu tôi đưa đi khám. Tôi nhờ một người bạn là bác sĩ Trương sống gần đó đến kiểm tra nhưng không khám ra bệnh gì nghiêm trọng, chỉ bị sốt nhẹ nên kê một ít thuốc cho bố.
Bố tôi uống hết thuốc, nửa tháng sau lại nói có bệnh. Lần này ông diễn tả bệnh rất nặng, đau đầu, ngủ không ngon, trằn trọc. Tôi vội xin nghỉ về đưa bố đến bệnh viện khám, xét nghiệm máu, điện tâm đồ, chụp CT não thì bác sĩ bảo các chỉ số đều bình thường, chỉ có điều huyết áp hơi cao và nhịp tim có rối loạn một chút. Nhìn chung sức khỏe bố vẫn ổn định, không có vấn đề bất thường.
Video đang HOT
Tôi vừa thở phào, bố đã vội khăng khăng cảm thấy mình có bệnh, có thể bệnh viện địa phương không chính xác. Ông nhất quyết bắt tôi đưa đến bệnh viện thành phố để khám lại. Tôi bất lực nên phải nhờ chị và dì thuyết phục, ông mới từ bỏ ý định đi bệnh viện tiếp. Sau khi mua thêm thuốc bổ và nhờ bạn là bác sĩ hướng dẫn bố chăm sóc sức khỏe hàng ngày, tôi mới yên tâm ra về.
Ảnh minh hoạ
Thế nhưng chỉ 1 tuần sau, bố tôi tiếp tục kêu bụng ông không được khỏe, thường xuyên bị nhói bụng khiến việc ăn uống khó khăn. Sợ bố bị ung thư dạ dày nên tôi đưa ông đi nội soi dạ dày ở bệnh viện thành phố nhưng kết quả vẫn không có bệnh gì. Bác sĩ nói có thể là do tinh thần căng thẳng dẫn đến dạ dày khó chịu, hoặc do ăn uống không lành mạnh. Bố tôi vẫn cho rằng ông bị bệnh nặng phải nhập viện theo dõi vài ngày.
Tôi khuyên bố nên nghe bác sĩ về nhà liền bị ông mắng, nói tôi sợ tốn tiền. Sếp gọi thúc giục tôi quay trở lại cơ quan khiến tôi bị đẩy vào thế bị động, tức giận dồn nén và cãi nhau với bố trước mặt mọi người trong bệnh viện. Dù vậy bố vẫn chịu để tôi đưa về nhà nhưng suốt dọc đường không ai nói với nhau câu nào.
Lo xong công việc, tôi gọi điện cho anh bác sĩ Trương để hỏi về trường hợp của bố. Anh Trương nói rằng thực chất sức khỏe bố không có vấn đề gì về thể chất nhưng có thể ông bị căng thẳng về tâm lý, nhất là sau khi mất đi người bạn đời gắn bó gần cả đời người.
“Ở độ tuổi này, người già cần nhất sự đồng hành và quan tâm. Chúng ta vẫn luôn bận bịu đi làm mà không có thời gian bên cạnh bố mẹ nên tôi vẫn thường gặp nhiều cụ làm vậy để các con quan tâm và ở lại với mình lâu hơn. Không phải đưa bố về ở cùng là các cụ thấy đủ đâu, cậu cần dành nhiều thời gian hơn cho bố nữa”, bác sĩ Trương nói.
Ảnh minh hoạ
Nghe người bạn bác sĩ nói, tôi cũng cảm nhận được rằng căn nguyên khiến bố tôi ốm đau không phải là bệnh tật mà là sự trống trải và cô đơn. Vậy nên tôi lại đưa bố từ quê lên ở nhà mình nhưng cố gắng tan làm sớm hơn để đưa ông đi tập thể dục, đi dạo, lâu lâu gia đình sẽ cùng ra ngoài ăn tối. Cuối tuần hai bố con sẽ tán gẫu, có khi cùng uống trà hoặc chơi cờ. Chỉ hơn một tháng sau, thần sắc bố tôi đã tốt hơn, nói cười nhiều hơn. Ông chủ động mua rau và nấu ăn cho cả nhà mỗi ngày, bầu không khí gia đình luôn ấm áp như khi tôi còn nhỏ.
Bài viết của tác giả họ Trung, 42 tuổi
Cuộc sống tối giản của cụ bà 94 tuổi khiến nhiều bạn trẻ hâm mộ: Thì ra hạnh phúc đơn giản đến thế!
Sống tối giản là nắm lấy những thứ bạn trân trọng bằng cách loại bỏ thứ không cần thiết.
Trên thực tế, tối giản thực sự là để bạn tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, trải nghiệm niềm vui và tìm thấy con người thật của mình, chứ không phải vì cuộc sống mà để bản thân chịu thiệt thòi.
Có khi nào bạn nghĩ rằng, sự khác biệt giữa lối sống tối giản của những người trẻ tuổi và người cao tuổi là gì không? Người cao tuổi có phải "vứt bỏ" như người trẻ để tối giản cuộc sống, theo đuổi chủ nghĩa tối giản?
Cô gái Trung Quốc với tên tài khoản @Tiểu Lý vui vẻ đã chia sẻ cuộc sống tối giản của bà ngoại mình lên mạng xã hội. Sau đó nhiều người mới phát hiện thì ra quan niệm tối giản của người lớn tuổi mới là tối giản thật sự.
Bà ngoại của cô gái năm nay đã 94 tuổi, sống một mình và theo đuổi chủ nghĩa tối giản quanh năm. Bất kể đồ đạc trong nhà hay cuộc sống hàng ngày, bà đều cố gắng hướng theo tối giản nhất hết mức có thể.
Bà ngoại không chọn ở cùng con cháu, căn nhà hiện tại tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ và ngăn nắp. Từ ăn uống cho đến quần áo, bài trí không gian cho đến trạng thái cuộc sống... đều đang ở trạng thái mà rất nhiều bạn trẻ từng mơ ước theo đuổi mà không cách nào đạt được, chẳng trách đoạn video đã thu hút sự hâm mộ của hàng triệu cư dân mạng.
Hãy cùng xem bà ngoại của cô gái @Tiểu Lý vui vẻ đã sống tối giản như thế nào nhé!
Nơi bà sống là căn hộ thuộc một khu chung cư cũ kỳ, không gian cực kỳ đơn giản, ít đồ đạc, nhưng rất gọn gàng và sạch sẽ. Mặc dù khi nhìn vào, bạn có thể cảm giác căn hộ trông khá trống trãi, nhưng thật ra đây chính là cách sắp xếp đồ đạc tối giản.
Vì ít đồ đạc và mọi thứ đều được bày trí có nguyên tắc và ngăn nắp nên khi cần một cái gì đó, bà có thể dễ dàng tìm thấy nó. Nhà bếp của bà cũng sạch sẽ và ngăn nắp, đều là "đồ cổ", được bày trí theo kiểu hơn 10 năm trước.
Tiếp theo, cô gái chia sẻ chiếc tủ lạnh của bà ngoại. Khi mở ra, trong tủ lạnh gần như trống rỗng, chỉ có vài quả trứng và bắp cải. Cô gái nói rằng bà ngoại không bao giờ để nhiều hơn hai loại rau trong tủ lạnh. Theo đó, bà phải ăn một thứ rồi mới mua bổ sung.
Cô gái chia sẻ cô cũng khuyên bà ngoại nên mua thêm thịt cá ăn bổ sung chất dinh dưỡng, nhưng sau khi nghe bà nói, cô không còn ép bà ăn uống nhiều hơn. Bà nói rằng: "Người già không cần ăn quá nhiều thịt cá, đôi khi bữa ăn chỉ có rau là đủ. Nhưng tuổi trẻ các con nên ăn nhiều vì cuộc sống của các con có nhiều thứ cần đánh đổi. Ăn uống như vậy là quá đủ với bà".
Ngay cả phòng ngủ cũng ngăn nắp đến mức khiến bạn có cảm giác căn phòng bị bỏ trống không được sử dụng, trên giường chỉ có những chiếc gối kiểu cũ và chăn bông được bà gấp thẳng thớm.
Đoạn video chuyển hướng đến tủ quần áo, cũng chỉ có vài bộ đồ và những chiếc áo len giữ ấm, đương nhiên đều gấp và xếp ngăn nắp. Cô gái nói rằng bà ngoại không cho con cháu mua quần áo. Nếu ai đó tặng bà quần áo, bà sẽ đem đi cho người khác vì bà cảm thấy quần áo mới mua không thể dùng lâu dài, để lâu không mặc cũng sờn hỏng, như vậy sẽ rất lãng phí.
Cô gái chia sẻ ông ngoại mất khá sớm nên bà ngoại đã sống độc thân gần 40 năm, trong những năm này, bà không hề nuôi chó mèo để bầu bạn, cũng không đòi hỏi con cháu phải tề tựu để vui nhà vui cửa với bà.
Trên ban công chỉ trồng mấy cây phong lan. Cuộc sống hằng ngày vô cùng đơn giản, thỉnh thoảng cùng những người bạn già sống cùng chung cư tán gẫu.
Cô gái cảm thán rằng: "Nhìn thấy ngôi nhà của bà, tôi mới hiểu được tầm quan trọng của việc buông bỏ, thực ra buông bỏ không phải là vứt bỏ, mà là lưu trữ và sắp xếp hợp lý, loại bỏ những vật dụng không cần thiết".
Tối giản không chỉ là một cách sống, mà còn là thái độ của mỗi người đối với cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì đủ lâu, có thể một tháng hoặc một năm, cuộc sống và thế giới nội tâm của bạn có thể thay đổi đầy bất ngờ.
Bị cả nhà chồng xỉ vả vì bỗng nhiên có thai trong khi chồng bị chẩn đoán vô sinh, chuyện sau đó mới bất ngờ Sau nhiều năm không có con, khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để chuẩn bị cho việc thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ phát hiện cô đã mang thai. Cách đây không lâu, chương trình "Tổng hợp tin tức Internet Giang Tây", tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, đã phát sóng về một câu chuyện gia đình khá hy hữu....