Cần nắm để không bị “chặt chém” giá khi mua thuốc tại quầy thuốc của bệnh viện, phòng khám
Nhà thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám, chữa bệnh không được bán thuốc cao hơn giá niêm yết. Cùng với đó, giá bán lẻ thuốc không được chênh lệch quá 15% so với giá nhập.
Để tránh trở thành nạn nhân của hành vi “chặt chém” tại các quầy bán lẻ thuốc, ngay trong khuôn viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nên “nằm lòng” cho mình những quy định của nhà nước về quản lý giá thuốc tại các cơ sở này.
Theo Điều 135, Nghị định 54/2017/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược”, được Chính phủ ban hành ngày 08/5/2017, các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc. Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng các hình thức in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát và nhận biết của khách hàng, cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc. Đồng niêm yết giá là đồng Việt Nam; giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có của thuốc); cơ sở bán thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có những quy định cụ thể để khống chế, siết chặt quản lý với giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên của cơ sở khám, chữa bệnh. Những quy định này được nêu rõ tại Điều 136 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP :
-Giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm giá mua vào ghi trên hóa đơn và thặng số bán lẻ (trị giá tiền chênh lệch giữa giá thuốc bán ra và giá thuốc mua vào của cơ sở bán lẻ thuốc) tính bằng mức thặng số bán lẻ nhân với giá mua vào. Cụ thể:
Giá bán lẻ = Giá mua vào Mức thặng số bán lẻ (%) Giá mua vào
-Mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau:
a) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 15%.
b) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%;
c) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến 100.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%;
Video đang HOT
d) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%;
đ) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%.
Lưu ý, đơn vị đóng gói nhỏ nhất để tính thặng số bán lẻ được quy định như sau:
a) Đối với dạng bào chế là viên, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là viên.
b) Đối với dạng bào chế là dạng lỏng, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, ống tiêm, bơm tiêm đóng sẵn thuốc.
c) Đối với dạng bào chế là dạng bột pha tiêm, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, ống tiêm, bơm tiêm đóng sẵn thuốc.
d) Đối với dạng bào chế là dạng bột, cốm pha uống, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là gói, chai, lọ, túi.
đ) Đối với dạng bào chế là kem, mỡ, gel dùng ngoài, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là tuýp, lọ.
e) Đối với dạng bào chế là thuốc dán, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là miếng dán.
g) Đối với dạng bào chế là thuốc xịt hay thuốc khí dung, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bình xịt, chai xịt, lọ xịt hoặc lọ đựng thuốc dùng cho máy khí dung.
h) Đối với dạng bào chế là bộ kít phối hợp, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bộ kít.
Minh Nhật
Theo dantri
Ngành Y tế triển khai nhiều giải pháp để "giảm tải"
Đã có 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước khám chữa bệnh BHYT đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam.
Nói về việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, năm 2019, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019- 2025.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp người dân thuận tiện hơn khi tới các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng tiếp tục triển khai Đề án thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) không in phim tại 15 bệnh viện.
Chưa kể, hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia được triển khai đến tất cả các điểm tiêm chủng trên toàn quốc. Hệ thống quản lý thông tin bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm tại 1.761 xã, phường, thị trấn của 33 tỉnh, thành phố.
Ngành Y tế cũng phát triển hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử và tích cực thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin tại trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018- 2020.
Ngày 12/11, Bộ trưởng Y tế cũng đã ban hành Quyết định 5349 phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử.
Ngoài ra, ngành Y tế cũng duy trì ổn định hoạt động của 51 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, 100% các dịch vụ hành chính công được cung cấp ở mức độ 2, triển khai cơ chế một cửa quốc gia.
Tính đến hết tháng 10, Bộ Y tế đã triển khai 10 trong số 24 thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo kế hoạch năm 2019.
Bộ Y tế đã ban hành bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT (Phiên bản số 6) sử dụng tại trên 12.000 cơ sở y tế.
Bộ cũng hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trích chuyển dữ liệu lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu thuộc Hệ thống thông tin giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, triển khai đào tạo cho nhân viên các cơ sở y tế. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT, quản lý cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Theo ông Tường, đến nay, 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong khám, chữa bệnh, đón tiếp người bệnh, bước đầu một số bệnh viện đã ứng dụng bệnh án điện tử, bệnh viện không giấy tờ, bệnh viện không phim.
Phần mềm quản lý khám chữa bệnh BHYT luôn cập nhật các văn bản hướng dẫn hiện hành, văn bản mới về chi phí khám chữa bệnh, danh mục kỹ thuật được áp dụng BHYT, giúp nhân viên y tế dễ dàng trong việc chỉ định y khoa, hạn chế rủi ro do bị xuất toán từ BHYT.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước khám chữa bệnh BHYT đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam.
Việc liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT với BHXH cho phép đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ y tế trên toàn quốc và kiểm soát việc cung ứng dịch vụ y tế cho người bệnh, bảo đảm quỹ của người tham gia BHYT được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Qua quản lý trên hệ thống giám định, các giám định viên nắm được các loại thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật các cơ sở khám chữa bệnh đã sử dụng cho người bệnh BHYT.
Được biết, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, tỷ lệ tham gia BHYT đã tăng từ 88,5% năm 2018 lên 89,9% tháng 10/2019. Hiện nay có khoảng 151,308 triệu lượt người khám bệnh, chữa bệnh BHYT, ước chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT là 86.321 tỷ đồng.
Vì thế, ứng dụng công nghệ thông tin là một thành tựu để giúp cho ngành Y tế tiến tới quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, thực hiện liên thông giữa các bệnh viện, giúp người bệnh giảm đi những thủ tục hành chính, bác sỹ điều trị cũng nắm được rõ bệnh lý của bệnh nhân một cách hệ thống.
Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn chỉnh phương thức thanh toán theo định suất, triển khai thí điểm phương thức thanh toán theo trường hợp bệnh cho một số tỉnh và một số bệnh.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng nghiên cứu đề xuất việc kết nối, hợp tác và phát triển BHYT, sức khỏe thương mại và các gói BHYT bổ sung.
D.Ngân
Theo HQ Online
Sở Y tế Đà Nẵng phải kiểm điểm vì sản phụ tử vong Đồng thời thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định để đánh giá và có kết luận chính thức đối với các vụ tai biến sản khoa vừa qua. Tối 22-11, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã có thông báo kết luận liên quan đến vụ việc hai cái chết của hai sản phụ và một sản phụ...