Cần lưu ý tiến độ, chất lượng rà soát chính sách người có công
Ngày 24/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Trung ương đã kiểm tra công tác tổng rà soát chính sách với người có công giai đoạn 2014-2015 tại Phú Yên.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân thăm mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Rìa (82 tuổi) có chồng và 2 con trai là liệt sĩ nay sống tại TP Tuy Hòa. Ảnh: VGP/Từ Lương
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc cho biết tính đến ngày 20/7/2014, cả 9 huyện, thị xã, thành phố thuộc Phú Yên đã tiến hành xây dựng kế hoạch và triển khai đồng loạt đến tất cả các thôn, buôn, khu phố của các xã, phường, thị trấn.
Tuy nhiên. công tác tuyên truyền ở một số địa phương chưa được đẩy mạnh; việc điền thông tin trong phiếu rà soát còn có sai sót; một số địa phương cán bộ làm công tác LĐTBXH ở cơ sở chưa phát huy tinh thần trách nhiệm. Nhất là thông tin về liệt sĩ thiếu thông tin, chưa chính xác do bị mất, hỏng bằng Tổ quốc ghi công, giấy tờ liên quan và nhân chứng đều đã lớn tuổi nên trí nhớ suy giảm, ảnh hưởng tới quá trình thu thập thông tin.
Góp ý với Trung ương về một số vấn đề phát sinh trong quá trình rà soát, ông Đào Tấn Lộc cho biết trên địa bàn huyện Sông Hinh hiện có nhiều đối tượng là người dân tộc thiểu số từng tham gia giúp đỡ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến nhưng vẫn chưa được hưởng chính sách hỗ trợ. Lý do chủ yếu là họ không biết thông tin về các chính sách của Nhà nước vì không biết tiếng Việt và cũng chưa có cán bộ nào phổ biến và hướng dẫn họ kê khai theo quy trình, thủ tục, vì vậy đã bỏ sót nhiều trường hợp xứng đáng được hưởng chính sách của Nhà nước.
Video đang HOT
Quy trình xem xét, công nhận danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” ở Trung ương vướng nhiều thủ tục và triển khai chậm nên nhiều trường hợp đủ tiêu chuẩn công nhận nhưng đã qua đời sau đó. Vì vậy, đề nghị Trung ương cho phép xét tiêu chuẩn Mẹ Việt Nam anh hùng hoàn thành thời điểm nào thì công nhận ngay thời điểm đó mà không đợi theo từng đợt trong năm, ông Đào Tấn Lộc nói.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân; lãnh đạo tỉnh Phú Yên và cán bộ Ban Chỉ đạo Tổng rà soát chính sách với người có công xã Hòa Quang Nam và huyện Phú Hòa. Ảnh: VGP/Từ Lương
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban TWMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận những kiến nghị về cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công đã cũ, hỏng; về thời gian tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH hàng năm cũng như việc sửa đổi Thông tư 28/2013/TTLT – BLĐTBXH – BQP về hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách không còn giấy tờ…
Trên tinh thần đó, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Phú Yên tiếp tục lưu ý chất lượng và tiến độ rà soát, đồng thời tùy theo điều kiện thực tế, có thể lập hòm thư góp ý của nhân dân tại các thôn, buôn, khu dân cư để người dân có thể cung cấp thông tin thêm về người có công ở địa phương.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị trước 30/9, Phú Yên tổng hợp danh sách cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công cũ, hỏng có mong muốn làm lại, sau đó gửi Bộ LĐTBXH trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Theo Baodientu
Liệt sỹ Lê Thị Nguyệt đã yên nghỉ nơi đất mẹ
Sáng 12/03, CATP Hà Nội phối hợp với Bộ Công an, Công an tỉnh Hưng Yên và chính quyền địa phương đã tổ chức lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công liệt sỹ Lê Thị Nguyệt, cho đại diện thân nhân liệt sỹ tại thôn Bảo Tàng, xã Quảng Lãng, huyện Ân Thi, Hưng Yên.
Về dự buổi lễ có Đại tá Nguyễn Văn Phương - Phó Cục trưởng Cục Chính sách Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo CATP và lãnh đạo địa phương, nơi chôn nhau cắt rốn của liệt sỹ Lê Thị Nguyệt.
Đồng chí Lê Thị Nguyệt (SN 1922), nguyên là cán bộ Công an quận VI, Ty Công an Hà Nội, nay là Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước bị thực dân Pháp chiếm đóng và bè lũ tay sai, trước cảnh áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp xâm lược, cũng như bao người con Việt Nam yêu nước, đồng chí Lê Thị Nguyệt đã lên đường tham gia hoạt động Cách mạng.
Thiếu tuớng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội trao bằng Tổ Quốc ghi công cho đại diện thân nhân gia đình liệt sỹ Lê Thị Nguyệt
Cuối năm 1947, đồng chí Lê Thị Nguyệt được giao nhiệm vụ hoạt động điệp báo trong nội thành Hà Nội (vùng địch tạm chiếm). Bị một tên phản bội chỉ điểm, đầu năm 1948, đồng chí Nguyệt bị Sở Mật thám Pháp bắt. Do kiên quyết đấu tranh với địch, không khai báo cơ sở và giữ bí mật cách mạng nên đồng chí đã bị tra tấn dã man. Ngày 25/4/1948, đồng chí Lê Thị Nguyệt đã hy sinh tại nhà tù Hỏa Lò.
Sau một thời gian dài tìm kiếm thân nhân của đồng chí và thu thập tài liệu, ngày 26/12/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 2570/QĐ-TTg cấp bằng Tổ Quốc ghi công đối với đồng chí Lê Thị Nguyệt.
Lãnh đaọ các cấp dâng hương tưởng nhớ tới sự hy sinh của Liệt sỹ Lê Thị Nguyệt
Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội xúc động nói: "Hôm nay, đồng chí Lê Thị Nguyệt đã được Nhà nước công nhận là Liệt sỹ, ghi nhận sự hy sinh dũng cảm của các đồng chí trong khi thực hiện nhiệm vụ, là tấm gương sáng để lớp lớp cán bộ chiến sỹ công an thành phố Hà Nội học tập, noi theo; là nguồn động viên, khích lệ cán bộ chiến sỹ dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo vệ tốt an ninh trật tự của Thủ đô".
Cũng tại buổi Lễ, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội đã trao tặng bằng Tổ Quốc ghi công cho ông Lê Văn Chương - đại diện thân nhân Liệt sỹ Lê Thị Nguyệt.
Cho đến nay, đồng chí Lê Thị Nguyệt là Liệt sỹ thứ 333 của Công an Hà Nội qua các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng CNXH đã được Nhà nước công nhận và trao bằng Tổ Quốc ghi công.
Theo ANTD
Tiền Giang lưu ý thi tuyển viên chức ngành Giáo dục Sở GD&ĐT Tiền Giang vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT lưu ý một số vấn đề khi thực hiện công tác thi tuyển dụng viên chức. ảnh minh họa Theo đó, về trình tự tuyển dụng, căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế hàng năm của các đơn vị, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tuyển dụng...