Cần lưu ý những rủi ro nào đối với bảo hiểm liên kết ngân hàng?
Chiều 27/7, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia cho biết: Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance – Banca) tại Việt Nam đang nảy sinh một số rủi ro, bất cập.
Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam có liên kết với một hoặc nhiều công ty bảo hiểm để phân phối sản phẩm bảo hiểm có liên quan các giải pháp hoạch định tài chính. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Tại Việt Nam, hoạt động Bancassurance tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, cả doanh thu và tỷ trọng thu nhập từ Bancassurance của doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng tăng, từ 65 nghìn tỷ (chiếm 7,8% doanh thu phí bảo hiểm) năm 2017, lên tới 130 nghìn tỷ (chiếm 18,9%) năm 2020. Đến năm 2021, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh Bancassurance đã chiếm khoảng 39% tổng doanh thu khai thác mới. Theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường Banca tăng trưởng 23%.
Về phía các ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động Banca đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào lợi nhuận trong năm 2021, trong đó điển hình như: VIB đạt gần 1.700 tỷ đồng phí dịch vụ bảo hiểm trong năm 2021, chiếm hơn 11% tổng thu nhập hoạt động nhờ thương vụ hợp tác với Prudential; TCB đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 88,4% so với năm 2020 nhờ đẩy mạnh hợp tác với Manulife; ACB đạt 1.300 tỷ đồng qua hợp tác với Sunlife….
Theo Bộ Tài chính, hiện hơn 40% số lượng hợp đồng khai thác mới đến từ kênh bancassurance, 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có doanh thu Banca trên 1.000 tỷ đồng. Hành lang pháp lý cho Banca dần được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các NHTM và các tổ chức tín dụng tham gia tích cực phân phối sản phẩm bảo hiểm.
Tuy nhiên theo TS Cấn Văn Lực, hiện vẫn có 4 rủi ro, bất cập chính đối với thị trường Banca tại Việt Nam. Đó là: Chất lượng tư vấn chưa cao do thực trạng hiện nay nhiều cán bộ tư vấn chưa hiểu hết những đặc tính kỹ thuật phức tạp của sản phẩm bảo hiểm cũng như mức độ ưu tiên công việc khác nhau; rủi ro đạo đức nghề nghiệp có thể xảy ra (ở một số nơi, một số trường hợp xảy ra hiện tượng gượng ép, xung đột lợi ích và tính hiệu quả khi tổ chức tín dụng phân phối sản phẩm bảo hiểm…); rủi ro tại một công ty bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến NHTM với tư cách là đại lý hay đối tác hay cổ đông chiến lược hay công ty mẹ, và ngược lại; thông tin, dữ liệu còn thiếu trong khi quy định về cho phép chia sẻ thông tin, dữ liệu, công nhận kết quả thẩm định chưa có.
Trước đó, ông Ngô Trung Dũng – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam chia sẻ: Kênh bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng (Banca) đang trở thành kênh quan trọng không chỉ ở thị trường Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng đội ngũ tư vấn bảo hiểm ở các ngân hàng đã tư vấn không đúng nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn trường hợp khách có nhu cầu vay vốn, tức đang thiếu tiền nhưng lại tư vấn tham gia bảo hiểm đầu tư. Những bất cập khiến khách hàng miễn cưỡng mua, mua một thời gian rồi hủy.
Video đang HOT
“Do đó, bên cạnh việc cơ quan quản lý ra chỉ đạo chấn chỉnh, bản thân doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần kiểm soát tốt để kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng trở lại đúng nghĩa, không gây ra phản cảm, mang đến lợi ích thiết thực”, ông Ngô Trung Dũng cho biết.
TS Cấn Văn Lực cho rằng: Về giải pháp, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, nhất là nghiệp vụ Banca (trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ), quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan; đồng thời, có quy định cho phép cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu, công nhận kết quả thẩm định, giải pháp định danh xác thực khách hàng điện tử (e-KYC), cũng như quy định về bảo mật, bảo vệ thông tin, dữ liệu khách hàng trong trường hợp này.
Các NHTM và công ty bảo hiểm cần đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo cán bộ về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục để tránh gây hiểu nhầm, khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng hay bị ép buộc mua sản phẩm bảo hiểm; NHTM và công ty bảo hiểm cần phối hợp xây dựng các sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt, phù hợp với kênh bán qua ngân hàng, nhằm tránh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của cả ngân hàng và khách hàng (ví dụ sản phẩm bảo hiểm được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng…)
Theo một số chuyên gia trong ngành tải chính, dư địa phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và Banca nói riêng là lớn: Mức độ thâm nhập (bao phủ) bảo hiểm hiện nay của Việt Nam mới khoảng 2,7% GDP và Chính phủ đặt mục tiêu đạt khoảng 3,5% GDP đến năm 2025; với bảo hiểm nhân thọ, mức độ bao phủ của bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực (chỉ 11% so với 50% của Malaysia hay 80% của Singapore); tỷ lệ khách hàng mua bảo hiểm tại ngân hàng vẫn còn thấp (5 – 8% lượng khách hàng).
Tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để xử lý nợ chuyên nghiệp
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Việt Nam cần nhanh chóng đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để hướng tới việc xử lý nợ chuyên nghiệp, góp phần nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm. Ảnh: CTV
Quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thực sự tạo nên bước đột phá kể từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu kéo dài trong 5 năm, kể từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2022. Theo đó, với quyền năng pháp lý được mở rộng hơn so với so với các quy định hiện hành về xử lý nợ xấu, Nghị quyết 42 đã giúp hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) xử lý được khối lượng nợ xấu rất lớn.
Đánh giá sự hiệu quả về đánh tan "cục máu đông" nợ xấu từ Nghị quyết 42 mang lại, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV khẳng định: Tổng số nợ được xử lý đóng góp rất lớn trong sự đảm bảo an toàn với hệ thống ngân hàng; đồng thời, siết chặt kỷ luật thị trường, nâng cao ý thức của bên vay nợ.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống TCTD xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Trong 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã xử lý: Xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,79%); xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51%); xử lý các khoản nợ đã bán cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70%).
Mặc dù Nghị quyết 42 giúp đạt được những kết quả khả quan nhưng nhiều khó khăn, vướng mắc vẫn còn, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ xấu của các TCTD. Đặc biệt, những yếu tố rủi ro, bất định như: COVID-19 còn khó lường; địa chính trị phức tạp (nhất là chiến sự Nga - Ukraina); Trung Quốc tăng trưởng chậm lại; giá cả, lạm phát tăng; tăng lãi suất; rủi ro tài chính, an ninh năng lượng tăng; lợi nhuận biên của doanh nghiệp còn bị thu hẹp...là các yếu tố chính tác động đến nợ xấu tại Việt Nam năm 2022 và các năm tiếp theo.
Do vậy, việc đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến xử lý nợ xấu sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, hình thành một môi trường kinh tế lành mạnh, hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ chuyên nghiệp, bài bản cho Việt Nam, góp phần nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam
TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia dự báo: Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 - 2023 có thể đạt 2,9 - 3,2% (từ mức 6,1% năm 2021); lạm phát tăng mạnh (lên đến 6 - 6,2% từ 3,8% năm 2021); sau đó dịu dần khoảng 4% năm 2023 và 3% sau đó. Cùng với đó là những khó khăn, bất định do dịch bệnh và căng thẳng địa chính trị.
"Tại Việt Nam, theo tính toán của Viện Đào tại Nghiên cứu BIDV, có 3 kịch bản tăng trưởng cho năm 2022. Ở kịch bản tích cực, tăng trưởng GDP có thể đạt 7,3 -7,6% năm 2022 và 7-7,5% năm 2023. Theo kịch bản cơ sở, GDP tăng 6,8 - 7,1%. Trường hợp tiêu cực, GDP tăng 6 - 6,5%. CPI bình quân tăng lên mức 3,8-4,2%", TS. Cấn Văn Lực nhận định.
Trước bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu của TS Cấn Văn Lực dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2 % và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%. "Mặc dù hiện nợ xấu nội bảng chỉ đang ở mức khoảng 1,4% nhưng tháng 6 vừa qua Thông tư 14 đã hết hiệu lực. Nếu như Thông tư này không được gia hạn thì những khoản lẽ ra không phải chuyển nhóm nợ sẽ phải chuyển nhóm. Như vậy đương nhiên nợ xấu sẽ tăng. Nợ xấu gộp sẽ giảm một chút bởi vì kinh tế Việt Nam phục hồi tốt hơn kỳ vọng thì nợ xấu tiềm ẩn sẽ giảm đi tương ứng", TS Cấn Văn Lực cho biết.
"Rõ ràng Nghị quyết 42 đạt hiệu quả nhưng so với kỳ vọng, chúng ta cần phải nâng thêm một bước nữa về tính hiệu quả khi qua giai đoạn thí điểm", ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV cho biết. Theo đó, sau Nghị quyết 42, Việt Nam phải sửa đổi, rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật để đẩy nhanh các thủ tục hành chính, khi đó mới gia tăng hiệu quả của cả nền kinh tế.
Chẳng hạn, liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hiện nay theo con đường tòa án hiện nay, dẫn chứng báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội nêu rõ: Thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có thời hạn giải quyết một tranh chấp dân sự kinh tế rất dài, làm giảm hiệu quả cho nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh nói chung.
TS Cấn Văn Lực đã chỉ ra một số lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Thứ nhất: Nghị quyết 42 đã phát huy hiệu quả rất tốt trong thời gian vừa qua. Nhờ thế mà nợ xấu giảm rõ rệt. Đặc biệt, nếu không có dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 và 2021, sứ mệnh đưa nợ xấu gộp xuống dưới 3% đã hoàn thành cuối năm 2020.
Thứ hai, còn một số vướng mắc trong xử lý nợ xấu bộc lộ trong thời gian thực hiện Nghị quyết 42 thì phải xử lý nốt trong thời gian được gia hạn. Sau đó, khi luật hóa xử lý nợ xấu thì phải lưu ý các vướng mắc đó để không lặp lại.
Thứ ba, nợ xấu là vấn đề liên tục. Các ngân hàng nước ngoài thường chấp nhận tỷ lệ rủi do nợ xấu đâu đó khoảng 2 đến %. Nợ xấu ư liên tục xảy ra chứ không phải chỉ xuất hiện trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Như vậy, phải có một khung pháp lý cho nó chứ không để cho nó cộng dồn, tích tụ tạo nên những nguy cơ, những điểm tắc nghẽn cho kinh tế quốc gia.
Thứ tư, luật hoá Nghị quyết 42 là góp phần hoàn thiện thể chế, tăng tính hiệu lực, hiệu quả cho pháp luật. Hiện nay, quy mô nợ xấu tuyệt đối đã thay đổi rất lớn. Nếu không luật hóa xử lý nợ xấu mà lại quay trở về dùng những luật cũ ví dụ Luật dân sự, Luật doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến việc lúng túng và chồng chéo. Cuối cùng, việc luật hoá Nghị quyết 42 sẽ góp phần khắc phục bất cập, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu; qua đó, tăng nguồn lực và tiết giảm chi phí cho hệ thống tổ chức tín dụng, các bên liên quan và nền kinh tế.
Dù chưa rõ ràng hình hài khung pháp lý nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc nhưng theo ông Phan Đức Hiếu, việc đầu tiên Việt Nam phải đề cao, phải tôn trọng, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của cả hai bên - ngân hàng và cả những người đi vay nợ. Đây là quyền và lợi ích hợp pháp đều phải được bảo đảm. "Về mặt phạm vi, rõ ràng NHNN nên rà soát ở một phạm vi rộng nhất có thể, trong nguồn lực và thời hạn và tất nhiên là liên quan trực tiếp đến vấn đề xử lý nợ xấu và các tài sản có liên quan đến nợ xấu", ông Phan Đức Hiếu gợi ý.
Tàu cá nằm bờ, doanh nghiệp "khát" nguyên liệu hải sản Bộ Công Thương đề xuất dùng ngân sách để hỗ trợ giá xăng dầu cho ngư dân, giúp bà con khôi phục sản xuất, vươn khơi bám biển. Chi phí nhiên liệu xăng dầu tăng cao, nguồn hải sản ngày càng khan hiếm buộc hàng chục ngàn tàu cá phải nằm bờ. Tình trạng này không chỉ khiến ngư dân thất thu, đời...