Cần lập các kênh ngăn căng thẳng khu vực leo thang
Ngày 2/6, tại Hội nghị An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu, cần nhanh chóng thiết lập kênh liên lạc và các cơ chế khác để ngăn căng thẳng leo thang trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở châu Á, đặc biệt là trên biển Hoa Đông và biển Đông.
Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, ngày 1/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tiếp xúc song phương với Thứ trưởng Quốc phòng Nga. Ảnh: TTXVN.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore gợi ý việc tăng cường chia sẻ thông tin, đặc biệt giữa lực lượng hải quân các nước về thủ tục, cách thức họ triển khai hoạt động trong trường hợp có sự cố trên biển. Ông cũng đề xuất việc thúc đẩy hợp tác thực chất giữa quân đội các nước châu Á để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau.
Hôm qua, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự hội nghị, nhắc lại đề xuất của Việt Nam rằng, các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông tham gia thỏa thuận “không sử dụng vũ lực trước”, từ đó rút kinh nghiệm mở rộng với các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Singapore ủng hộ đề xuất này. Brunei đề xuất thành lập các đường dây nóng để nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng về tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng, các nước cần tiếp tục xây dựng lòng tin, hợp tác ngày càng sâu rộng hơn. Trong quá trình hợp tác, các nước, đặc biệt là những cường quốc, cần lắng nghe dư luận, quyết định trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam đề nghị các bên liên quan biển Đông tôn trọng, bảo vệ ngư dân, tuyệt đối không sử dụng vũ lực với họ dưới bất kỳ hình thức nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cho rằng, chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở một số nước châu Á, do vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Hoa Đông và biển Đông, có thể đe dọa sự ổn định trong khu vực. Vì vậy, cần có các khuôn khổ khu vực để cân bằng.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, khuôn khổ này vượt ngoài vấn đề an ninh và bao gồm các thỏa thuận khác, ví dụ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp bày tỏ sự quan tâm gia nhập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ). ADMM đã thống nhất đưa ra năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, quân y, an ninh biển, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố. Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam sẽ tham gia diễn tập trên thực địa về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và quân y trong tháng 6 này tại Brunei. Đây là lần đầu tiên ADMM phối hợp hành động trên thực địa và cũng là lần đầu tiên Việt Nam cử lực lượng quân đội ra nước ngoài tham gia các hoạt động đa phương.
Theo vietbao
Cuộc đua vũ khí "nghẹt thở" giữa các cường quốc ở Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mới đây tuyên bố, để đáp trả quyết định của Liên minh Châu Âu (EU) về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Syria, điện Kremlin có thể sẽ hủy bỏ cam kết không bán vũ khí tấn công cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Diễn biến này báo hiệu khả năng bùng nổ một cuộc đua vũ khí nghẹt thở giữa các cường quốc hàng đầu thế giới ở chiến trường Syria.
Syria là thị trường nhập khẩu vũ khí truyền thống lâu đời của Nga
Nga sẵn sàng "bấm nút dừng" và có thể khởi động lại việc cung cấp các loại vũ khí tấn công cho chính quyền của Tổng thống Assad nhằm đáp trả quyết định của EU trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe nổi dậy Syria, Bộ trưởng Shoigu đã nói như vậy với các phóng viên hôm 29/5.
Lời tuyên bố gây giật mình trên của vị quan chức quân sự hàng đầu nước Nga được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Assad vừa bất ngờ tiết lộ trên đài truyền hình Li-băng rằng, nước ông đã nhận được chuyến hàng tên lửa phòng không tối tân S-300 đầu tiên. Đây là thứ vũ khí thiện chiến hàng đầu thế giới, có thể làm "thay đổi cuộc chơi" ở Syria. Với tên lửa S-300 trong tay, đội quân trung thành của ông Assad sẽ làm cho Mỹ và Israel trở nên khó khăn hơn rất nhiều trong việc tìm cách can thiệp vào Syria bằng không lực như đã làm ở Libya trước đây.
Giới chuyên gia, phân tích cho rằng, nếu thông tin trên được chứng minh là xác thực thì nó sẽ tạo ra một tương lai phức tạp hơn và đẫm máu hơn rất nhiều cho cuộc nội chiến kéo dài hơn 2 năm qua ở đất nước Syria. Theo Liên Hợp Quốc, cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hơn 80.000 người.
Tuy nhiên, tổn hại lớn nhất trước mắt của động thái trên có thể sẽ là sự sụp đổ của hội nghị hòa bình do Mỹ và Anh đề xuất nhằm đưa chính quyền của ông Assad và phe đối lập ngồi vào bàn đàm phán ở Geneva vào tháng 6 tới để tìm kiếm một giải pháp mà cả hai có thể chấp nhận được.
"Triển vọng của hội nghị hòa bình quốc tế đã trở nên mù mịt ngay khi nó còn chưa được bắt đầu", ông Alexander Konovalov, Chủ tịch Viện Đánh giá Chiến lược ở Moscow, nhận định.
"EU đã có bước đi đầu tiên bằng cách hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria. Họ thậm chí còn chẳng đợi được đến lúc hội nghị hòa bình quốc tế diễn ra. Điều đó cho thấy, họ làm việc này một cách cố tình. Đó chắc chắc cũng sẽ là bước đi mà Moscow áp dụng. Như vậy, diễn biến tình hình thật sự đang rất khích động. Hiện tại, sau những bước đi đó, sẽ khó để thấy có ai đó lùi bước", ông Konovalov nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu khẳng định, Moscow cho đến thời điểm này vẫn kiềm chế không cung cấp vũ khí &'tấn công" cho Syria như tên lửa chiến thuật, máy bay chiến đấu và xe bọc thép. Tuy nhiên, lựa chọn này có thể sẽ bị "hủy bỏ".
"Mọi quyết định đều từ hai phía. Nếu một bên dỡ bỏ lệnh cấm vận thì bên kia cần phải xem xét để tự giải phóng mình khỏi những cam kết trước đó", ông Shoigu phát biểu tại một cuộc họp báo ở Helsinki, Phần Lan, hôm 29/5.
Khi cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ, Nga đang có các hợp đồng cung cấp vũ khí cho đất nước Trung Đông với trị giá lên tới 5 tỉ USD. Giới quan chức Nga luôn khẳng định, họ sẽ thực hiện nghiêm túc các hợp đồng cung cấp vũ khí phòng vệ cho Syria nhưng sẽ tạm hoãn bán vũ khí "tấn công" cho nước này trong thời gian xảy ra cuộc nội chiến.
Các chuyên gia Nga cho biết, nước này đã tạm hoãn một số hợp đồng cung cấp vũ khí cho chính quyền Syria trong đó có một hợp đồng trị giá 550 triệu USD cung cấp 36 máy bay chiến đấu Yak-130, một hợp đồng bán 100 tên lửa chiến thuật Iskander-E và cả những hợp đồng nhỏ hơn như xe tăng, xe bọc thép.
Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự kiện phương Tây hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Syria và nhiều nước Châu Âu đang thể hiện mong muốn cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria, Nga đe dọa sẽ thay đổi lập trường, quay lại cung cấp vũ khí tấn công cho chính quyền của ông Assad.
Nga cùng với Trung Quốc từ lâu đã phản đối gay gắt việc các nước phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Syria. Hai nước này tuyên bố sẽ không để Syria biến thành Libya thứ hai. Vì thế, Moscow chắc chắn sẽ không để xảy ra tình trạng phương Tây cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria, làm thay đổi "cuộc chơi" ở đất nước Trung Đông theo hướng bất lợi cho đồng minh Assad của họ.
Nga "chĩa mũi tấn công" vào phe nổi dậy Syria
Trong một diễn biến có liên quan, Moscow hôm qua (30/5) cáo buộc Liên minh Quốc gia Syria (phe nổi dậy) đang tìm cách phá vỡ các nỗ lực tìm kiếm hòa bình của cộng đồng quốc tế bằng cách đưa ra điều kiện buộc ông Assad phải từ chức thì lực lượng này mới tham gia hội nghị hòa bình.
Hãng tin Interfax dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu, Liên minh Quốc gia Syria đang tạo cho người ta cảm giác, họ sẽ "làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn tiến trình chính trị được khởi động và tìm kiếm một sự can thiệp quân sự từ bên ngoài".
Liên minh đối lập trước đó hôm 29/5 tuyên bố, họ chỉ tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình do Nga và Mỹ đề xuất nếu các nước ấn định được thời hạn đưa ra một giải pháp chính trị trong đó buộc Tổng thống Assad phải từ chức.
Đáp lại, Moscow - đồng minh thân thiết và quyền lực nhất của ông Assad, khẳng định, nước này không tìm cách chống đỡ cho Nhà lãnh đạo Syria nhưng sẽ không cho phép phe nổi dậy lấy sự ra đi của ông này làm điều kiện tiên quyết cho một giải pháp chính trị.
Theo vietbao
Cơ hội hòa bình cuối cùng cho Syria Những diễn biến gần đây cho thấy cuộc chiến ở Syria đang đến hồi quyết định và Hội nghị Geneva-2 có thể là cơ hội hòa bình cuối cùng. Hàng triệu người Syria bị khốn đốn bởi nội chiến. Đã có một số tin tức được cho là tích cực. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Thủ tướng Anh David Cameron tỏ ý...