Cần làm rõ trách nhiệm các chủ hồ thủy điện trong việc xả lũ tại Phú Yên
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Phú Yên ngày 8.12, các đại biểu đã nêu vấn đề cần làm rõ trách nhiệm của các chủ thủy điện trên lưu vực sông Ba trong việc xả lũ.
Đại biểu Nay Y Blung, Bí thư Huyện ủy Sơn Hòa, đề nghị UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các thủy điện thông tin kịp thời cho lãnh đạo các địa phương hạ du sông Ba để chủ động phòng chống lũ lụt. “Trong đợt lũ vừa qua, lãnh đạo UBND H.Sơn Hòa không nhận được thông tin về xả lũ từ các nhà máy thủy điện nên khó khăn trong điều hành phòng chống lũ”, ông Nay Y Blung nói và cho biết, trong đợt lũ lụt vừa qua, tại thôn Thạnh Hội, xã Sơn Hà và khu phố Đông Hòa, TT.Củng Sơn (H.Sơn Hòa), tài sản, hoa màu của người dân thiệt hại rất nặng nề. Về lâu dài, UBND tỉnh Phú Yên bố trí kinh phí để di dời 2 khu vực này đến nơi cao hơn, an toàn hơn.
Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ cao điểm nhất hơn 9.400 m 3/giây gây ngập lụt vùng hạ du sông Ba. Ảnh ĐỨC HUY
Đại biểu Huỳnh Lữ Tân, Bí thư Thành ủy Tuy Hòa, đề nghị các chủ hồ chứa trên lưu vực sông Ba phải trả lời rõ cho cử tri và người dân là vì sao chưa kết thúc mùa lũ mà các hồ chứa đã tích đủ nước, có đúng quy trình vận hành liên hồ hay không.
“Qua theo dõi thì dự báo lượng mưa trước đó mấy ngày rồi và đến khi mưa thì các hồ đều tích nước 100% dung tích, đều ở mực nước dâng bình thường. Hồ thủy điện Sông Ba Hạ tích nước ở mực nước 105 m, hồ thủy điện Sông Hinh là 209 m, hồ thủy điện Krông H’Năng là 255 m nên không còn dự phòng nào trong việc cắt lũ. Nên khi có lũ thì có bao nhiêu xả bấy nhiêu. Việc này có đúng hay không thì cũng phải minh bạch. Hiện nay, quyền lợi của người dân trong sản xuất bị ảnh hưởng rất lớn nên cần làm rõ các trách nhiệm để hỗ trợ và phải có phương án bền vững, lâu dài đảm bảo quyền lợi cho nhân dân”, ông Tân nói.
Xả lũ gây thiệt hại nhiều công trình thủy lợi ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân. Ảnh ĐỨC HUY
Theo đại biểu Lê Ngọc Tính, Bí thư Huyện ủy Phú Hòa, trong các huyện ở hạ lưu sông Ba thì H.Phú Hòa thiệt hại nặng nề nhất. Trong đợt lũ này, ngoài việc cảnh báo lũ còn chung chung khiến nhân dân rất chủ quan thì cần làm rõ trách nhiệm, đánh giá nguyên nhân vì sao lũ về nhanh và việc vận hành liên hồ chứa thế nào để có kiến nghị với Chính phủ.
Thủy điện xả lũ, người dân TP.Tuy Hòa: ngập như lũ lịch sử năm 1993
Ông Lữ Ngọc Lâm, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết hiện nay các hồ chứa trên lưu vực sông Ba hầu như không có khả năng chứa lũ, cắt lũ. Chỉ có 6 hồ chứa có khả năng chứa lũ, cắt lũ nhưng dung tích rất hạn chế. Trong khi lượng mưa quá lớn, vượt quá năng cắt lũ của những hồ này. Lúc đó, vấn đề đảm bảo an toàn hồ chứa là vấn đề sống còn.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, giải thích thêm: Về vấn đề cảnh báo, Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thông báo đến các ban chỉ huy phòng chống thiên tai các huyện, thị xã và thành phố. “Thông tin từ huyện xuống xã là tốt, nhưng từ xã xuống khu phố, thôn thì không tốt, không đến người dân. Việc này cần có đánh giá, làm rõ lại”, ông Tùng giải thích và cho biết, UBND tỉnh Phú Yên đã giao cho Sở NN-PTNT, Sở TT-TT tỉnh Phú Yên xây dựng số hóa bản đồ ngập lụt để thông tin cảnh báo ngập lụt đến người dân nhanh hơn, kịp thời hơn. Còn về vấn đề vận hành liên hồ chứa thủy điện, Bộ NN-PTNT sẽ có hội thảo để đánh giá vấn đề này, qua đó sẽ tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Phú Yên: 3 thủy điện xả lũ, dự báo nhiều nơi hạ du ngập lụt
3 thủy điện trên địa bàn Phú Yên đều xả lũ, trong khi mưa lớn vẫn còn dai dẳng, dự báo chiều tối nay TP Tuy Hòa có thể bị ngập lụt.
Lũ gây ngập đường ĐT 642 khoảng 1m, người dân huyện Đồng Xuân (Phú Yên) phải dùng sõng đi lại - Ảnh: DUY THANH
Suốt đêm 29-11 đến sáng nay 30-11, trên địa bàn Phú Yên vẫn có mưa rất to. Từ huyện Đồng Xuân, ông Phạm Trung Chánh - phó chủ tịch UBND huyện - thông tin sau khi rút bớt một ít vào tối qua, sáng nay lũ tại địa phương này dâng cao trở lại.
"Mưa trên núi nhiều nên nước thủy điện La Hiêng 2 chảy qua tràn gần 520m 3/s, cùng với nước chạy máy nữa thì nhà máy này đổ về hạ du khoảng 540m 3/s. Dự báo trong 6-12 tiếng nữa, nước lũ sông Kỳ Lộ đạt xấp xỉ báo động 3, sẽ gây ngập nặng nhiều vùng. Chúng tôi đang triển khai phương án ứng phó và sơ tán dân sớm" - ông Chánh nói.
Mưa lớn ở thượng nguồn, nước lũ từ thủy điện Krông H'năng ở bậc thang trên xả về nhiều, nên từ 6h sáng nay, thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ và vận hành máy 2.200m 3/s. Trong khi thủy điện Sông Hinh ngày 29-11 xả 600m 3/s, sau đó tăng dần và đến sáng nay thì xả lũ qua tràn và chạy máy 1.554m 3/s.
"Chúng tôi đồng ý cho thủy điện Sông Ba Hạ đến 8h sáng 30-11 sẽ xả lũ tăng lên khoảng 4.000m 3/s, tùy tình hình lượng nước lũ thượng nguồn về thế nào sẽ chỉ đạo tiếp tục. Nhưng với lượng xả về hạ du của 2 thủy điện như vậy, khả năng chiều tối nay, TP Tuy Hòa và các xã ven sông Ba thuộc các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, thị xã Đông Hòa sẽ ngập lụt" - ông Trần Hữu Thế - chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - cho biết.
Không chỉ thủy điện xả lũ, 3 hồ thủy lợi lớn ở Phú Yên cũng xả tràn với lưu lượng từ 14-82m 3/s, gây thêm áp lực ngập lụt cho nhiều vùng.
Báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên lúc 6h30 sáng 30-11 cho biết nhiều đoạn trên các tuyến đường tỉnh như ĐT 642, ĐT 647 qua huyện Đồng Xuân bị ngập 0,8-1,2m; cầu Bến Nhiễu (Hòa Mỹ Tây), cầu Bến Trâu (Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa) nước ngập từ 1,0-1,6m, gây cô lập nhiều vùng.
Cũng theo báo cáo trên, từ 19h ngày 27-11 đến 6h ngày 30-11, ở Phú Yên có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 122,2 - 425,4mm. Mưa lớn nhất xảy ra tại xã Sông Hinh (huyện Sông Hinh) với 425,4mm.
Khánh Hòa kiến nghị xây dựng mới và nâng cấp các hồ chứa Trong đợt mưa cuối tháng 11 vừa qua, tỉnh Khánh Hòa đã xuất hiện một đợt lũ lụt lớn, khiến người dân ở các địa phương Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa và nhất là ở thành phố Nha Trang "trở tay không kịp". Nguyên nhân chủ yếu là do lượng mưa quá lớn ở đầu nguồn đổ về, các hồ thủy lợi...