Cần làm gì khi hiếm muộn?
Có con là mong mỏi của mỗi cặp vợ chồng. Thế nhưng nếu vì một lý do nào đó, ông trời không thương, bắt bạn phải vất vả về đường con cái thì cái việc không thể đặng đừng là tới phòng khám hiếm muộn.
Có con là mong mỏi của mỗi cặp vợ chồng. Thế nhưng nếu vì một lý do nào đó, ông trời không thương, bắt bạn phải vất vả về đường con cái thì cái việc không thể đặng đừng là tới phòng khám hiếm muộn. Nhưng bạn cũng đừng cảm thấy mình “có lỗi”. Trước hết, bạn cần xác định, khi đi khám hiếm muộn – cũng “bình thường thôi”. Trút bỏ được cái gánh nặng tâm lý, bạn sẽ giảm được phần nào những lo âu không đáng có, hành trình đi tìm hạnh phúc của bạn cũng nhẹ nhàng hơn.
Khi nào cần đi khám hiếm muộn?
Khi hai vợ chồng quan hệ thường xuyên (2-3 lần/tuần), không áp dụng các biện pháp ngừa thai nào, sau 1 năm mà vẫn chưa có thai. Nếu người vợ hơn 35 tuổi, thời gian này rút ngắn lại là 6 tháng.
Đi khám vào ngày nào là thuận tiện nhất?
Bất kỳ ngày nào đẹp trời, hai vợ chồng không bận rộn gì và có chút ít thời gian để hoàn thành các xét nghiệm chẩn đoán và có thể chờ để được tư vấn kết quả. Trước đây, có thể phải khám khi người vợ vừa mới có kinh (ngày thứ 1-3 của chu kỳ), nhưng hiện nay, xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng có thể thực hiện bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh và kết quả đánh giá chính xác hơn. Có thể người chồng sẽ được chỉ định thử tinh trùng, vậy nên kiêng quan hệ vợ chồng khoảng 2-5 ngày trước đó để kết quả chính xác.
Cần mang theo những gì?
Mang theo một tinh thần thoải mái và sẵn sàng chia sẻ những “nỗi niềm riêng”. Một số câu hỏi tế nhị (theo suy nghĩ Á Đông) như “Quan hệ bao nhiêu lần/tuần, có xuất tinh được không…” thì cũng nên thẳng thắn trao đổi. Quan trọng nhất là những thông tin này có thể giúp bác sĩ tìm ra vấn đề khiến việc có thai bị cản trở.
Mang theo tất cả các kết quả xét nghiệm trước đây đã thực hiện ở các cơ sở khám hiếm muộn và phụ khoa (nếu bạn chọn nơi khám mới). Có thể hai vợ chồng sẽ phải thực hiện lại các xét nghiệm nếu lần khám trước của bạn thực hiện trên 6 tháng.
Cần chuẩn bị về tinh thần. Con đường phía trước có thể mất thời gian – mất tiền bạc – mất nước mắt – mất đi niềm tin. Tỷ lệ có thai cao nhất của thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng 50%, tuy nhiên, cuối cùng rồi hầu hết các cặp vợ chồng đều có em bé nếu kiên trì và đủ nghị lực.
Nên đến khám ở các cơ sở chuyên khoa hiếm muộn tin cậy.
Những câu hỏi thường gặp
Video đang HOT
Khi đi khám hiếm muộn, các cặp đôi cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ mới có thể giúp làm sang tỏ những vấn đề trong tình trạng hiếm muộn của mình. Sau đây là một số câu hỏi cần chuẩn bị để trả lời:
Đời sống tình dục của hai vợ chồng. Đoạn này chỉ có một lời khuyên duy nhất bằng một câu đọc trong sách viết về bảo tàng sex ở châu Âu: “Đừng kỳ thị sex vì sex giúp bạn có mặt trên đời”. Và như thế, bạn nên có thái độ cởi mở, đừng e dè khi được hỏi về vấn đề này.
Bạn có stress không, chu kỳ kinh thế nào, có từng mắc bệnh phải điều trị lâu dài hay từng phẫu thuật gì trước đây chưa?
Bạn từng có thai lần nào chưa? Có nạo phá thai trước đây hay không?
Thời gian không áp dụng hoặc ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai.
Bạn có hay hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích…? Lý do là những “món” này sẽ tác hại nặng nề đến việc thụ thai của hai vợ chồng.
Một số câu hỏi về những lần điều trị trước nếu có.
Bác sĩ thường cho những loại xét nghiệm nào?
Sẽ không có một bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào. Do đó, tùy trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm khác nhau. Một số xét nghiệm thường quy có thể thực hiện là:
Người vợ:
Xét nghiệm máu đánh giá dự trữ buồng trứng (xem có nhiều trứng không, chất lượng còn tốt không, có rối loạn nội tiết kiểu buồng trứng đa nang không…).
Siêu âm kiểm tra tử cung, buồng trứng và có thể phát hiện vòi trứng ứ dịch trong một số trường hợp, có u xơ tử cung trong tử cung không, có u buồng trứng hay buồng trứng dạng đa nang không…).
Chụp HSG: là chụp Xquang kiểm tra lòng tử cung và vòi trứng, vì nếu vòi trứng bị tắc hai bên thì không thể có thai tự nhiên được.
Người chồng: Quan trọng nhất là xét nghiệm tinh trùng (tinh dịch đồ), nếu đã từng xét nghiệm không thấy tinh trùng, có thể phải xét nghiệm máu và khám nam khoa chuyên sâu.
Xin lưu ý là không nhất thiết phải thực hiện tất cả các loại xét nghiệm trên và có thể sẽ phải nhiều hơn thế tùy tình trạng bệnh lý.
Ngoài ra, có khoảng 10% các cặp vợ chồng sau khi nghiêm túc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khảo sát mà không tìm được trục trặc ở chỗ nào – y học gọi là “vô sinh chưa rõ nguyên nhân”.
Lời khuyên cuối cùng cho những ai trước khi đi khám hiếm muộn là hãy đến các cơ sở chuyên khoa hiếm muộn, mạnh dạn hỏi hết những thắc mắc và lo âu của bạn, đừng ôm nỗi niềm riêng, không bày tỏ rồi lại lẳng lặng tìm “anh Google”. Cái “anh” này đôi khi lừa dối rất ngọt ngào và êm ái. Những gì “anh” nói nhiều khi chỉ là “nghe người ta nói” mà thôi. Những thông tin không đáng nạp vào đó sẽ làm bạn rối trí hoặc cản trở con đường tìm kiếm hạnh phúc.
Theo SKĐS
Tưởng nữ bệnh nhân bị bạo hành vì có thuốc lá trong "vùng kín", nghe giải thích BS ngỡ ngàng
Khi phát hiện ra điếu thuốc lá trong "vùng kín" của nữ bệnh nhân, bác sĩ sản phụ khoa Yang Weizhen đã nghi ngờ bệnh nhân bị bạo hành. Tuy nhiên lời giải thích sau đó của chính bệnh nhân lại khiến bác sĩ bất ngờ.
Bác sĩ Yang Weizhen, bác sĩ Sản phụ khoa đã quá quen với việc lấy dị vật ra khỏi "vùng kín" của phụ nữ như bao cao su, đồ chơi tình dục,... Tuy nhiên có một trường hợp gần đây khiến cô ấn tượng mãi bởi thứ lấy ra lại là điếu thuốc lá.
Bác sĩ Yang Weizhen nhớ lại nữ bệnh nhân khoảng 35 tuổi, đến phòng khám và nói với giọng khá rụt rè: " Bác sĩ, tôi có một dị vật trong âm đạo." Ban đầu, bác sĩ Yang Weizhen chỉ nghĩ đó có thể là món đồ chơi tình dục nên bệnh nhân mới ngại ngùng nhưng khi kiểm tra thì phát hiện không phải, đó là một điếu thuốc lá.
Bác sĩ bất ngờ khi phát hiện điếu thuốc lá trong âm đạo của nữ bệnh nhân. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Yang Weizhen khi đó rất bất ngờ, cô đã nghĩ rằng nữ bệnh nhân có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình. "Một số nam giới có xu hướng bạo lực trong vấn đề tình dục sẽ dùng thuốc lá đốt bộ phận riêng tư của phụ nữ", bác sĩ Yang Weizhen chia sẻ.
Tuy nhiên sự thật không phải như bác sĩ Yang Weizhen nghĩ, người phụ nữ không hề bị chồng bạo hành, điếu thuốc lá là do cô tự nguyện cho vào. Hoá ra, người vợ sau khi sinh con, cơ thể không còn được như trước, người chồng vì chán vợ nên đã ngoại tình và bị bắt gặp. Thế nhưng thay vì xin lỗi vợ, người chồng lại lớn tiếng nói rằng do sau khi sinh "cô bé" của vợ quá rộng nên không hòa hợp về tình dục và đổ cho người vợ không biết giữ ngoại hình xinh đẹp.
Để níu kéo người chồng bội bạc, người phụ nữ đã quyết định bỏ tiền sang Thái Lan học một khóa học giúp cải thiện cơ "vùng kín" nhằm giúp làm nhỏ "cô bé" trong 7 ngày. Khóa học này hướng dẫn người phụ nữ dùng cơ ở vùng dưới cơ thể giữ chặt điếu thuốc lá nhỏ. Khi trở về Đài Loan, người phụ nữ tiếp tục luyện tập, trong lúc tập cô đã không cẩn thận khiến cho điếu thuốc lọt sâu bên trong và không thể lấy ra nên phải tới nhờ bác sĩ.
Bác sĩ sản phụ khoa Yang Weizhen.
Sau khi xử lý cho nữ bệnh nhân, bác sĩ Yang Weizhen cũng khuyên cô nên tìm tới chuyên gia để hỗ trợ cải thiện "vùng kín" đúng cách, tránh gặp phải tai nạn bất ngờ.
Khi bị mắc kẹt dị vật vào âm đạo, nếu không được lấy ra kịp thời có thể gây tổn thương thành âm đạo, âm đạo, cổ tử cung, gây viêm nhiễm phụ khoa. Tình huống này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và dị vật cũng có thể là nhiều thứ khác nhau, phổ biến nhất là bao cao su, đồ chơi tình dục,...
Ban đầu, khi dị vật mới xuất hiện trong âm đạo có thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu để lâu ngày, dị vật trong âm đạo rất dễ gây nhiễm trùng, dẫn tới các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Bản thân dị vật âm đạo có thể không gây nguy hiểm, nhưng nếu để bị mắc bệnh phụ khoa thì bạn lại phải đối mặt với những rủi ro như:
- Mắc bệnh phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm tuyến bartholin, viêm cổ tử cung,...
- Làm giảm ham muốn ở phụ nữ, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Gây khó thụ thai, vô sinh, hiếm muộn,...
Do đó, nếu có dấu hiệu âm đạo có dị vật, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được lấy dị vật ra khỏi âm đạo. Tùy vào từng nhóm đối tượng mà cách bác sĩ lấy dị vật ra khỏi âm đạo sẽ khác nhau.
Đối với phụ nữ đã có gia đình, sinh con hay đã từng quan hệ thì việc lấy dị vật âm đạo sẽ dễ dàng hơn. Bác sĩ chỉ cần lấy dụng cụ khám âm đạo đưa vào và mở rộng âm đạo ra, nhìn thấy trực tiếp thì có thể lấy đươc dị vật, dùng kẹp gắp hoặc dùng tay lấy ra.
Sau khi lấy dị vật âm đạo ra, tùy theo mức độ viêm âm đạo mà điều trị phù hợp. Có thể là sau khi lấy dị vật, rửa sạch âm đạo, thổi bột sulfamid hoặc bột thuốc khánh sinh khác vào âm đạo, chứng viêm có thể nhanh chóng biến mất.
Với trường hợp dị vật trong cơ thể các bé gái chưa từng quan hệ tình dục, quá trình xử lý sẽ khó khăn hơn. Lúc này phải thông qua trực tràng để chẩn đoán. Bác sĩ có thể lấy ngón tay để xác định vị trí mắc dị vật và nếu dễ dàng có thể dùng tay đẩy dị vật ra ngoài.
Nếu dị vật không phải là kim loại và tương đôi mềm hoặc đã bị phá vỡ, dùng phương pháp chúng tôi vừa nêu sẽ không khả thi, hoặc không lấy ra được toàn bộ. Lúc này chỉ còn cách là gây mê toàn thân cho bệnh nhi, nhờ ống nội soi của bác sĩ tai mũi họng giúp sức hoặc dụng cụ khám số nhỏ nhất, mở rộng âm đạo, trực tiếp lấy dị vật ra, rồi dùng dung dịch sát trùng rửa âm đạo, sau đó thổi bột Sulfamid vào.
Theo Khám phá
Són tiểu sau mổ tiền liệt tuyến, nên làm gì? Bố tôi năm nay 81 tuổi. 2 năm trước, cụ đã được phẫu thuật u phì đại tuyến tiền liệt. Sau đó, bố tôi thường bị tiểu ra quần. Sau phẫu thuật, bố tôi cũng yếu nên ngại đi khám. Xin hỏi, có cách nào giải quyết tình trạng này của bố tôi mà nhẹ nhàng không? Trần Quang Hải (Nam Định) Són...