Cạn kiệt thực phẩm vì ở trong nhà gần nửa tháng, dân mạng thế giới tìm ra đủ cách ăn trứng “không đỡ nổi”: một bữa ăn 3 món làm từ trứng!
Khi không biết ăn gì và không còn nhiều thứ để ăn, bạn không cô đơn, vẫn luôn có trứng mà.
Một trong những thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người chính là trứng. Vì chúng xuất hiện trong nhiều món ăn đã đành, nhưng với một số người, những món hiếm hoi họ biết làm cũng xoay quanh trứng mà thôi.
Trong đợt dịch diễn biến phức tạp, người dân nhiều quốc gia phải tự cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc xã hội thì trứng càng có “ý nghĩa quan trọng” hơn. Khi đã ở nhà quá lâu, thực phẩm dần cạn kiệt, dân mạng thế giới mới nghĩ ra đủ kiểu chế biến trứng gà để… ăn cho qua bữa. Nhiều bữa ăn dí dỏm từ trứng đã được chia sẻ lên MXH:
Trước hết vẫn còn là một số món khá hợp lý khi trứng được chế biến cầu kỳ hoặc trứng chỉ là nguyên liệu phụ thêm vào cho đẹp mắt.
Một số món trứng nổi tiếng và mang tính đặc sắc ẩm thực địa phương như Onsen tamago (trứng nguội kiểu Nhật), Tamago Kake Gohan (cơm trộn trứng sống, cũng là món nổi tiếng của Nhật).
Đôi khi trứng được thêm vào bát cơm hoặc món ăn để tổng thể nhìn bắt mắt hơn như những món này.
Nhưng với những người không biết nấu gì khác và thức ăn, họ chỉ có thể sống nhờ đủ kiểu biến tấu của trứng như thế này: trứng luộc, trứng chần, trứng-luộc-rồi-rán-sơ. Đủ 3 món trứng trong một bữa luôn!
Trong một đĩa có trứng luộc, trứng ốp la, trứng chưng. Trình bày một chút chuẩn đầu bếp nhà hàng chưa?!
Còn đây là món trứng luộc chiên với… trứng, bài đăng thu hút hơn 50k lượt chia sẻ vì sự cố gắng đáng hoan nghênh khi tuyệt vọng không biết ăn gì của chủ post.
Video đang HOT
Khi tuyệt vọng hơn nữa thì có sandwich kẹp trứng luộc nè…
Một bức ảnh cực viral về các món từ trứng. Nhưng thực chất chỉ là đùa thôi nha, những tác phẩm trứng hội hoạ này của một nghệ sĩ người Đức rất nổi tiếng trên Instagram đó!
Nguồn ảnh: Tổng hợp.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.
Hãy “ở yên” khi Tổ Quốc cần. Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, đang ở chỗ nào thì hãy ở yên chỗ đấy. Còn tôi, tôi ở nhà! Vì ở nhà lúc này, đã là hành động cho thấy ý thức bảo vệ bản thân, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.
Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp “Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi”. Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!
Gia Hiển
Nữ sinh thực tập ở BV Bạch Mai nổi như cồn với bức ảnh đón sinh nhật xinh xắn trong khu cách ly: Ở đây vui lắm, cơm ngày 3 bữa, quần áo mặc cả ngày
"Bọn mình có cơm ăn 3 bữa, quần áo mặc cả ngày, bệnh viện Bạch Mai rất chu đáo mặc dù lo cho rất nhiều người nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn, giấc ngủ đến các cán bộ nhân viên"
Những ngày qua, có lẽ các chú bộ đội, đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên Y tế đã để lại cho chúng ta nhiều câu chuyện cùng vô số hình ảnh đẹp bên trong các bệnh viện, khu cách ly trên khắp mọi miền Tổ quốc. Dù thật vất vả, khó khăn nhưng họ vẫn nhiệt tình, tận tâm hoàn thành công việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Như mới đây, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau tấm hình ấn tượng khi một cô gái đón sinh nhật ngay trong thời gian cách ly tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
Chủ nhân của bức ảnh có tên Doãn Ngọc Linh sinh năm 1997, cựu sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng y tế Bạch Mai, cô bạn hiện đang trong thời gian thử việc tại phòng Hồi sức, khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai.
Sinh nhật tuổi 23 thật đặc biệt...
Đó là kỷ niệm thực sự khó quên được Ngọc Linh chia sẻ kể từ những ngày đầu chuyển vào cách ly tại khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Sinh nhật tuổi 23 chỉ vỏn vẹn 1 chiếc bánh nhỏ, tự thắp nến cho có không khí và 4 người bạn thân ở chung phòng, làm cùng khoa.
Không người thân bên cạnh, không bánh gato, không quà, không hoa, cô bạn đón sinh nhật giản đơn trong khu cách ly của bệnh viện. Nhưng Linh vẫn giữ cảm thấy sinh nhật ý nghĩa khi cô đang cùng các đồng nghiệp làm nhiệm vụ chống dịch tại bệnh viện Bạch Mai. Linh cho hay: "Đây chắc chắn là sinh nhật đặc biệt nhất trong cuộc đời mình. Cũng hơi tủi thân một chút vì không được ở nhà với gia đình, song nghe mọi người động viên và chúc mừng sinh nhật nhiều nên mình cũng vui hơn."
Linh chính thức cách ly ở bệnh viện từ ngày 24/3, cô bạn nói: "Bắt đầu từ khi xuất hiện ca nhiễm mới, bệnh nhân 133 thì mình đã hạn chế về nhà và ngủ luôn ở khoa để đảm bảo an toàn cho bệnh viện. Đến 11 giờ đêm khoa thông báo tất cả cán bộ nhân viên vào xét nghiệm vì có ca dương tính đồng thời chuẩn bị quần áo để cách ly tại khoa nên mình đi luôn trong đêm 24/3. Ban đầu, chúng mình được thông báo cách ly 14 ngày. Từ khi có thêm các ca mắc là nhân viên công ty Trường Sinh, thời gian cách ly tăng thêm 14 ngày nữa là 28 ngày. Mình không lo lắng, chỉ có chút nhớ nhà vì ngay từ khi đi h ọc và đi làm, chúng mình đều chuẩn bị tinh thần cho những lúc thế này."
"Tuy làm việc trong môi trường khá căng thẳng nhưng chúng mình không hề cảm thấy khó khăn"
Nếu theo nhịp sống trước đây, Linh làm việc 8 tiếng/ngày theo giờ hành chính, mỗi tuần trực đêm 1-2 buổi thì thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, các nhân viên y tế như Linh được chia thành 4 nhóm, thay nhau làm việc theo 4 ca, mỗi ca kéo dài 6 tiếng. Ở mỗi ca trực, họ được phát 1 bộ đồ bảo hộ, khẩu trang N95, kính bảo hộ. Tại khoa Thần Kinh mà cô bạn làm việc chưa có bệnh nhân dương tính với Covid-19 nên chủ yếu hàng ngày Linh tiếp xúc với các trường hợp là F1, F2.
Cô bạn phải mặc đồ bảo hộ kín mít suốt 6 tiếng, không dám uống nước trước đó vì cần nhịn đi vệ sinh. Khi đi chăm sóc bệnh nhân, các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ kín từ trên xuống dưới để đảm bảo an toàn cho cơ thể của mình không tiếp xúc với môi trường cũng như dịch tiết bên ngoài. Trong thời gian cách ly, cô ăn uống đầy đủ, nhưng chỉ ngủ được 3-4 tiếng mỗi ngày.
"Vì làm ở phòng hồi sức, công việc chính của mình là chăm sóc bệnh nhân cấp 1. Giờ người nhà đã đi cách ly hết, chúng mình chuyển sang chăm sóc toàn diện, theo sát bệnh nhân 24/24, từ ăn uống, làm thuốc, hút đờm, thậm chí bỉm sữa của bệnh nhân cũng không có người nhà mua cho,... Tuy làm việc trong môi trường khá căng thẳng nhưng chúng mình không hề cảm thấy khó khăn.", Linh kể.
Linh cũng như các cán bộ nhân viên y tế khác được cách ly riêng tại 1 khoa, tuy vậy mọi hoạt động sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Bệnh viện hỗ trợ và chu cấp rất đầy đủ nên mọi người cảm thấy không thiếu thốn gì, chỉ là đôi chút lo lắng cho bệnh nhân và nhân viên y tế trong bệnh viện sẽ có nguy cơ lây nhiễm.
"Diễn biến dịch bệnh ngày càng căng thẳng, lại cách ly riêng 1 khu nên mình không biết ở ngoài mọi thứ diễn ra như thế nào, người thân bạn bè ra sao, cũng chẳng nói trước được một ngày nào đó mình có thể nhiễm Covid-19. Nói không sợ nhiễm Covid-19 là nói dối tuy nhiên khoa mình được khử khuẩn thường xuyên, bọn mình cũng chăm vệ sinh cá nhân và có kiến thức y học về phòng chống virus nên nguy cơ lây nhiễm cũng giảm. Và mỗi khi nghĩ mình đang làm việc có ích cho đất nước thì lại thêm động lực và đầy tự hào về nghề nghiệp này. Đặc biệt, mình vô cùng tin tưởng vào trình độ y học của các bác sĩ Việt Nam.", Ngọc Linh cho biết.
"Làm sao mình đành lòng nghỉ việc trong khi đồng nghiệp đang phải gồng mình chống dịch?"
Cô bạn tâm sự: "Bố mình cũng làm ở viện nên luôn động viên con gái, bố gọi điện nhiều, hỏi xem mình có thiếu gì không để tiếp tế ngay. Bố mẹ lo và thương nên bản thân mình cũng thấy yên tâm hơn phần nào vì gia đình luôn hậu thuẫn phía sau. Mẹ mình vì không muốn con gái vất vả nên bảo hay là nghỉ việc nhưng đã chọn nghề này rồi, làm sao mình đành lòng nghỉ việc trong khi đồng nghiệp đang phải gồng mình chống dịch."
Được biết, trước đây cô bạn không muốn học Y, thậm chí còn nghỉ học giữa chừng vì cảm thấy sợ và không thể theo nổi. Học Y vừa vất vả lại khó, nhất là ở trong Bệnh viện Bạch Mai đòi hỏi tay nghề cao, mọi kỹ thuật phải chuẩn, hơn nữa đây là công việc liên quan tới tính mạng con người. Tuy nhiên gia đình có truyền thống theo ngành Y, bố cũng muốn con gái ổn định nên luôn động viên Linh theo nghề. "Có lúc bố còn doạ từ mặt nếu không học Y nữa, mình biết bố muốn tốt cho tương lai của con cái, thương bố nên mình quyết định đi học tiếp. Sau học và đi làm nhiều thì thấy quen, dần dần lại thích, gắn bó với nghề hơn. Từ hồi học Y, mình cũng thay đổi và hoàn thiện bản thân hơn vì vậy quyết tâm theo nghề đến giờ.", Linh kể.
Bệnh viện Bạch Mai đang cố gắng hết sức!
Lãnh đạo bệnh viện rất quan tâm khi cung cấp đồ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vật dụng sinh hoạt cá nhân không thiếu thốn gì. Bệnh viện Bạch Mai đang làm rất tốt, phun khử khuẩn thường xuyên, cấp phát đồ bảo hộ cũng như lương thực đầy đủ cho nhân viên và người nhà bệnh nhân Bạch Mai còn dựng bệnh viện dã chiến để đối phó với tình huống xấu nhất. Đội ngũ cán bộ nhân viên, các y bác sĩ, y tá, điều dưỡng vẫn tự động viên nhau, ai ai cũng đều yêu nghề và đầy tự hào.
"Bọn mình có cơm ăn 3 bữa, quần áo mặc cả ngày, bệnh viện Bạch Mai rất chu đáo mặc dù lo cho rất nhiều người nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn, giấc ngủ đến các cán bộ nhân viên", cô bạn bộc bạch.
Mọi người nhớ nhà, nhớ người thân nhưng với tinh thần "chống dịch như chống giặc", ai nấy đều nhiệt huyết hoàn thành công việc. Thời gian cách ly tại khoa, mọi người ăn chung, ngủ chung, cùng làm việc, cùng thư giãn thậm chí cùng tập thể dục. Cô bạn quyết định xin làm việc ở khoa Thần Kinh một phần vì rất nể phục và biết ơn lãnh đạo khoa. Đó là một người rất gần gũi, đến từng phòng hỏi thăm sức khoẻ nhân viên tận tình, chưa kể còn nhờ người thân mua hoa quả, đồ ăn chuyển vào khoa cho các cán bộ nhân viên của mình. "Tuy mình chưa được kí hợp đồng chính thức nhưng chú vẫn đối xử với tụi mình như những nhân viên chính, mình thực sự vô cùng cảm kích và muốn gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo."
Linh chia sẻ thêm: "Mình mong gia đình được mạnh khoẻ và bình an để mình có thể yên tâm chống dịch. Thực sự mà nói mình thương đồng nghiệp rất nhiều, hy vọng mọi người có một sức khoẻ tốt, luôn giữ vững tinh thần lạc quan để cùng nhau đoàn kết chống dịch Covid-19, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bệnh viện Bạch Mai cũng như ngành Y tế Việt Nam đang cố gắng hết sức, chỉ mong muốn được sự tin tưởng, động viên, ủng hộ tinh thần từ toàn dân để chúng ta quyết thắng đại dịch."
Diệu Thu - Ảnh: NVCC
Những ngày hạn chế tiếp xúc xã hội thành dịp để Châu Bùi thoả mãn đam mê nấu nướng, ngày nào cũng vào bếp làm gái đảm Nấu món gì Châu Bùi cũng bày biện đẹp mắt, chia sẻ với fan trên Instagram story. Sau khi trở về từ khu cách ly tập trung, Châu Bùi gần như chỉ ở nhà, lịch trình công việc cũng được cô thu xếp để làm online hoặc quay chụp tại nhà. Tinh thần hạn chế tiếp xúc xã hội (social distancing) của Châu...