Cần kiểm tra những thông tin gì nếu nhận được những cuộc gọi quấy rối đòi nợ “nhầm địa chỉ”?
Hiện nay, tình trạng nhắn tin, gọi điện đe đọa, đòi nợ đã quấy rối nhiều chủ thuê bao điện thoại trong khi họ không hề liên quan, khiến nhiều người lo lắng, bất bình.
Mọi người có thể làm theo các bước dưới đây để giải quyết tình trạng này.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (viết tắt là VNCERT/CC) khuyến nghị người dân ngay khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đe dọa đòi nợ làm phiền dù không liên quan, người dân nên thực hiện ngay một số các biện pháp sau để hạn chế tình trạng làm phiền:
- Bước 1: Kiểm tra thông tin cá nhân của thuê bao đang sử dụng, đảm bảo thuê bao sử dụng được đăng ký chính chủ.
- Bước 2: Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng để khiếu nại, yêu cầu hỗ trợ.
- Bước 3: Trong trường hợp vẫn bị đe dọa, người bị quấy rối nên thực hiện ngay việc khai báo với cơ quan Công an địa phương để xử lý đối tượng vi phạm theo quy định.
Ngoài ra, người dân có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ.
Nên kiểm tra các thông tin nào nếu bị quấy rối đòi nợ liên tục?
Mọi người cần kiểm tra thông tin tài khoản cùng các khoản vay của bản thân vì có thể kẻ xấu có thể đã lấy được thông tin cá nhân của chủ thẻ và thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản, trong đó phổ biến là hành vi vay tiền qua các app với thủ tục vay đơn giản.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần kiểm tra thông tin số điện thoại trả sau và thông tin thuế. Để kiểm tra xem số CMND/CCCD đã đăng ký bao nhiêu sim chính chủ, chủ thẻ soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi 1414. Trường hợp phát hiện một số điện thoại khác mà không phải do mình đăng ký cần nhanh chóng liên hệ đến nhà mạng để phản ánh kịp thời.
Còn để kiểm tra thông tin thuế khi nghi ngờ bị lợi dụng lấy số CNMD/CCCD để đăng ký mã số thuế ảo, có thể truy cập vào địa chỉ https://canhan.gdt.gov.vn/, sau đó nhập thông tin để kiểm tra.
Nhắn tin đe dọa đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?
Khoản 1a điều 156 Bộ luật Hình sự có quy định về về tội vu khống, người nào thực hiện hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác,.
Theo đó, hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự có quy định về tội đe dọa giết người, người nào đe dọa giết người. Nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người thực hiện bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Luật pháp Việt Nam không cho phép dùng cách thức khủng bố, đe dọa để đòi nợ. Nhưng hiện nay, hàng loạt những vụ việc liên quan đến quấy rối, đe dọa bằng hình thức nhắn tin, gọi điện vẫn xảy ra thường xuyên.
Có thể tố cáo đến công an nơi cư trú về việc bị làm phiền
Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài thậm chí đến mức bị khủng bố điện thoại, nạn nhân có thể trình báo cơ quan công an nơi cư trú về việc bị làm phiền, khủng bố điện thoại đòi nợ dù không vay tiền. Nạn nhân bị các tổ chức tín dụng, app vay tiền khủng bố điện thoại dù không vay tiền cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ sau đây:
- Đơn tố cáo. Trong đơn cần nêu rõ các thông tin: Ngày tháng năm tố cáo; họ tên và địa chỉ cũng như cách thức liên hệ của người tố cáo; nội dung tố cáo (hành vi khủng bố điện thoại của các app cho vay tiền…).
Video đang HOT
- Các giấy tờ, chứng cứ chứng minh việc bản thân không vay tiền và bị làm phiền, khủng bố điện thoại: Ghi âm cuộc gọi, tin nhắn đe doạ, thông tin về các app cho vay tiền kèm các số điện thoại gọi điện khủng bố… Khi thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan công an có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm minh.
Hướng dẫn gia hạn BHYT trực tuyến cho hộ gia đình
Hiện nay người dân có thể thực hiện gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam và Cổng Dịch vụ công quốc gia, đồng thời được áp dụng giảm trừ.
Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình từ người thứ hai trở đi sẽ được giảm trừ mức đóng. Nếu như trước đây mức giảm trừ chỉ áp dụng khi người tham gia đóng BHYT trực tiếp cho cán bộ thu, thì theo Quyết định 1187/QĐ-BHXH ngày 24/5/2022 hiện giảm trừ mức đóng đã được áp dụng khi đóng trực tuyến.
Mới đây, BHXH Việt Nam đã hoàn thành kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư để sử dụng dịch vụ xác thực thông tin hộ gia đình.
Trong đó có việc kết nối với nền tảng thanh toán quốc gia (Payment Platform) để triển khai dịch vụ thanh toán với các ngân hàng, trung gian thanh toán; nâng cấp, điều chỉnh phần mềm để triển khai dịch vụ gia hạn thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình (có giảm trừ mức đóng) tích hợp trên Cổng dịch vụ công (DVC) BHXH Việt Nam và Cổng DVC quốc gia.
BHXH Việt Nam đã hoàn thành kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng dịch vụ xác thực thông tin hộ gia đình.
Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện DVC trực tuyến, thanh toán trực tuyến, BHXH Việt Nam hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình (có giảm trừ mức đóng) trên Cổng DVC BHXH Việt Nam và Cổng DVC quốc gia như sau:
Thực hiện trên Cổng DVC BHXH Việt Nam
Bước 1: Để thực hiện Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình có giảm trừ mức đóng, thực hiện mở một trình duyệt bất kỳ, truy cập theo đường dẫn sau: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn.
Bước 2: Trên màn hình đăng nhập, người dùng nhập các thông tin yêu cầu đăng nhập, sau đó chọn: "Đăng nhập".
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, màn hình hiển thị như sau:
Màn hình hiển thị sau khi đăng nhập Cổng dịch vụ công thành công.
Tiếp theo, chọn mục "ĐÓNG BHXH ĐIỆN TỬ", sau đó chọn: "Gia hạn thẻ BHYT theo HGĐ có giảm trừ", màn hình hiển thị để nhập thông tin gia hạn thẻ BHYT như sau:
Bước 4: Nhập thông tin thành viên hộ gia đình và thông tin gia hạn thẻ
- Nhập thông tin chủ hộ: Yêu cầu nhập số định danh, họ và tên, ngày tháng năm sinh và giới tính.
- Nhập thông tin các thành viên: Chỉ nhập số định danh.
Để thêm thành viên hộ gia đình, chọn: "Thêm thành viên HGĐ", sau đó nhập số định danh của thành viên:
- Nhập thông tin thẻ BHYT: Chọn số tháng cần gia hạn thẻ BHYT.
Bước 5: Xác thực thông tin
Thực hiện nhập đầy đủ thông tin yêu cầu, chọn: "Xác nhận" để xác thực thông tin:
- Trường hợp xác thực thông tin các thành viên trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không cùng đăng ký thường trú hoặc không cùng đăng ký tạm trú.
Nếu thông tin về chủ hộ không tồn tại, khi xác thực hệ thống hoặc các thành viên không cùng địa chỉ thường trú hoặc không cùng địa chỉ tạm trú trong CSDL quốc gia về dân cư, khi xác thực hệ thống đều có thông báo lại.
Nếu các thông tin chủ hộ; thông tin các thành viên; các thành viên tham gia thuộc đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình; thông tin về thẻ BHYT của các thành viên; các thành viên đề nghị gia hạn thẻ BHYT tham gia ở cùng một cơ quan BHXH được xác thực là đúng, màn hình hiển thị thông tin như sau:
Thông tin tham gia BHYT của từng thành viên: Số định danh, họ tên, số tháng gia hạn, hạn thẻ BHYT hiện tại.
Số tiền phải đóng để gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình
Bước 6: Chọn ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH
Sau khi xác thực thông tin thành công, chọn "ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH", sau đó chọn "Thanh toán" để chuyển sang Bước 7.
Bước 7: Thanh toán
Sau khi chọn "Thanh toán" tại Bước 6, màn hình hiển thị danh sách Ngân hàng và Trung gian thanh toán. Người dùng có thể một trong hai hình thức thanh toán.
Thanh toán qua ngân hàng...
Hoặc thanh toán qua trung gian
Sau khi thanh toán thành công, người dùng có thể chọn: "In biên lai" để in biên lai.
Thực hiện trên Cổng DVC Quốc gia
Bước 1: Để thực hiện Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình có giảm trừ mức đóng, thực hiện mở một trình duyệt bất kỳ, truy cập theo đường dẫn sau: https://dichvucong.gov.vn.
Bước 2: Trên màn hình đăng nhập, người dùng nhập các thông tin yêu cầu đăng nhập, sau đó chọn "Đăng nhập".
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, các bước 4, bước 5, bước 6, bước 7 thực hiện như trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam.
Mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2022 và mức giảm trừ
Căn cứ theo Điểm e, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên trong hộ gia đình được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm đóng như sau:
Mức đóng của người thứ nhất được tính bằng 4,5% mức lương cơ sở;
Mức đóng của người thứ 2, thứ 3, thứ 4 lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
Mức đóng của người thứ 5 trở đi bằng 40% mức đóng của người thứ nhất;
Theo quy định này có thể thấy giá bảo hiểm y tế hộ gia đình từ người thứ 2 đã được giảm trừ mức đóng. Mức giảm trừ là 30%, 40%, 50%, 60% so với người thứ nhất.
Mức lương cơ sở năm 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng, do đó mức đóng cụ thể khi tham gia BHYT hộ gia đình năm 2022 sẽ là:
Người thứ nhất đóng 67.050 đồng/tháng.
Người thứ hai đóng 46.935 đồng/tháng.
Người thứ ba đóng 40.230 đồng/tháng.
Người thứ 4 đóng 33.525 đồng/tháng.
Người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng.
Như vậy, hộ gia đình có càng nhiều thành viên tham gia BHYT mức giảm trừ sẽ càng nhiều. Mức giảm trừ này rất có lợi đối với người tham gia đặc biệt là đối với các hoàn cảnh khó khăn.
Giá Redmi K50 Gaming tháng 9/2022: Rẻ vô đối cho hiệu năng khủng khiến Galaxy S22 Ultra lo lắng Redmi K50 Gaming sở hữu cấu hình chơi game tương đối cao nhưng giá bán lại không quá đắt. Redmi K50 Gaming là một trong những smartphone gây chú ý nhất trong làng smartphone Android hiện nay. Nó sở hữu cấu hình chuyên game trong đó có trung tâm là con chip Snapdragon 8 Gen 1 - hiệu năng mạnh nhất trong giới...