Cần kiểm soát chặt cúm gia cầm
Bước vào mùa xuân – hè là thời điểm dịch bệnh cúm trên gia cầm, đặc biệt những bệnh có khả năng lây sang người hiện hữu nguy cơ bùng phát.
Ngành y tế các địa phương cần quyết liệt vào cuộc phối hợp với các lực lượng khác để kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn một cách hiệu quả nhất.
Vận động người dân cùng phòng dịch
Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 40 ổ dịch cúm gia cầm tại 14 tỉnh, thành phố. Tiêu hủy trên 100.000 con gia cầm.
Theo các chuyên gia, cúm gia cầm H5N1 và H5N6 vẫn có nguy cơ xảy ra, lan rộng. Để thắt chặt kiểm soát, cùng với các bộ, ngành, cơ quan trung ương, ngành y tế các địa phương đã và đang triển khai các giải pháp phối hợp phòng dịch. Đồng thời, người chăn nuôi, người vận chuyển, sử dụng gia cầm cũng cần vào cuộc phòng dịch.
Video đang HOT
Là chủ trang trại chăn nuôi gia cầm với số lượng 3.200 con ở Tuy Hòa ( Phú Yên), ông Lê Văn Bảy chia sẻ: Bản thân luôn nhắc nhở phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch cúm. Vệ sinh chuồng trại đảm bảo, vật nuôi có dấu hiệu nhiễm bệnh là báo cáo ngay, tuyệt đối không tuồn ra thị trường. Thực tế, vì lợi trước mắt, nhiều chủ trang trại đưa gia cầm bệnh ra thị trường tiêu thụ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.
Việc chăn nuôi phải gắn với phòng chống dịch bệnh.
Y tế chung tay phòng dịch
Theo đại diện Sở Y tế Bình Định, đã chỉ đạo đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phải chủ động hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố của Bình Định giám sát dịch tễ, phát hiện sớm và xử lý kịp thời những trường hợp nghi nhiễm cúm A/H5N1 và các loại cúm gia cầm khác trên người.
Phát hiện các trường hợp viêm đường hô hấp cấp không rõ nguyên nhân, các trường hợp cúm nặng tại cộng đồng; giám sát chặt chẽ những người có tiếp xúc với gia cầm ốm, chết, những người tham gia tiêm phòng và xử lý dịch trên gia cầm; những người sống trong khu vực ổ dịch trên gia cầm. Lấy mẫu, xét nghiệm ngay các trường hợp nghi ngờ để xác định nguyên nhân.
Các cơ sở khám chữa bệnh toàn tỉnh Bình Định phải đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm/nghi nhiễm cúm gia cầm. Tuyến y tế cơ sở ở Bình Định nhanh chóng phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, giám sát dịch tễ, phát hiện và xử lý ổ dịch.
Sở Y tế tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa có các kịch bản, kế hoạch chi tiết để ứng phó khi dịch bệnh bùng phát. Sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; đảm bảo đủ cơ số trang bị y tế, thuốc và hóa chất thiết yếu phục vụ công tác phòng chống dịch ở các tuyến; khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.
Cà Mau xuất hiện cúm gia cầm H5N1
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú ý tỉnh Cà Mau, một hộ gia đình ở Cà Mau vừa xuất hiện gia cầm nuôi bị bệnh chết, kết quả bị cúm H5N1.
Trước đó, đầu tháng 9, tại hộ ông Phạm Văn T. (ngụ xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) có đàn gà bị bệnh chết nhiều, với số lượng khoảng 63 con.
Ngành chức năng địa phương đã kiểm tra cho thấy gia cầm có các biểu hiện như mắt kéo mây, xuất huyết vùng da chân. Nhận thấy đây là dấu hiệu của bệnh cúm gia cầm nên ngành chăn nuôi đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.
Cà Mau xuất hiện cúm gia cầm H5N1. (Ảnh minh họa)
Qua kết quả xét nghiệm từ Chi cục Thú y vùng VII, mẫu bệnh phẩm trên gia cầm dương tính với virus cúm H5N1.
Sau khi có kết quả, ngành chức năng phối hợp hộ gia đình tiêu hủy số gia cầm còn lại; đồng thời phun thuốc tiêu độc, khử trùng xung quanh ổ dịch và thực hiện các biện pháp phòng, chống nhằm tránh dịch bệnh lây lan.
Tiêu hủy hơn 3.000 gia cầm, TP Buôn Ma Thuột công bố dịch cúm H5N6 Trước tình trạng gia cầm bỏ ăn, lăn ra chết và kết quả xét nghiệm dương tính với cúm H5N6, cơ quan chức năng TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã tiêu hủy trên 3.000 con và công bố dịch. Chiều 16/8, ông Hoàng Anh Dũng - Phó Trưởng trạm phụ trách Trạm Chăn nuôi và Thú y TP Buôn Ma Thuột (Đắk...