Cần hợp tác toàn cầu về vaccine ngừa Covid-19
Trong khi đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành khắp thế giới, các cuộc nghiên cứu điều chế vaccine ngừa dịch vẫn đang chạy đua với thời gian.
Tuy nhiên, các nước đang cần một nỗ lực chung toàn cầu hơn là cạnh tranh chiếm thế độc quyền. Có như vậy mới đẩy nhanh tiến trình điều chế và phân phối rộng rãi vaccine đến với mọi người.
Thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 tại Mỹ
Thành quả cho nhân loại
Tiến sĩ Jonas Salk trong một cuộc phỏng vấn xung quanh sở hữu bằng sáng chế về vaccine bại liệt mà ông và nhóm của ông đã phát triển, đã cho rằng, thành quả của họ thuộc về nhân loại. Đây là lời nhắc nhở phù hợp giữa đại dịch Covid-19 toàn cầu. Tiến sĩ Salk và nhóm của ông hiểu rằng, việc tiếp cận vaccine miễn phí hoặc chi phí thấp là trọng tâm trong nhiệm vụ của họ nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Theo các nhà khoa học, yêu cầu đặt ra với vaccine ngừa Covid-19 là một loại vaccine duy nhất có khả năng miễn dịch trong một thời gian dài giống như vaccine ngừa bệnh sởi và thủy đậu chứ không phải tiêm vaccine mỗi năm như cúm. Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng hàng ngày theo cấp số nhân của các ca mắc Covid-19 cùng các ca tử vong ngày càng cao, các công ty dược trên thế giới đang chạy đua điều chế vaccine nhưng đặt lợi nhuận doanh nghiệp và quyền sở hữu trí tuệ lên trên việc chia sẻ thành quả.
Sự phát triển của các vaccine tiềm năng ngừa Covid-19 đang tiến triển nhanh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đang có 2 thử nghiệm lâm sàng được tiến hành và hơn 50 “ứng cử viên” vaccine đang được đánh giá lâm sàng. Các tổ chức đa phương được tài trợ bởi nhiều chính phủ, các công ty dược phẩm và các nhà hảo tâm đều đang đổ hàng trăm triệu vào nỗ lực phát triển vaccine, điều này giúp thúc đẩy tiến trình nghiên cứu. Kỷ lục chế tạo vaccine trước đó đã được thiết lập trong đợt bùng phát virus Zika vào năm 2015, khi chỉ mất 7 tháng để phát triển một vaccine khả thi để thử nghiệm, mặc dù ổ dịch đã bị tiêu diệt trước khi vaccine có thể được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Mối nguy hiểm lớn ở đây là việc chạy đua để phát triển vaccine mà không có sự hợp tác toàn cầu có thể sẽ dẫn đến những vaccine không an toàn, thiếu thời gian kiểm nghiệm. Điều này đặc biệt nguy hiểm, vì khi đó vaccine sẽ trở thành loại thuốc làm lây lan nhanh hơn Covid-19 hoặc gây biến chứng, nhất là làm yếu hệ miễn dịch.
Liên minh vaccine Gavi ra đời từ năm 2000 để giải quyết vấn đề công bằng vaccine và đã giúp tiêm vaccine cho gần một nửa số trẻ em thế giới. Trong hai thập niên qua, họ đã hỗ trợ 496 chương trình vaccine ở 73 quốc gia nghèo nhất và giúp cung cấp 600 triệu liều vaccine mỗi năm. Mặc dù trọng tâm chính của Gavi là trẻ em, nhưng chương trình cũng đã giúp cung cấp vaccine cho mọi người ở mọi lứa tuổi đối với các bệnh gây ra dịch như sốt vàng da và viêm màng não. Đây là kinh nghiệm tốt trong việc phân phối vaccine ngừa Covid-19 trong tương lai.
Đầu tư hạ tầng phân phối vaccine
Thế giới cũng có các liên minh quan trọng như Liên minh đổi mới để ứng phó dịch bệnh (CEPI), được thành lập sau hậu quả của cuộc khủng hoảng dịch Ebola nhằm điều phối việc phát triển vaccine đồng thời đảm bảo tiếp cận toàn cầu.
Theo trang web Havard Business Review, với sự phát triển vaccine phòng Covid-19 đang tiến triển nhanh chóng, chúng ta cần đầu tư ngay vào cơ sở hạ tầng để phân phối vaccine quy mô toàn cầu trên cơ sở công bằng ngay khi vaccine được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Vaccine phục vụ hai chức năng liên quan nhưng khác biệt: bảo vệ những người được tiêm phòng chống mắc Covid-19 và giảm lây truyền (tức là bảo vệ những người không được tiêm chủng). Đây gọi là miễn dịch đám đông. Phân phối vaccine công bằng là điều cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Theo tỷ phú Bill Gates, trong một đại dịch, vaccine và thuốc chống virus không phải là bán cho người trả giá cao nhất. Hai loại này nên có sẵn và giá cả phải chăng cho những người đang ở trung tâm của sự bùng phát dịch và có nhu cầu lớn nhất. Việc phân phối như vậy không chỉ là lương tri, mà còn là chiến lược ngăn ngừa đại dịch trong tương lai.
KHÁNH MINH tổng hợp
Jonas Salk - cha đẻ vaccine bại liệt, người cứu thế giới khỏi đại dịch
Jonas Salk không phải là cái tên xa lạ với giới khoa học. Vào thập niên 1940, 1950, bệnh bại liệt là nỗi khiếp sợ của cả nước Mỹ, nó đến không hề báo trước và các nhà khoa học loay hoay không hiểu nó lây truyền như thế nào.
Jonas Salk là người đầu tiên phát triển thành công vaccine phòng bại liệt vào năm 1953, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử y học thế giới. "Giúp đỡ toàn thể nhân loại hơn từng bệnh nhân", tham vọng của Salk đã giúp con người thoát được đại dịch đáng sợ.
Theo người nổi tiếng
Tại sao nCoV khó tiêu diệt? Bí mật xâm nhập, tự sửa chữa lỗi khi đột biến, tồn tại ở cả đường hô hấp trên và dưới, tất cả biến nCoV thành virus nguy hiểm khó đánh bại. nCoV chui ra từ bề mặt tế bào nuôi trong phòng thí nghiệm. Ảnh: AFP. Virus trải qua hàng tỷ năm hoàn thiện khả n ăng sinh tồn mà không cần...