Cần hỗ trợ một hệ thống lương thực bền vững và có khả năng phục hồi
Đây là một trong năm khuyến nghị sẽ được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( ABAC) đề xuất lên Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11 tới.
Đề xuất này đưa ra trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Một cánh đồng lúa mì tại Karpenkovo, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội đồng Tư vấn Kinh doanh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (ABAC) đang chuẩn bị đề xuất khuyến nghị 5 điểm nằm trong kế hoạch phục hồi kinh tế khu vực tới 21 nhà lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào tháng 11/2022 tại Bangkok, Thái Lan.
Các khuyến nghị, bao gồm đề xuất liên quan Khu vực thương mại tự do ở châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) vốn đang bị trì hoãn, là kết quả của một loạt các cuộc họp của ABAC trong thời gian qua.
Ông Kriengkrai Thiennukul, Chủ tịch ABAC cho biết các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải cùng nhau đối phó với các vấn đề kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, cũng như các tác động của xung đột địa chính trị, lạm phát gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Ông Kriengkrai Thiennukul nhấn mạnh: “Chúng ta cần các biện pháp cấp bách hơn để thúc đẩy nền kinh tế và 21 nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận về chúng tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới”. Theo ông Kriengkrai, thúc đẩy FTAAP sẽ là một phần trong kế hoạch hội nhập kinh tế khu vực. ABAC tin rằng FTAAP cần đáp ứng với môi trường kinh doanh toàn cầu mới. Bên cạnh đó, FTAAP sẽ giúp thúc đẩy các lĩnh vực thương mại và dịch vụ trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đang có nhiều thay đổi nhanh chóng. Ông Kriengkrai cho biết, ABAC mong muốn các thành viên APEC tăng cường hội nhập kinh tế khu vực bằng cách hỗ trợ hệ thống thương mại dựa trên quy tắc toàn cầu và đẩy nhanh việc hiện thực hóa FTAAP.
Video đang HOT
Bên cạnh FTAAP, khuyến nghị thứ hai được đưa ra là phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cho an ninh mạng. Ông Kriengkrai nói: “Các thành viên APEC nên chung tay đầu tư vào phát triển an ninh mạng”.
Khuyến nghị thứ ba là một động thái nhằm giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) ứng phó tốt hơn trong hoạt động kinh doanh. Theo ABAC, MSMEs là một động lực của nền kinh tế toàn cầu, do vậy họ cần được tiếp cận nguồn vốn, đào tạo liên tục và tích hợp vào chuỗi cung ứng.
Khuyến nghị thứ tư là hỗ trợ một hệ thống lương thực bền vững và có khả năng phục hồi, nhất là trong bối cảnh các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong khu vực đang đối mặt với những thách thức lớn do giá lương thực toàn cầu tăng cao và gián đoạn chuỗi cung ứng nông sản. Ông Poj Aramwattananont, một thành viên của ABAC Thái Lan, cho biết mục tiêu này có thể đạt được bằng cách áp dụng mô hình kinh tế Xanh-Tuần hoàn-Sinh học (BCG).
Khuyến nghị cuối cùng là thực hiện các biện pháp kinh tế vĩ mô và tài chính để tăng tốc độ phục hồi và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất và tăng trưởng.
Nhiều thị trường lao động ngoài nước mở lại, cơ hội lớn cho xuất khẩu lao động Việt Nam
Các thị trường lao động ngoài nước truyền thống của Việt Nam đã có thay đổi chính sách thích ứng với dịch COVID-19 để đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế, sản xuất kinh doanh, do đó, nhu cầu tiếp nhận lao động sẽ gia tăng.
Đây là thời cơ thuận lợi để Việt Nam tăng cường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việc thực hiện kế hoạch đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
Nhật Bản là thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - LĐ,TB&XH) cho biết: Những năm qua, do dịch bệnh COVID-19, phần lớn các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam đều có chính sách hạn chế hoặc đóng cửa tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc.
Đến nay, các chính sách phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã có sự thay đổi để thích ứng với việc phục hồi, phát triển kinh tế. Một trong những chính sách đó là mở cửa tiếp nhận trở lại lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.
Lao động chuẩn bị đi làm tại nước ngoài nghe phổ biến các chính sách nhập cảnh, chế độ làm việc.
Cụ thể, thị trường các nước châu Âu mở lại từ năm 2021; Hàn Quốc từ tháng 5/2021 (sau hơn một năm ngừng tiếp nhận lao động đi theo chương trình EPS); Đài Loan (Trung Quốc) mở lại từ ngày 15/2/2022 (đóng cửa từ 19/5/2021); Nhật Bản bắt đầu mở lại từ tháng 3/2022 (sau hơn một năm đóng cửa từ cuối tháng 1/2021) và một số thị trường lao động khác cũng đã có chính sách tiếp nhận lao động với các điều kiện và quy định phù hợp trong thời gian qua.
Bộ LĐ,TB&XH đã chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động duy trì và phát triển các thị trường tiếp nhận lao động; kịp thời nắm bắt các thông tin về tình hình dịch COVID-19, chính sách, quy định mới về tiếp nhận lao động đối phó với tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại các nước; hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo các quy định về phòng chống dịch của nước sở tại.
Theo đó, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng qua (chiếm đến 93% tổng số lao động đi làm việc tại nước ngoài). Trong 7 tháng năm 2022, các đơn vị đã đưa 56.863 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 63,2% mục tiêu kế hoạch năm, trong đó có 21.238 lao động nữ.
Chú trọng chất lượng lao động
Theo ông Nguyễn Gia Liêm, yếu tố chất lượng lao động vẫn cần đặt lên hàng đầu. Bên cạnh những thị trường truyền thống, định hướng trong thời gian tới là đưa lao động đi làm việc tại các thị trường an toàn, có thu nhập cao, bảo đảm phúc lợi tốt cho người lao động.
Ngay từ những tháng đầu năm 2022, nhiều hoạt động hợp tác đã được xúc tiến triển khai. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Australia đã ký Bản ghi nhớ về chương trình lao động nông nghiệp. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác này, dự kiến Australia sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 người/năm, mức lương cơ bản (chưa trừ phí sinh hoạt) từ 3.200 - 4.000 dollar Australia/tháng (tương đương 52,8 - 66 triệu đồng/tháng). Hiện nay, hai bên đang trao đổi để thống nhất về kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Bản ghi nhớ này.
Việc tuyển chọn điều dưỡng viên và hộ lý sang làm việc tại CHLB Đức theo chương trình 3 bên cùng có lợi và tại Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Chương trình đang nhận hồ sơ khóa 11, thời hạn đến 31/10/2022.
Bộ LĐ,TB&XH đã đàm phán với cơ quan chức năng của Israel về Hiệp định hợp tác lao động Việt Nam - Israel, xây dựng Thỏa thuận về tuyển dụng lao động giữa Việt Nam và Thái Lan, hoàn thiện Bản ghi nhớ về di cư lao động có kỹ năng và trao đổi kiến thức với Cộng hòa liên bang Đức; trao đổi "Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Malaysia"....
Bộ LĐ,TB&XH cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày của Chính phủ về việc ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện tại các nước có lao động Việt Nam để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19 và tổ chức đưa lao động hết hạn hợp đồng về nước theo chỉ đạo của Chính phủ; kịp thời thông tin và hướng dẫn các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài an toàn trong tình hình dịch bệnh và theo quy định về tiếp nhận lao động nước ngoài của nước sở tại.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Gia Liêm, việc nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ được chú trọng. Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ đẩy mạnh công tác gắn kết giữa doanh nghiệp dịch vụ với các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc chuẩn bị, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động (về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật) đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động, tạo vị thế của người lao động ở nước ngoài, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động, cũng như phòng tránh tình trạng người lao động bị lạm dụng, cưỡng bức khi đi làm việc ở nước ngoài.
Cùng với đó, để lành mạnh hóa thị trường xuất khẩu lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội, qua đó ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lừa đảo, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Cục cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp điều hành kinh tế sau khi FED tăng lãi suất Cuộc họp này diễn ra với sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) nâng lãi suất thêm 0,75% vào đêm 27/7 và Ngân hàng Trung ương nhiều nước đã tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại...