Căn hộ toàn nội thất tự đóng của kiến trúc sư Hà Nội
Nhờ tự đóng nội thất, kiến trúc sư Phạm Phong có căn hộ như ý mà chỉ tốn 100 triệu đồng.
Căn hộ rộng 57 m2 ở Long Biên là tổ ấm của vợ chồng kiến trúc sư Phạm Phong. Trước khi mua nhà, anh Phong đã ấp ủ kế hoạch tự làm nội thất, một phần vì đam mê, muốn làm điều đặc biệt, một phần vì tài chính có hạn. Trong một năm, anh lên thiết kế và tìm hiểu vật liệu, kinh nghiệm trên mạng.
Anh Phong tự đóng toàn bộ nội thất trong nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Nhận nhà vào tháng 1/2019, anh Phong bắt đầu quá trình thi công. Từ một người từng “không dám đụng vào cái khoan tường”, kiến trúc sư tự đóng nội thất, từ bàn, tủ đến giường, chậu cây. Để lo việc nhà, trong ba tháng, anh Phong chấp nhận đi làm nửa buổi và nhận một nửa tiền lương.
Căn nhà của anh Phong trước và sau khi tự làm nội thất.
Anh Phong mua nguyên liệu gồm gỗ thông xẻ (10 triệu đồng), sắt (10 triệu đồng) cùng các loại máy móc như máy cưa cầm tay, máy mài, máy khoan, cưa lọng, cưa sập, máy nén khí mini (5 triệu đồng). Theo kiến trúc sư, công đoạn khó nhất là thiết kế vì phải làm sao vừa đẹp vừa dễ thi công. Tuy nhiên, công đoạn vất vả nhất là chà mịn gỗ. “Nó bụi và mệt kinh khủng”, anh Phong chia sẻ.
Với mỗi thanh gỗ, anh Phong phải chà sáu cạnh, mỗi cạnh ba lần. Riêng phần chà chiếm 50-60% tổng thời gian làm gỗ. “Chỉ chà khoảng hai tiếng là mệt lắm rồi, tay không còn cảm giác. Tôi cũng không quen lao động chân tay lắm”, anh Phong nói. “Được một nửa cũng nản lắm nhưng chẳng lẽ để lại đống ngổn ngang nên phải cố”.
Để bảo vệ đồ gỗ, anh Phong quét hai lớp chống thấm nước cùng một lớp bảo vệ bề mặt. Trải qua ba tháng, kiến trúc sư hoàn thành toàn bộ nội thất của căn hộ.
Sau một năm, anh Phong hài lòng với thành quả của mình vì “vừa vui, vừa tiết kiệm”. Tổng chi phí nội thất, đã bao gồm các thiết bị điện tử điện lạnh khoảng 100 triệu đồng.
Kiến trúc sư cho biết thêm nhiều người hỏi anh về việc tự đóng nội thất. Tuy nhiên, anh khuyến cáo chỉ những ai đã có kinh nghiệm mới nên làm vì quá trình thi công có thể gây nguy hiểm do sử dụng nhiều loại máy móc và vất vả, nhất là với người không quen việc chân tay.
Minh Trang
Đón đầu xu hướng với 10 mẫu nhà ống 2 tầng 2020 đẹp cuốn hút
Thiết kế đơn giản, chi phí không quá cao lại đa dạng về công năng, các mẫu nhà ống 2 tầng luôn được ưa chuộng và chưa bao giờ lỗi mốt.
Mẫu nhà ống 2 tầng phá cách từ những khoảng thò thụt giữa cổng và khoảng sân độc đáo.
Với lợi thế mặt tiền 8m, ngôi nhà dễ dàng tích hợp gara để ô tô, vừa thuận tiện vừa gia tăng được công năng.
Điểm nhấn của ngôi nhà nằm ở kiến trúc mái chéo và những chậu cây, bồn cỏ được bố trí khắp không gian.
Nhà 2 tầng gác lửng tạo điều kiện cho việc kinh doanh ở tầng trệt hoặc tận dụng làm gara để xe, nhà kho.
Nhà ống mặt tiền 5m phù hợp với lối sống ở cả thành thị và vùng nông thôn.
Tầng tum không chỉ đóng vai trò là lưu thông không khí trong nhà, chúng còn là nơi để các gia đình thỏa mãn sở thích trồng cây.
Nhà ống mái lệch đang "làm mưa làm gió" trong danh sách những mẫu nhà ống 2 tầng đẹp nhất năm nay.
Nhà mái thái vừa đem lại vẻ đẹp cổ điển vừa có khả năng tản nhiệt, chống nóng tốt hơn so với những loại mái thông thường.
Việc sử dụng cách tạo khối hài hòa, ngôi nhà không chỉ đáp ứng nhu cầu về công năng mà còn đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
Với thiết kế mái bằng tiện lợi, chủ nhà dễ dàng thiết kế sân thượng rộng với giàn cây xanh đẹp mắt. Ảnh: Internet.
Video: Mẫu nhà ống tuyệt đẹp. Nguồn: Thietkenhaxinh.
Hoàng Minh
Ngôi nhà đầy sắc màu nhiệt đới với cây xanh phủ kín mọi góc nhìn Thiên nhiên với cây xanh cùng ánh nắng ngập tràn luôn hiện diện ở mọi góc nhìn giúp ngôi nhà thêm đẹp mắt. Từ bên ngoài, ngôi nhà như bị "chìm khuất" trong bóng cây xanh. Khoảng diện tích sân vườn được thiết kế đơn giản để trồng cây cảnh, lối đi và bãi cỏ. Cây xanh được ưu tiên lựa chọn để...