Căn hộ dưới 2 tỷ có thanh khoản tốt dịp cuối năm
Những căn có 1-2 phòng ngủ, giá không quá 2 tỷ đồng hứa hẹn giao dịch sôi động ở các tháng cuối năm, theo HOREA.
Theo báo cáo thị trường bất động sản TP HCM 10 tháng đầu năm do Hiệp hội Bất động sản TP HCM – HOREA vừa công bố, từ đây đến cuối năm, phân khúc vừa túi tiền, có 1-2 phòng ngủ, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình sẽ chiếm ưu thế.
9 tháng đầu năm có 61 dự án nhà ở hình thành trong tương lai được Sở Xây dựng TP HCM xác nhận đủ điều kiện huy động vốn với tổng số 28.639 căn, tổng giá trị huy động vốn 61.102 tỷ đồng.
Trong đó, phân khúc cao cấp có 7.451 căn (26%), phân khúc trung cấp có 13.976 căn (48,8%), phân khúc bình dân có 7.212 căn (25,2%). Như vậy, tỷ lệ căn hộ có giá vừa túi tiền (trung cấp và bình dân) chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến 74% trong tổng số căn hộ đưa ra thị trường.
“Đây là tín hiệu khả quan vì các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã có sự tái cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng căn hộ quy mô vừa và nhỏ”, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HOREA chia sẻ.
Đồng quan điểm với dự báo của HOREA về tăng trưởng căn hộ vừa túi tiền, ông Ngô Quang Phúc – Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Him Lam Land) cho rằng, nhu cầu lớn nhất của thị trường vẫn là căn hộ dưới một tỷ đến không quá 2 tỷ đồng. Sản phẩm này phục vụ nhu cầu của đại đa số người dân, phù hợp với khả năng thanh toán của nhiều người.
Video đang HOT
Him Lam Phú An (quận 9) có tỷ lệ hấp thụ cao, hiện dự án đã cất nóc toàn bộ 4 block và dự kiến bàn giao vào tháng 6/2018, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch.
Điều này thể hiện rõ qua dự án khu dân cư bán biệt lập Him Lam Phú Đông nằm gần đại lộ Phạm Văn Đồng, giá từ 1,1-1,2 tỷ đồng, diện tích 60-65m2, 2 phòng ngủ. Chỉ trong thời gian ngắn, các sản phẩm căn hộ chào bán đã được khách hàng đặt mua hết. Còn tại dự án Him Lam Phú An (quận 9), đến nay tất cả căn hộ tại block A, C, D đều đã bán hết, block B số lượng căn trống còn ít và sẽ tiếp tục được mở bán trong tháng 11.
Tuy nhiên, ông Phúc cũng cho rằng dù nhu cầu thực tế của người dân về nhà ở rất lớn nhưng để thu hút người mua không dễ. Với sự trợ giúp của nhiều nguồn, khách hàng dễ tìm kiếm thông tin và có yêu cầu cao hơn về việc tìm kiếm nơi ở phù hợp. Đó không chỉ là căn nhà mà là nơi để sống với đầy đủ tiện ích. Chất lượng xây dựng, uy tín chủ đầu tư, khả năng bàn giao đúng thời điểm cũng là yêu cầu then chốt trong quyết định mua nhà của khách hàng.
“Trong bối cảnh thị trường ngày một cạnh tranh theo hướng minh bạch và chuyên nghiệp hơn, những sản phẩm pháp lý đảm bảo, vị trí tốt, thiết kế đẹp với nhiều tiện ích hiện đại, thanh toán hợp lý, đúng cam kết về tiến độ và chất lượng mới có thanh khoản tốt, thu hút được khách hàng”, ông Phúc nhấn mạnh.
Báo cáo của HOREA cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư bất động sản xanh, hình thành những vực ở có không gian sống với nhiều cây xanh, mặt nước, thân thiện môi trường. Các dự án phát triển đa tiện ích, dịch vụ, sử dụng thiết bị thông minh, tiết kiệm điện, nước, sử dụng năng lượng tái tạo…
HOREA nhìn nhận khó có thể xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản do có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời và hiệu quả của Nhà nước. Các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu, nhà đầu tư thứ cấp cũng am hiểu thị trường hơn.
Theo VNE
Tâm lý thận trọng khiến VnIndex giằng co mạnh quanh ngưỡng 815 điểm, VPB tiếp tục bứt phá
PNJ sau phiên giảm mạnh hôm qua bởi KQKD quý 3 kém hơn kỳ vọng tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và giảm gần 2.000 đồng. Ngược lại, MWG tiếp tục thu hú dòng tiền khá tốt và tăng gần 2.000 đồng.
Phiên giao dịch cuối tuần mở cửa với những diễn biến khá thận trọng, điều này có thể thấy rõ qua tốc độ khớp lệnh chậm chạp cũng như việc các chỉ số chứng khoán liên tục đảo chiều.
Tại thời điểm 9h40', chỉ số VnIndex tăng nhẹ 0,11 điểm (0,01%) lên 815,98 điểm, trong khi Hnx-Index và Upcom-Index đều giảm điểm.
Hiện tại, VPB đang là cổ phiếu vốn hóa lớn đáng chú ý nhất khi tăng 850 đồng lên 40.900 đồng, đây cũng là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VnIndex lúc này. Trong khi đó, các Bluechips khác như VIC, MSN, HPG, HSG, STB... phần lớn đều giảm nhẹ khiến thị trường thiếu đi động lực bứt phá.
Các nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như chứng khoán, bất động sản, xây dựng phần lớn đều giảm nhẹ, phản ánh xu hướng thị trường chung.
PNJ sau phiên giảm mạnh hôm qua bởi KQKD quý 3 kém hơn kỳ vọng tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và giảm gần 2.000 đồng. Ngược lại, MWG tiếp tục thu hú dòng tiền khá tốt và tăng gần 2.000 đồng.
Cổ phiếu "nóng" HAI sau những phút đầu phiên tăng trần đã chịu áp lực bán mạnh và hiện lùi về sát mốc tham chiếu.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cầu bắt đáy PNJ tăng vọt, VnIndex tăng gần 3 điểm nhờ VPB, Vietjet và Vingroup PNJ hiện đang chịu áp lực bán khá mạnh và có thời điểm giảm gần 4.000 đồng. Có lẽ, những thông tin về KQKD quý 3 không như kỳ vọng (lãi trước thuế 156 tỷ đồng) đã khiến giới đầu tư đẩy mạnh bán ra. PNJ sau những phút đầu phiên bị bán mạnh, có thời điểm giảm 4.000 đồng đã thu hút...