Căn hộ bình dân vẫn sẽ ‘nóng’?
Triển vọng lâu dài vẫn nằm ở phân khúc trung cấp và bình dân do đây là phân khúc có nhu cầu ở thực và phù hợp với năng lực tài chính của phần lớn khách hàng.
Với bối cảnh nền kinh tế phục hồi và những dấu hiệu tích cực đến từ các chính sách kích cầu, thị trường căn hộ bán đang giữ vững đà, và kích thích dòng vốn. Điều này thể hiện ở số lượng các dự án mới và số lượng bán đang tăng lên đỉnh điểm trong vòng 1 quý.
Theo số liệu từ CBRE, trong quý III/2015, tại TP Hồ Chí Minh, số căn chào bán mới là 10.114 căn hộ, tăng 200% so với cùng kì năm ngoái, số căn tiêu thụ được là 7.862 căn hộ, tăng 88%, giá chào bán trung bình tăng 2,5%.
Số lượng căn hộ bán tại Hà Nội và Hồ Chí Minh trong 9 tháng đầu năm 2015, theo thống kê, đã tăng kỷ lục, lần lượt chạm mốc 15.000 và 23.500 căn hộ bán, vượt cả con số đã đạt được vào những năm thị trường nở rộ 2009 và 2010.
Trong vòng 4 năm qua, đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa các phân khúc của căn hộ. Cùng với sự giảm xuống rõ nét của tỷ trọng phân khúc bình dân (từ 46% năm 2012 xuống 26% 9 tháng đầu năm 2015 tại HCM, và từ 84% xuống 28% tại Hà Nội) là sự tăng lên mạnh mẽ của phân khúc cao cấp (16% đến 36% tại HCM và 4% lên 29% tại Hà Nội, trong cùng giai đoạn).
Theo bà Lê Hoàng Lan Như Ngọc, Quản lý Cấp cao P. Nghiên cứu và Tư vấn CBRE, việc Luật kinh doanh BĐS sửa đổi nới lỏng quyền mua, nắm giữ và cho thuê BĐS cho người nước ngoài tại Việt Nam đi vào hiệu lực từ ngày 01/07/ 2015 đã nhận được những sự quan tâm tích cực từ người nước ngoài.
Video đang HOT
“Từ 1/7/2015, đã có hơn 400 giao dịch của người nước ngoài và yêu cầu mua từ người nước ngoài cũng tăng 30%”, bà Ngọc cho biết.
Mặc dù vậy, đại diện CBRE cũng nhấn mạnh, triển vọng lâu dài vẫn nằm ở phân khúc trung cấp và bình dân do đây là phân khúc có nhu cầu ở thực và phù hợp với năng lực tài chính của phần lớn khách hàng.
Thực tế hiện nay, mặc dù nhu cầu ở căn hộ bình dân vẫn có xu hướng tăng nhưng các doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt với khó khăn về mở rộng quỹ đất để phát triển phân khúc này.
Nguyên nhân là do giá đất luôn bị đẩy lên quá cao nên giá đầu ra để phù hợp với phân khúc bình dân trung cấp là một thách thức đối với doanh nghiệp.
Theo đó, thông qua những chính sách kích cầu của Chính phủ, ví dụ như gói hỗ trợ 30.000 tỷ dành cho căn hộ dưới 1,5 tỷ đồng nhắm đối tượng thu nhập thấp (phân khúc bình dân) và gói kích cầu mới là 20.000 tỷ đồng hướng tới phân khúc trung cấp, sẽ giúp kết nối nhu cầu thực với sản phẩm đang có trên thị trường.
Theo Bizlive
Vì sao vốn ngoại vẫn thận trọng vào ngân hàng nội?
Các nhà đầu tư nước ngoài khá thận trọng khi lựa chọn ngân hàng trong nước để rót vốn do còn nhiều vấn đề chưa được minh bạch. Mặt khác, quy định tỷ lệ góp vốn tối đa là 30% đã hạn chế tiếng nói quyết định và quyền phủ quyết của họ.
Bên cạnh những ngân hàng đã thu hút vốn ngoại thành công, cũng có không ít nhà băng thất bại trong đàm phán gọi vốn ngoại để nâng cao năng lực tài chính, tránh M&A hay bị mua lại 0 đồng. Đứng đầu danh sách ngân hàng yếu kém, Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank) đã được Chính phủ cho phép bán 100% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài để tái cấu trúc. Tuy nhiên, việc gọi vốn không thành công và GPBank phải bán lại cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với giá 0 đồng, cổ đông bị trắng tay.
Được biết, NHNN đã giới thiệu Tập đoàn United Overseas Bank Limited (UOB của Singapore) vào khảo sát tại GPBank. Hai bên đã đàm phán và gần hoàn tất các quy trình. Nhưng cuối cùng, chỉ còn một nhóm cổ đông GPBank không đồng ý về giá cổ phiếu, nên OUB ra đi. Sau đó, NHNN giới thiệu tiếp Hongleong Bank (Malaysia) tìm hiểu GPBank, nhưng sau 3 tháng khảo sát, tập đoàn này cũng ra đi.
Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital, trong mắt nhà đầu tư ngoại, lĩnh vực tài chính - ngân hàng luôn hấp dẫn, nhưng không vì thế mà họ vào bằng mọi giá. Với những nhà băng nhỏ, hoạt động yếu kém, nhà đầu tư ngoại khá thận trọng, dù được mở 100% room.
Trước khi quyết định rót vốn, nhà đầu tư nước ngoài phải tính toán xem khả năng vực dậy và tăng trưởng trong tương lai của nhà băng đó ra sao. Mặt khác, yếu tố quan trọng và quyết định trong đầu tư của họ chính là sự minh bạch, cho dù ngân hàng đó có tỷ lệ nợ xấu cao.
Trước khi rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của NHNN giữa tháng 8/2015, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) đã đàm phán với một số tập đoàn tài chính nước ngoài, với kỳ vọng nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh và xử lý được các khoản nợ xấu lớn.
Trong 2 quý đầu năm 2015, đã có 2-3 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tìm hiểu DongA Bank. Trong số đó, có một quỹ đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư đã tìm hiểu để mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trước đó. Thế nhưng, khi hai bên chưa đi đến thống nhất cuối cùng, thì DongA Bank đã rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Tại Sacombank, sau khi ANZ ra đi và chuyển nhượng phần vốn nắm giữ 9,7% lại cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), HĐQT Sacombank từng trình cổ đông thông qua kế hoạch bán 20% cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên đến nay, khi Eximbank chuẩn bị thoái 9,7% vốn, Sacombank vẫn chưa triển khai được kế hoạch gọi vốn ngoại, nâng cao năng lực tài chính.
UOB trước đây là cổ đông ngoại nắm giữ 20% vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank). Nhưng sau khi SouthernBank sáp nhập vào Sacombank, tỷ lệ này đã giảm đi đáng kể. Trên thị trường còn xuất hiện thông tin, OUB sẽ tính đến chuyện rút lui.
Nếu OUB rút lui thì cũng giống trường hợp Tập đoàn Fullerton Financials Holding (FFH) giữ 20% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MeKong Bank), nhưng đã nhanh chóng chia tay khi nhà băng này phải sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank). Sau khi chia tay Mekong Bank, FFH cho biết, sẽ tìm kiếm ngân hàng Việt Nam khác để đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì.
Với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), sau khi chia tay đối tác ngoại là Tập đoàn Oversea Chinese Banking Corporration (OCBC, Singapore) cuối năm 2013, ngân hàng này đã ra sức tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, nhưng chưa thành công. Lãnh đạo VPBank cho biết, tỷ lệ chào bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài của VPBank theo quy định là 30%. Thời điểm thực hiện vào quý IV/2015 và năm 2016 tùy vào việc xin chấp thuận của các cơ quan nhà nước và đàm phán với đối tác.
Theo chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa, do ngân hàng là một ngành đặc thù và việc nhà đầu tư ngoại có sẵn sàng rót vốn còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như: chiến lược phát triển phù hợp, triển vọng tăng trưởng tốt và nét tương đồng văn hóa giữa 2 doanh nghiệp... Vì vậy, mấy năm qua, không ít nhà băng nội chưa tìm được đối tác chiến lược nước ngoài.
Theo Vân Linh
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lợi dụng lúc chồng ngủ say, người vợ nhẫn tâm cắt phăng "của quý" Sáng ngày 30/10, cán bộ thuộc Công an quận Bình Tân cho biết đang truy bắt đối tượng Vũ Thị Huệ (27 tuổi, ngụ Q. Bình Tân) để điều tra về hành vi dùng dao cắt "của quý" của chồng xảy ra đêm 25/10. Nạn nhân bị chị Huệ cắt "của quý" là anh Lê Chí C. (30 tuổi, chồng Huệ). Tin nhanh...