Căn hộ 1 tỷ, lên đời nội thất 500 triệu: Bán không ai mua
Đầu tư gần 500 triệu đồng để hoàn thiện căn hộ và sắm nội thất, nhưng tới khi bán, anh Hải đành ngậm ngùi vì bán rẻ thì tiếc mà bán đắt lại không có ai hỏi mua.
Năm 2014, anh Hải mua một căn hộ bình dân tại khu đô thị mới Linh Đàm, giá khoảng 1 tỷ đồng. Có nhà mới, anh Hải phấn khởi đầu tư sửa sang, tốn hơn 150 triệu đồng. Là người khá kỹ tính nên anh Hải chịu chơi, bỏ ra thêm 250 triệu nữa để đóng nội thất và thay hết các loại cửa trong nhà bằng gỗ lim.
So với các căn hộ bên cạnh, căn nhà anh Hải được sửa rất kỹ lưỡng. Không ưng chất lượng của chủ đầu tư, anh Hải thuê thợ trát lại toàn bộ tường, làm trần thạch cao, sơn bả bằng sơn cao cấp. Khu nhà vệ sinh anh cũng thay toàn bộ gạch và thiết bị của Nhật Bản. Với hệ thống đèn chiếu sáng, anh Hải đầu tư toàn bộ đèn Led. Ngoài ra, anh Hải còn lắp thêm bốn điều hòa, hệ thống hút mùi,…
Đầu tư nội thất hàng trăm triệu nhưng vẫn khó bán căn hộ (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Về phần đồ gỗ, anh Hải thay thế toàn bộ cửa nhựa của chủ đầu tư bằng gỗ lim. Bàn ghế phòng khách, phòng ăn, tủ bếp, giường và tủ phòng ngủ cũng được đóng mới bằng gỗ xịn, cùng tông màu. Anh lát thêm sàn gỗ với giá 1,5 triệu đồng/m2, trong khi đó các loại sàn gỗ công nghiệp chỉ tầm 300 nghìn đồng/m2.
Anh Hải cho rằng, đây là căn nhà đầu tiên anh mua được để ra ở riêng nên anh dành rất nhiều tâm huyết và tài chính cho nó. Cho tới nay, anh Hải vẫn được cả tầng chung cư đánh giá là chịu chơi nhất tòa nhà.
Căn hộ anh Hải mua có giá mỗi mét vuông là 18 triệu đồng, chưa kể tiền chênh, cộng thêm tiền nội thất tính ra giá trị căn hộ lên tới gần 2 tỷ. Sau khi hoàn thiện, giá mỗi mét vuông căn hộ trên 20 triệu đồng.
Tương tự như anh Hải, chị Quỳnh Trang sống tại dự án căn hộ giá rẻ ở Hà Đông cũng khá tốn kém trong khoản đầu tư nội thất căn hộ. Căn hộ chị mua có giá dưới 1 tỷ đồng nhưng tổng mức đầu tư lên tới 1,2 tỷ đồng. Sau khi nhận căn hộ bàn giao thô, chị nhờ kiến trúc sư thiết kế lại toàn bộ căn hộ, thay thế tường bằng kính, lát thêm sàn gỗ, làm trần thạch cao, mua đồ nội thất cao cấp.
Cũng chính vì căn hộ giá rẻ nên một thời gian sau, chị thấy phát sinh nhiều vấn đề phiền phức. Không thoải mái khi sống tại đây, chị tìm cách rao bán. Tuy nhiên, cũng vì căn hộ đã sửa lại nhiều, giá thành bị đẩy lên cao so với mặt bằng chung nên rất ít khách hỏi mua.
Video đang HOT
Bán cũng dở, ở không xong
Mặc dù khá ưng ý với căn hộ đang sinh sống nhưng vấn đề phát sinh chính là chất lượng dịch vụ và hạ tầng của tòa nhà. Tòa chung cư anh Hải sinh sống 41 tầng, mật độ dân cư khá cao, thường xuyên tắc thang máy vào giờ cao điểm. Chủ đầu tư cũng cắt bớt diện tích hầm để xe, khu vực sảnh tầng 1. Ở một thời gian, anh Hải cảm thấy không phù hợp nên tìm nơi khác chuyển đi.
Anh Hải rao bán căn hộ 1,8 tỷ đồng nhưng sau nhiều ngày, vẫn không có khách hỏi mua. Vấn đề phát sinh hiện nay là giá căn hộ nhà anh Hải quá cao so với giá bình quân đang rao bán tại tòa chung cư này. Nếu bán rẻ, anh Hải sẽ bị thiệt thòi về khoản nội thất đầu tư thêm, còn nếu bán đắt thì không có khách hỏi mua.
Anh Hải cảm thấy tiếc khi đầu tư số tiền lớn vào căn hộ mà tới giờ không được trầy trật bán nhà. Anh cảm thấy tiếc đứt ruột vì khách chỉ trả có 1,4 tỷ đồng.
“Đúng là khi đầu tư cho căn hộ mình không nghĩ tới chuyện bán nên chỉ muốn sắm cái tốt để dùng, nhưng giờ nghĩ lại thấy sai lầm. Nội thất có xịn mấy thì cũng ít khi được tính vào giá bán, người mua không thể chấp nhận giá cao so với mức giá chung được”, anh Hải nói.
Sau thời gian dài rao bán 1 tỷ đồng, chỉ lác đác vài khách hỏi thăm vì căn hộ như nhà chị Trang nếu chưa sửa chỉ có giá 700 triệu đồng. Cuối cùng, vì tiếc nên chị đành ngậm ngùi không bán, tiếp tục chịu những vấn đề mà chung cư giá rẻ này đang tồn tại.
Thực tế, nhiều chủ nhà đã rơi vào tình huống rắc rối như anh Hải hay chị Trang ở trên. Theo một nhân viên môi giới, những chi phí đầu tư nội thất căn hộ thường không được tính nhiều vào giá bán. Chủ nhà phải chấp nhận thiệt thòi khi bán nhà với những trường hợp như vậy. Một nguyên nhân khác là thị trường đang có quá nhiều sự lựa chọn nên người mua cũng có quyền đòi hỏi.
Theo_VietNamNet
Bất động sản phía Nam bất ổn
Trong một báo cáo mới nhất gửi lãnh đạo chính quyền sở tại, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) đã phát đi thông điệp về một số yếu tố bất ổn tại đầu thị trường phía Nam sau 6 tháng vừa qua. Điểm nhấn là tổ chức ngành nghề này phân tích sâu về phân khúc nhà ở cao cấp và nút thắt nhà ở xã hội (NƠXH) đang chờ được cởi gỡ.
Thị trường Tp.HCM vẫn đang trong quá trình phục hồi và tăng trưởng. So sánh với năm 2015 chứng kiến thị trường tăng trưởng rất mạnh, 6 tháng đầu 2016, địa ốc đã có dấu hiệu chững lại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn, như: giao dịch chững lại; có dấu hiệu lệch pha sang phân khúc BĐS cao cấp trong khi thiếu sản phẩm căn hộ bình dân quy mô vừa và nhỏ (có 1-2 phòng ngủ, có giá bán vừa túi tiền).
Chững, lệch pha cung cầu
Cơ sở thống kê cho thấy: 34 dự án được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện huy động vốn với 14.901 căn, tăng 1,8 lần; riêng căn hộ trung - cao cấp tăng đến 16%; căn hộ bình dân giảm 18,9% so cùng kỳ năm trước.
Theo HoREA, xuất hiện hiện tượng một số chủ đầu tư lạm dụng chế định đặt cọc theo điều 328 Bộ Luật Dân sự (trong lúc Luật Kinh doanh BĐS lại không điều chỉnh hành vi này), để huy động vốn trước thông qua các hình thức như hợp đồng đặt cọc, hợp đồng hứa mua hứa bán, hợp đồng vay vốn người mua nhà... - làm tăng rủi ro cho người mua nhà.
Đồng thời, Hiệp hội nhận định về tình hình gia tăng rất lớn các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp (chủ yếu nhằm mục đích mua đi bán lại) ở phân khúc trung - cao cấp.
Báo cáo của HoREA cho biết, cùng với khu trung tâm thành phố và khu nam (quận 7, phía Bắc huyện Nhà Bè, phía Đông Bắc huyện Bình Chánh), thị trường BĐS cao cấp đang phát triển nóng ở khu vực phía Đông thành phố, từ bờ tây sông Sài Gòn bắt đầu từ quận Bình Thạnh qua quận 1, quận 4 sang quận 2, một phần quận 9 và quận Thủ Đức.
Bất động sản phía Nam bất ổn
Ngoài ra, HoREA cũng nhắc tới một số "cú sốc" tại thị trường phía Nam thời gian gần đây như điểm đen của địa ốc. Cụ thể, một số trường hợp chủ đầu tư dự án như các chung cư Harmona, Bảy Hiền, Rubyland, Petrolandmark (đều là những dự án cũ hệ quả của thời kỳ bong bóng BĐS 2006-2007 để lại) thiếu chuyên nghiệp, thiếu năng lực hoặc sử dụng vốn huy động, vốn tín dụng sai mục đích.
Dẫu vậy, thời gian gần đây, nhờ hàng loạt quyết sách của Chính phủ (điển hình như Nghị quyết 16/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP, dự thảo Luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa), NHNN (liên quan tới Thông tư 06/2016/TT-NHNN) cũng như nỗ lực vượt bậc của cộng đồng DN đã góp phần ổn định niềm tin của thị trường.Một trong nhiều nội dung được HoREA gửi tới giới chức Tp.HCM, là loạt kiến nghị liên quan đến "điểm nóng" NƠXH.
Loay hoay vốn cho NƠXH
Về thực hiện chính sách NƠXH theo Luật Nhà ở 2014 đang bị "ách tắc" do còn có những ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành, HoREA nhận thấy vướng mắc lớn nhất là vấn đề bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách NƠXH.
Hiệp hội kiến nghị: thứ nhất, Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để NHNN có căn cứ cấp bù lãi suất nhằm thực hiện sớm chính sách NƠXH theo Luật Nhà ở 2014.
Thứ hai, Hiệp hội không nhất trí với ý kiến của Bộ Tài chính là "bỏ nội dung quy định Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay chương trình nhà ở xã hội", bởi Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định (Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) thực hiện cho vay ưu đãi NƠXH theo Luật Nhà ở 2014 là phù hợp.
Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng chính sách tiết kiệm nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 5 điều 13 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện việc gửi tiết kiệm NƠXH với thời gian tối thiểu 12 tháng) để tạo thêm nguồn vốn thực hiện chương trình NƠXH và đảm bảo công bằng cho các đối tượng thụ hưởng.
Tiếp đến, HoREA không nhất trí với ý kiến của Bộ Tài chính tại "Quy định lại về lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN quyết định áp dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn ngắn; Không cấp bù chênh lệch lãi suất..."; "NHNN thực hiện cho tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn với lãi suất tái cấp vốn hiện hành".
Hiệp hội đề nghị vẫn thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 74 Luật Nhà ở 2014. Cụ thể: "Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và thời hạn cho vay dài hạn thông qua việc cấp vốn từ ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình mục tiêu về nhà ở và xây dựng NƠXH", vì quy định này sẽ hỗ trợ rất thiết thực cho người thu nhập thấp đô thị tiếp cận NƠXH.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ cho phép NHNN thực hiện cho tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn với lãi suất tái cấp vốn ưu đãi để tạo điều kiện cho các DN và hỗ trợ các NHTM tham gia chương trình phát triển NƠXH.
Để không vượt quá khả năng ngân sách, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng cần cân đối kế hoạch phát triển NƠXH hợp lý bố trí trong giai đoạn 2016-2020.
Cuối cùng, Hiệp hội đề nghị NHNN ban hành quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi NƠXH (bằng mức 4,8%/năm của Quyết định 1013/QĐ-TTg) áp dụng trong năm 2016 tại các tổ chức tín dụng đã được chỉ định tham gia chương trình NƠXH (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV) và cả các ngân hàng khác có dư nợ cho vay NƠXH theo gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng để thực hiện thống nhất.
Theo Thơi bao kinh doanh
Dự án Ellipse Tower: Tuyệt vọng ngày chờ giao nhà Dù đã cất nóc từ 2 năm trước nhưng không hiểu lý do gì đến nay người dân tại dự án Ellipse Tower vẫn mòm mỏi chờ nhà trong vô vọng. Quá bức xúc, những người "cơm đóng, gạo góp" vào dự án nhiều lần đến gặp chủ đầu tư để đòi hỏi quyền lợi, tuy nhiên, câu trả lời vẫn im lặng...