Cần hành động dập dịch Covid-19 trước khi “cánh cửa cơ hội” đóng lại
Việc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra bùng phát với tốc độ đáng lo ngại ở những quốc gia ngoài “tâm dịch” Trung Quốc như Hàn Quốc, Italy… khiến người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo cộng đồng quốc tế cần hành động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa trước khi “cánh cửa cơ hội” đóng lại hoàn toàn.
Khoảng 10.000 sinh viên Trung Quốc nhập cảnh Hàn Quốc trong tuần này để tiếp tục kỳ học mùa xuân
Dịch Covid-19 tiếp tục lan nhanh, phức tạp
Những thông tin mới về tình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra tại Hàn Quốc, Italy, Iran… đang khiến cả thế giới phải quan ngại sâu sắc với băn khoăn về khả năng ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Covid-19 tiếp tục lây lan rộng ra thế giới khi tính tới ngày 24-2 có thêm những quốc gia phát hiện các trường hợp nhiễm virus này như Lebanon, Afghanistan, Kuwait.
Hàn Quốc là quốc gia có ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau tâm dịch Trung Quốc. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) chiều 24-2 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 70 ca mới nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 833 trường hợp, trong đó có 8 trường hợp tử vong.
Đáng lo lắng nhất là trong vòng 24 giờ qua, tính tới chiều 24-2, số ca nhiễm virus Covid-19 mới được xác nhận trong 1 ngày ở Hàn Quốc đã lên tới 231 trường hợp, mức cao nhất trong 1 ngày tại quốc gia này từ khi phát hiện dịch Covid-19 tới nay. Trước tính hình dịch Covid-19 bùng phát quá nhanh, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, nước này đã nâng cảnh báo về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lên mức cao nhất (mức đỏ) để cảnh báo người dân cũng như áp dụng các biện pháp phòng chống thích đáng.
Không chỉ hoành hành tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, dịch Covid-19 đã gây bất an cho người châu Âu. Trong đó, đất nước hình chiếc ủng có số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt từ 5 ca tính tới sáng ngày 21-2 lên tới ít nhất 152 ca vào ngày 24-2, đưa Italy là quốc gia có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất ngoài châu Á, trong đó 3 người đã tử vong.
Video đang HOT
Tại tâm dịch Trung Quốc, dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát khi tiếp tục ghi nhận thêm 150 người tử vong vì Covid-19 vào ngày 24-2, trong đó có tới 149 người tại tâm dịch Hồ Bắc, nâng số ca tử vong tại Trung Quốc lên 2.495 người, trong tổng số 77.150 ca nhiễm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thừa nhận, dịch Covid-19 là khủng hoảng y tế lớn nhất kể từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa năm 1949 tới nay và cho rằng cuộc khủng hoảng này là “một bài kiểm tra lớn” với đất nước.
Cần hành động mạnh mẽ trước khi cơ hội khép lại
Việc dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã khiến đặt ra vấn đề liệu khi nào thế giới mới khống chế được dịch bệnh nguy hiểm này. Vấn đề này càng cấp thiết hơn khi có những ý kiến chuyên môn tỏ ra lo ngại về khả năng dễ lây lan của Covid-19 so với các loại virus từng gây ra các dịch bệnh truyền hiễm nguy hiểm trước đó như MERS hay SARS.
Trả lời phỏng vấn của tờ Thời báo Hàn Quốc ngày 24-2, Tiến sĩ Hakim Djaballa – chuyên gia về virus tại Mỹ, người từng đảm nhận vai trò Viện trưởng Viện Paster Hàn Quốc vào thời điểm dịch MERS bùng phát năm 2015 – cho biết, các báo cáo từ những trường hợp nhiễm bệnh mới đây tại Hàn Quốc đều cho thấy thời gian ủ bệnh thường kéo dài hơn 14 ngày. Do đó, Tiến sĩ Hakim Djaballah nhấn mạnh cần phải thay đổi cách thức ứng phó, đặc biệt là với những trường hợp nghi nhiễm Covid-19.
Tiến sĩ Hakim Djaballa cho rằng, dịch Covid-19 dễ lây lan hơn MERS bởi chủng virus này thâm nhập vào cơ thể người qua miệng, cổ họng và phế quản (phổi trên), trong khi MERS gây tổn thương ở phần phổi dưới. Điều này cũng có nghĩa các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm… là môi trường lý tưởng để truyền bệnh khi có nhiều người cùng ở trong không gian chật chội.
Trước việc dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng, diễn biến phức tạp trên thế giới với số người tử vong (tính tới ngày 24-2 đã ghi nhận 79.640 người nhiễm Covid-19, trong đó 2.625 người thiệt mạng trên thế giới), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định, ông vẫn tin tưởng thế giới có thể dập tắt dịch bệnh này. Tuy nhiên, người đứng đầu tổ chức y tế lớn nhất này khuyến cáo các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế phải khẩn trương hành động mạnh mẽ hơn nữa trước khi “cánh cửa cơ hội” đóng lại hoàn toàn.
Phái đoàn gồm 12 chuyên gia đầu ngành từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Nga, Singapore, Hàn Quốc… đã đến thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) từ ngày 22-2 để hợp tác với những người đồng nghiệp Trung Quốc nhằm tìm hiểu về Covid-19, trong đó tập trung vào tốc độ lây truyền và cách điều trị hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp việc phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả hơn.
Theo anninhthudo
Phó Tổng thống Pence nói Tướng Iran Mỹ vừa giết liên quan tới vụ khủng bố 11/9
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tin rằng Tướng Soleimani của Iran có liên hệ với những kẻ khủng bố vụ 11/9 nhưng nhiều chuyên gia cho rằng ông lầm.
Trong một loạt các tweet đăng tải hôm 3/1, ông Pence gọi vị Tướng Iran mà Mỹ vừa tiêu diệt là ác quỷ, phải chịu trách nhiệm trong vụ khủng bố khiến hàng nghìn người Mỹ thiệt mạng.
Vị Phó Tổng thống Mỹ cũng khẳng định ông Soleimani hỗ trợ cho chuyến đi tới Afghanistan của 10 trong tổng 12 kẻ khủng bố thực hiện vụ tấn công 11/9.
Việc ông Pence khơi lại thuyết âm mưu cho rằng Iran có liên quan tới vụ khủng bố 11/9 được xem là hành động bảo vệ chính quyền Trump sau vụ ám sát tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, các chuyên gia chính sách đối ngoại nhanh chóng chỉ ra rằng các cáo buộc của ông Pence là không có căn cứ.
Báo cáo chính thức về vụ khủng bố cách đây 19 năm cho thấy không có bằng chứng chứng minh Iran hoặc nhóm vũ trang Hezbollah nhận thức được kế hoạch tấn công nước Mỹ. Cùng với đó, 15/19 tên không tặc tới từ Ả-rập Xê-út, phần còn lại tới từ Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Lebanon và Ai Cập. Đặc biệt, tên của ông Soleimani chưa bao giờ được nhắc tới trong báo cáo gần 600 trang.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng ông Soleimani là lãnh đạo Hồi giáo theo dòng Shiite và không có khả năng ông này bắt tay với các chiến binh dòng Sunni.
Trong một nghiên cứu năm 2018, các tác giả khẳng định mặc dù Iran và nhóm Hezbollah hợp tác với al Queda, các nhóm này không cùng nhau thực hiện các vụ khủng bố.
Bất chấp những lời phản bác từ các chuyên gia, Thư ký báo chí của ông Pence, Kate Walderman vẫn bảo vệ tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ khi khẳng định ông Soleimani bằng cách nào đó đã hỗ trợ những kẻ không tặc vụ khủng bố 11/9 dù không đưa ra được bằng chứng.
Lầu Năm Góc hôm 3/1 xác nhận quân đội Mỹ tiêu diệt tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds theo chỉ thị của Tổng thống Trump.
Động thái mới của Mỹ làm leo thăng căng thẳng vốn đang đẩy lên cao giữa Mỹ và Iran sau vụ vây hãm, tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Iraq cách đây vài ngày.
Không lâu sau cái chết của Tướng Soleimani, Tổng thống Iran Hassan Rouhani gọi cuộc tấn công của Mỹ sáng 3/1 là "một hành động hèn nhát" và là "một dấu hiệu khác cho thấy sự tuyệt vọng và bất lực của Mỹ trong khu vực".
Ông Rouhani cũng tuyên bố sẽ trả thù cho cái chết của ông Soleimani: "Iran và các quốc gia tự do khác trong khu vực sẽ trả thù cho tội ác kinh khủng mà Mỹ đã gây nên này".
SONG HY (Nguồn: The Guardian)
Theo vtc.vn
Các nước NATO sử dụng vũ khí gì của Liên Xô? NATO rất lo lằng vì các nước thành viên sử dụng vũ khí Liên Xô và cố gắng loại bỏ các loại vũ khí này khỏi trang bị của các nước NATO. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhiều mẫu vũ khí và thiết bị quân sự của Liên Xô tiếp tục được sử dụng trong quân đội của các quốc gia...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyết

Mỹ Latinh hân hoan chào đón tân Giáo hoàng

Hàm ý địa chính trị từ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc

EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại

Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'
Có thể bạn quan tâm

Tìm về nơi 'một con gà gáy, cả ba nước đều nghe'
Với các phượt thủ Việt Nam, cột mốc Đông Dương, nơi một con gà cất lên tiếng gáy, cả ba nước đều nghe chính là điểm đến hấp dẫn mà ai cũng hằng mong ước được một lần đặt chân đến.
KIA Soluto bị cắt bớt phiên bản tại Việt Nam
Ôtô
09:00:19 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 23: Hậu không muốn nhận bố đẻ, ông Nhân đau lòng chôn kỷ vật tặng con trai
Phim việt
09:00:16 09/05/2025
Sau phút cuồng ghen là những mạng người
Pháp luật
09:00:02 09/05/2025
53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình
Du lịch
08:59:02 09/05/2025
Sao Việt 9/5: Chi Bảo tình tứ bên vợ trẻ kém 16 tuổi, Tùng Dương nhập viện
Sao việt
08:53:50 09/05/2025
3 lý do khiến cà phê là đồ uống số 1 hỗ trợ giảm mỡ bụng
Làm đẹp
08:49:21 09/05/2025
8 bài thuốc chữa bệnh từ lá xương sông
Sức khỏe
08:46:41 09/05/2025
Hóng: Drama gái xinh thay đồ trên xe hút hơn 3 triệu lượt người vào xem
Netizen
08:22:23 09/05/2025
Chỉ hơn 200k, nhận ngay 10 tựa game của series đình đám, người chơi "lãi to" với khuyến mãi
Mọt game
07:48:18 09/05/2025