Cần hạn chế quan chức vào Quốc hội, HĐND
Các quan chức chính quyền khi ở vai Đại biểu Quốc hội, HĐND thường ít dám phát biểu, tranh luận tới cùng.
Ngay 21-7, đoan giám sát của Uy ban Phap luât của Quôc hôi (QH) do Phó Chủ nhiệm Lê Minh Thông dẫn đầu đa có buổi làm việc tại Đa Năng vê viêc thưc hiên Luât Tô chưc HĐND va UBND.
Đừng nặng cơ cấu quá
Báo cáo với đoàn làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Vo Duy Khương cho biêt: Viêc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường trong thời gian qua đa lam đơn gian hoa bô may. Theo đó, việc chi đao, xư ly cac vân đê ơ đia phương đã nhanh nhay va hiêu qua hơn so vơi trươc đây.
Góp ý về giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐND, ông Khương cho rằng đê HĐND thưc sư manh thi cân han chê số lượng đai biểu từ cac cơ quan chính quyền. “Cac cán bộ chính quyền khi ở vai là đại biểu HĐND thi lam sao dam mạnh dạn góp ý” – ông Khương nhìn nhận và nói thêm “ngay cả tai QH, cac đại biểu kiêm nhiệm cung ít thấy mạnh dạn phat biêu”.
Ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho rằng đê HĐND thưc sư manh thi cân han chê số lượng đai biểu từ cac cơ quan chính quyền. Ảnh: L.PHI
Ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn đai biểu QH TP Đà Nẵng, cũng cho rằng HĐND không nên nặng về tính cơ cấu quá. “Kinh nghiệm cho thấy khi không có nhiều đại biểu bên chính quyền thì chất vấn của các kỳ họp rất mạnh mẽ, hiệu quả. Vì các đại biểu khi không nằm trong chính quyền thì thường không ngại truy các vấn đề đến cùng” – ông Nghĩa nói. Lấy ví dụ ngay tại Đà Nẵng, ông Nghĩa cho biết chính vì cơ cấu bên chính quyền ít nên “các kỳ họp của chúng tôi đại biểu chất vấn kinh khủng lắm, họ làm đến nơi đến chốn”.
Video đang HOT
Ông Nghĩa đề nghị phải lấy yếu tố chất lượng làm trọng. “HĐND cũng như QH cần có những người xứng đáng, đó phải là những người tài giỏi, dám nói, dám làm. Có thế cơ quan dân cử mới thực sự mạnh lên được. Còn khi ta vì nặng về cơ cấu rồi đưa những anh thậm chí chủ trì một hội nghị còn không xong là không được” – ông Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, đối với QH, HĐND thì Đảng chỉ nên lãnh đạo về đường lối còn khi đi vào thực hiện cụ thể thì để cho cơ quan dân cử làm, tự quyết định theo luật định.
Phân cấp, phân quyền cho địa phương
Cũng tại buổi làm việc này, lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng đề nghị cần phải sửa đổi bổ sung các quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền với nhau. Phải để cho các địa phương đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền. Có như vậy mới phát huy được tính chủ động của chính quyền địa phương.
Đai biểu QH Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, cũng cho rằng hiện nay chúng ta thực hiện phân cấp cho địa phương rất nhiều nhưng lại mập mờ, không triệt để. Theo ông Cương, 80% việc hiện nay là phân cấp cho chính quyền địa phương nhưng vì không triệt để nên làm cái gì các địa phương cũng cứ phải hỏi Chính phủ. Vì vậy, chính quyền địa phương được phân cấp nhưng lại không có quyền quyết định. “Theo tôi, phải phân cấp, phân quyền tối đa cho địa phương để họ tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Chứ như hiện nay vì việc này mà khi xử lý trách nhiệm còn đá cho nhau” – đai biểu Cương nói.
Ví dụ cụ thể về việc này, ông Cương cho hay chính vì sự phân cấp, phân quyền không rõ ràng mà một công trình xây dựng cả chục tầng mọc lên ở Hà Nội nhưng khi hỏi thì từ phường, tới quận và cả TP đều không biết. “Cái này là hết sức vô lý” – ông Cương nhấn mạnh.
Bộ máy phình to, mối lo ngân sách
Liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy, ông Võ Duy Khương cho hay không chi ơ Đa Năng ma cac tinh, thanh trong ca nươc hiên nay bô may chinh quyên đang ngay cang phinh ra. “Bô may đoan thê cung ngay cang phinh ra, hôi đoan nao cung đoi cho đươc cơ chê đăc thù đê co biên chê, đươc câp ngân sach” – ông Khương cho hay. Theo ông Khương, hiên tai riêng TP Đa Năng co 70 hôi, đoàn trong đo vài chục đơn vị hằng năm cư xin TP kinh phi. “Ngân sach TP co han, lây đâu ra đê nuôi cac hôi nay. Năm nao cung đoi tô chưc ky niêm rôi con qua cap. Lang phi lăm. Nêu cư như thế này thi chung ta vân se ngheo miêt thôi” – ông Khương nói.
Đại biểu Cương cũng cho rằng ông chưa thấy đơn vị, cơ quan nào xây dựng được một đội ngũ công chức theo vị trí việc làm. Biên chế thì ngày càng phình to. Các đơn vị cứ tuyển ồ ạt vào, rồi sau đó mới mày mò chia việc để làm. Trong khi đó để xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức hiện nay là rất khó thực hiện.
“Giám sát có thực chất hay là để vuốt ve nhau”
Ở một khía cạnh liên quan khác, Pho Chu nhiêm Ủy ban Pháp luật của QH Lê Minh Thông cho rằng hiện nay hiệu quả giám sát của HĐND còn yếu. “Chúng ta thường giám sát xong rồi là thôi. Nhưng cái quan trọng nhất của công tác này là phải giám sát việc thực hiện kết luận của cuộc giám sát ấy. Phải xem kết quả đạt được của hậu giám sát ấy như thế nào; giám sát có đúng không, có làm không; giám sát có thực chất không hay là chỉ là để vuốt ve nhau” – ông Thông nói.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đà Nẵng phủ nhận việc dọa kiện Bộ Tài nguyên
Đại diện Đà Nẵng lên tiếng phủ nhận thông tin địa phương này sẽ kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường ra tòa nếu không sửa Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa.
"Đà Nẵng chưa bao giờ phát biểu rằng sẽ kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tôi cũng không biết thông tin ấy ở đâu ra. Quy trình vận hành liên hồ chứa vẫn trong quá trình dự thảo, nên không có lý gì mà Đà Nẵng phải kiện", ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nói tại buổi tọa đàm lấy ý kiến xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa sông Vu Gia - Thu Bồn ngày 10/4.
Trước đó, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó giám đốc Sở nông nghiệp Đà Nẵng từng phát biểu: "Nếu Bộ Tài nguyên Môi trường không sửa Dự thảo thì Đà Nẵng phải kiện ra tòa chứ không còn cách nào khác" khi đề cập Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Cụ thể, nếu áp dụng mực nước 2,53m tại trạm thủy văn Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) như trong Dự thảo để các thủy điện (chủ yếu là Đăk Mi 4) làm cơ sở vận hành, xả lũ vào mùa khô, sẽ gây thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nhà máy nước Cầu Đỏ.
"Nếu Bộ Tài nguyên Môi trường không sửa Dự thảo thì Đà Nẵng phải kiện ra tòa chứ không còn cách nào khác", ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó giám đốc Sở nông nghiệp Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Viết cho biết, về cơ bản, địa phương đồng thuận với quy trình dự thảo mà Bộ đưa ra. Tại cuộc họp ở Tây Nguyên 2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Đắk Mi 4 xả 25m3/s, và Đà Nẵng yêu cầu Đắk Mi 4 xả với lưu lượng này trong suốt mùa cạn. "Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi, Đà Nẵng thấy cần điều chỉnh mực nước là 2,80m, nên Dự thảo đưa ra mực nước khống chế là 2,53 m khiến địa phương băn khoăn", ông Viết nói và cho rằng, quy trình liên hồ chứa cần tính đến yếu tố nhiễm mặn do biến đổi khí hậu.
Về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai nói: "Bộ không quản lý thủy điện nên không có lý do gì để bênh vực thủy điện. Chúng tôi không ngại đối thoại với Đà Nẵng".
Theo ông Lai, Dự thảo vẫn đang trong quá trình tính toán, hoàn thiện nên nếu bên nào thấy có điểm chưa chính xác thì có thể yêu cầu Bộ điều chỉnh. "Quan điểm của Bộ là không tổn hại đến dân. Bộ sẽ lắng nghe tất cả ý kiến. Nếu Đà Nẵng chưa đồng ý thì Bộ cũng chưa trình Dự thảo lên Chính phủ".
Bộ Tài nguyên sẽ đối thoại trực tuyến với dân Trong ngày 15/4/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Sở sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để trực tiếp trả lời các câu hỏi của nhân dân và doanh nghiệp. Thời gian tiếp nhận câu hỏi và ý kiến đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 08/4 qua Hệ thống Giao lưu trực tuyến của Bộ trên Internet tại địa chỉ truy cập: Cổng Giao lưu trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường (http://gltt.monre.gov.vn).
Theo VNE
Tai nạn kinh hoàng, 12 người trọng thương Lúc 15h45 phút chiều nay (3/4), khi chạy từ khu du lịch cáp treo Bà Nà về đến Dốc Võng (Hòa Cầm, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), chiếc xe ô tô khách 16 chỗ mang BKS 92H - 0569 đã bị xe ô tô tải mang BKS 43X-5376, chạy hướng Bắc - Nam đâm vào từ phía sau. Hậu quả, 12 người...