Căn hầm hạt giống toàn cầu của loài người đối mặt với nguy cơ tiêu tan
Sự nóng lên toàn cầu ở Bắc Cực đang diễn ra nhanh gấp đôi so với phần còn lại của hành tinh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV).
Căn hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV).
Cụ thể, khu vực quần đảo Svalbard của Na-Uy gần khu vực băng giá vĩnh cửu tại Bắc Cực đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay.
Svalbard đã được ghi nhận đạt ngưỡng nhiệt độ lên đến 21,2 độ C vào buổi chiều, ngay dưới mức nhiệt độ cao kỷ lục 21,3 độ C được ghi nhận vào năm 1979.
Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn nữa là vào cuối buổi chiều, vào khoảng 6:00 tối giờ địa phương, các nhà khoa học đã ghi được 21,7 độ C, lập kỷ lục mọi thời đại mới. Đợt nóng này là một đợt tăng nhiệt độ lớn vào tháng 7, tháng nóng nhất ở Bắc Cực.
Trước đó, Svalbard thường thấy ở mức nhiệt độ 5-8 độ C vào thời điểm này trong năm. Tuy nhiên, khu vực này đã chứng kiến nhiệt độ tăng thêm 5 độ C so với bình thường kể từ tháng 1, đạt đỉnh 38 độ C ở Siberia vào giữa tháng 7 ở Bắc Cực.
Theo một báo cáo mới nhất thì nhiệt độ trung bình Svalbard trong khoảng từ năm 2070 đến 2100 sẽ tăng 7-10 độ C do mức phát thải khí nhà kính.
Những thay đổi đã được nhìn thấy, từ năm 1971 đến 2017, đã tăng từ 3 – 5 độ C, tăng lớn nhất trong mùa đông.
Căn hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV) được biết đến là nơi bảo vệ và dự trữ các loài thực vật quan trọng nhất nếu ngày tận thế xảy ra với loài người. Toàn bộ gần 2,2 triệu loại ngũ cốc được trữ ở nhiệt độ -18C.
Svalbard Global Seed Vault (SGSV) gần như không chịu ảnh hưởng từ thảm họa thiên nhiên, thậm chí nếu có thì nó cũng có thể chống chọi lại những thảm họa ở cấp độ lớn.
Tuy nhiên, với mức nhiệt độ tăng như hiện tại thì các nhà khoa học rất lo ngại không biết điều gì sẽ xảy ra khi gần nhất là vào năm 2016, căn hầm tận thế Svalbard Global Seed Vault cũng đã từng bị ngập vì băng tan và cần đến 23,3 triệu USD để khắc phục.
Ghi nhận nhiệt độ cao chưa từng có tại quần đảo Savalbard của Na Uy
Viện Khí tượng Na Uy ngày 25/7 ghi nhận mức nhiệt cao chưa từng có tại quần đảo Svalbard ở Cực Bắc nước này.
Một góc quần đảo Svalbard, cách đất liền Na Uy 850 km về phía Bắc. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà khí tượng học Kristen Gislefoss cho biết trong ngày thứ hai liên tiếp, mức nhiệt tại quần đảo Svalbard đều đạt 21,2 độ C vào buổi chiều, tiệm cận mốc nhiệt cao nhất 21,3 độ C ghi nhận năm 1979. Đến khoảng 18h theo giờ địa phương ngày 25/7, mức nhiệt đo được tại đây đã chạm tới 21,7 độ C, qua đó xác lập một "kỷ lục mới trong mọi thời đại".
Đợt nắng nóng này, được dự báo kéo dài đến ngày 28/7 tới, là đợt nhiệt độ tăng cao đột biến trong tháng 7 - tháng nóng nhất tại Bắc Cực. Thông thường, nền nhiệt tại quần đảo Svalbard vào thời điểm này trong năm chỉ dao động từ 5 - 8 độ C.
Theo nghiên cứu gần đây mang tên "Khí hậu Svalbard năm 2100", mức nhiệt trung bình tại quần đảo này trong giai đoạn 2070-2100 sẽ tăng từ 7 - 10 độ C, do tác động của các mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Báo cáo nhấn mạnh hiện đã có thể rõ nhiều thay đổi. Từ năm 1971-2017, nhiệt độ trung bình tại đây đã tăng thêm 3 - 5 độ C, với mức tăng lớn nhất vào mùa đông.
Quần đảo Svalbard có khí hậu vùng cực, nhưng nhiệt độ tại đây cao hơn đáng kể so với các khu vực khác có cùng vĩ độ. Quần đảo này nổi tiếng là nơi sinh sống của loài gấu trắng Bắc Cực, đồng thời còn là khu vực có mỏ than đá với trữ lượng lớn.
Quần đảo Svalbard, xưa kia được biết đến với tên gọi Spitzbergen, nằm cách Bắc Cực khoảng 1.000 km.
Theo nghiên cứu khoa học, tình trạng ấm lên toàn cầu tại Bắc Cực đang xảy ra nhanh gấp 2 lần so với phần còn lại của Trái Đất. Kể từ tháng 1 năm nay, khu vực này đã trải qua các mức nhiệt độ tăng cao gấp 5 lần so với bình thường. Đáng chú ý là mức nhiệt 38 độ C ghi nhận tại vùng Siberia (Nga) ở Bắc Cực vào giữa tháng 7 này.
Cậu bé người Anh bị đột biến gene chưa từng được ghi nhận Căn bệnh di truyền hiếm gặp khiến Mackenzie Fox-Byrne không thể nói chuyện. Thế giới chưa có người mắc đột biến gene tương tự. Mackenzie Fox-Byrne (16 tuổi, ở Calverhall, Shropshire, Anh) là người duy nhất trên thế giới mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp. Khi nghiên cứu kết quả xét nghiệm di truyền của cậu bé này, các bác sĩ...