Cần gói tín dụng dài hơi với quy mô lớn hơn
Giới chuyên môn cho rằng, bên cạnh sớm tháo gỡ những điểm nghẽn liên quan đến các gói hỗ trợ đang triển khai cần thêm những xung lực mới cho nền kinh tế.
Tác động của dịch Covid-19 ngày càng lớn
Đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế – xã hội Việt Nam đã rất rõ nét, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các dự báo trước đây.
Nếu như tại báo cáo cập nhật đánh giá tác động của dịch Covid-19 tới kinh tế Việt Nam tháng 4/2020 của Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo 3 kịch bản cơ sở, tích cực và tiêu cực lần lượt ở các mức: 4,81%, 5,4% và 4,07%. Thì đến nay, dựa trên các thông tin số liệu về kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2020, Nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng với con số khá khiêm tốn, chỉ từ 1,5% đến 3% (kịch bản cơ sở) và có thể đạt khoảng 4% (kịch bản tích cực nhất). “Nhìn chung tác động của đại dịch đến các ngành kinh tế đã diễn ra theo kịch bản cơ sở khi đa số các ngành gặp nhiều khó khăn hơn trong quý II, trong khi một số ngành đã bước đầu hồi phục nhưng kết quả chưa thực sự khả quan”, nhóm nghiên cứu nhận định.
Theo các chuyên gia, nên có gói hỗ trợ kích thích kinh tế mới càng sớm càng tốt
Bày tỏ lo lắng về triển vọng kinh tế những tháng còn lại của năm 2020, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Trưởng khoa Tài chính – Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh chỉ ra 3 yếu tố mang tính bất định khiến cho kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới. Yếu tố bất định thứ nhất đó là sự sụt giảm tổng cầu của thế giới nói chung cũng như nhu cầu của các quốc gia đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hiện tại, nền kinh tế các nước vẫn còn cách ly để chống dịch, đường biên vẫn chưa mở cửa, do vậy giao thương quốc tế rất khó khăn và dẫn tới đầu ra hàng hoá bị tắc nghẽn.
Yếu tố bất định thứ hai đó là tiêu dùng nội địa. Mặc dù tiêu dùng nội địa có tiến triển khả quan hơn xuất khẩu, nhưng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Do thu nhập bị giảm xuống và tâm trạng bi quan với triển vọng kinh tế, người tiêu dùng đang có xu hướng phòng thủ trong chi tiêu.
Video đang HOT
Yếu tố cuối cùng đó là xuất khẩu. Tuy Việt Nam đã có những chính sách kích thích xuất khẩu rất đúng hướng, nhưng vấn đề là thị trường các nước vẫn chưa mở cửa và hấp thụ được lượng hàng hoá mà DN nước ta mong muốn xuất đi.
Chính sách mang tinh thần thời chiến
Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, tác động rộng khắp như vậy, nền kinh tế không dễ phục hồi trong một sớm một chiều, giới chuyên môn cho rằng, bên cạnh sớm tháo gỡ những điểm nghẽn liên quan đến các gói hỗ trợ đang triển khai cần thêm những xung lực mới cho nền kinh tế.
Xung lực mới, theo TS. Võ Trí Thành – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, là nên có gói hỗ trợ kích thích kinh tế mới càng sớm càng tốt và áp dụng ít nhất đến hết năm 2021. Gói hỗ trợ này không chỉ liên quan đến hỗ trợ phục hồi trong ngắn hạn mà phải đáp ứng xu hướng mới, nên sẽ chú trọng các yếu tố liên quan đến sáng tạo, đổi mới, kỹ năng… gắn với những lĩnh vực mới, xu hướng sản xuất kinh doanh. “Chưa biết quy mô chính sách này có lớn hay không, điều quan trọng nhất là phải triển khai theo tinh thần thời chiến, nhanh, quyết liệt, trách nhiệm, tăng quyền cho người đứng đầu thay vì theo cách truyền thống như hiện nay. Tất nhiên song song với đó phải có sự giám sát chặt chẽ”, TS. Thành nhấn mạnh.
Đánh giá các chính sách hỗ trợ tài khóa của Nhà nước là rất trúng và đúng, nhưng theo TS. Bùi Đức Thụ – thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, hiệu quả các gói hỗ trợ còn thấp, mới đạt được 30%. Do đó, cần phải rà soát nhanh các cơ chế hiện hành để đơn giản hóa thủ tục, tăng giải ngân các gói hỗ trợ để giảm bớt khó khăn cho người dân, DN đang phải đối mặt. Đặc biệt, trên cơ sở thực tiễn, Chính phủ cần cân nhắc thêm gói hỗ trợ dài hạn hơn, ở quy mô lớn hơn; Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ ngành tổng hợp các khó khăn mà DN kiến nghị trong thời gian qua để nhận diện một cách đầy đủ rộng khắp. “Trên cơ sở kiến nghị về cơ chế chính sách đó chúng ta sàng lọc lại, nhận diện chính sách cần hỗ trợ vào đâu, quy mô rộng thế nào, nguồn lực lấy từ đâu, chính sách nào triển khai… Thời điểm này, theo tôi, chính sách thực hiện chủ yếu là chính sách tài khóa, nhưng có thể liên quan đến các chính sách khác. Do đó, chúng ta sẵn sàng chủ động tập trung mọi nguồn lực của đất nước để hình thành hệ thống chính sách hỗ trợ đồng bộ, tháo gỡ khó khăn cho DN, cho nền kinh tế một cách hiệu quả nhất”, TS. Bùi Đức Thụ nêu quan điểm.
Có quan điểm tương đồng, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đề xuất, cần có cơ chế, phân quyền đặc thù cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ để có thể ra quyết định nhanh chóng, kịp thời các chính sách hỗ trợ nền kinh tế. Vấn đề quan trọng nhất thời điểm này là cần tập trung đẩy nhanh tiến độ và triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ người dân và DN. Một trong số đó là gói 16.000 tỷ đồng cho vay lãi suất 0%, cần khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc về điều kiện, thủ tục. Bên cạnh đó, cần xem xét cho phép gia hạn thời gian giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất trước mắt là hết năm 2020 để DN đỡ khó khăn về thanh toán chi phí rất cần thiết.
Một chính sách quan trọng nữa, theo TS. Cấn Văn Lực, đó là cần sớm sửa đổi Thông tư 01 của NHNN theo hướng gia hạn thời gian giãn, hoãn nợ đến hết năm 2020 và mở rộng đối tượng được hỗ trợ hết ngày 10/6/2020 thay vì 23/1/2020 như hiện nay. Qua đó ngân hàng có cơ sở để hỗ trợ được nhiều hơn cho khách hàng… Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực, tổng giá trị các gói hỗ trợ của Việt Nam có thể lên đến 4-5% GDP.
Theo giới chuyên môn cần phải sớm thực hiện gói hỗ trợ mới có thể triển khai ngay trong tháng 9 tới. Còn về thời gian gói hỗ trợ, TS. Bùi Đức Thụ cho rằng phụ thuộc vào diễn biến kiểm soát dịch bệnh, khả năng phục hồi sức khỏe của DN, nền kinh tế có thể là một năm hoặc vài ba năm. Quan trọng là liều lượng, cách thức hỗ trợ phù hợp, cơ chế chính sách xác định rõ để thực hiện, nhưng đảm bảo tính khả thi, tránh tình trạng như thời gian qua hỗ trợ đối tượng trúng, đúng, kịp thời nhưng thực hiện lại không được vì cơ chế quá lằng nhằng.
Ngành Ngân hàng Hưng Yên: Tháo gỡ khó khăn, đảm bảo chất lượng tín dụng
Tính đến 31/5/2020, các TCTD trên địa bàn Hưng Yên đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ đối với 192 khách hàng, với tổng dư nợ là 1,797.9 tỷ đồng.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp như bị đứt gãy, thiếu hụt chuỗi cung ứng về nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ đầu ra của sản phẩm, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm nhu cầu vay vốn. Mặc dù các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hưng Yên đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, nhưng nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng sụt giảm nên công tác tín dụng của ngân hàng 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn. Đến 30/6/2020, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của các TCTD tại Hưng Yên mới đạt 61.106,4 tỷ (tỷ lệ giảm 0,24%) so với đầu năm.
Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, ông Đặng Sỹ Hòa, cho biết: "Ngành Ngân hàng đã có văn bản đề nghị các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh phối hợp cùng các TCTD triển khai thực hiện các giải pháp xử lý rủi ro, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại theo quy định. Các TCTD trong tỉnh chủ động rà soát, thống kê dư nợ vay bị thiệt hại để kịp thời cùng các khách hàng áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết kịp thời. Bên cạnh đó, NHNN chi nhánh tỉnh cũng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm bảo đảm thực hiện đúng chính sách, không để xảy ra việc lợi dụng chính sách để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Cùng với việc tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, toàn ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên".
Các TCTD trên địa bàn cũng luôn chú trọng cấp vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chương trình kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khách hàng ở các lĩnh vực này hoạt động cầm chừng, thậm chí phải thu hẹp quy mô, kéo theo dư nợ giảm. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn hiện đạt 30.01 8,6 tỷ đồng, chiếm 49% tổng dư nợ, giảm 730 tỷ đồng (tỷ lệ giảm 2,4%) so với đầu năm. Dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 1.114,3 tỷ đồng, chiếm 1,8% tổng dư nợ, giảm 218,8 tỷ đồng (tỷ lệ giảm 16,4%) so với đầu năm.
Ngành Ngân hàng Hưng Yên chung tay cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn
Với tinh thần chia sẻ, đồng hành, các TCTD ở Hưng Yên thường xuyên nắm bắt, lắng nghe, tiếp nhận phản ánh của khách hàng để chia sẻ, tháo gỡ khó khăn kịp thời về vốn với nhiều giải pháp như: Ưu đãi về lãi suất; Ưu đãi về mức cho vay và tài sản thế chấp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ - CP và Nghị định số 116/2016/NĐ - CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Ưu đãi về cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, cho vay mới...
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên cũng thường xuyên chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn triển khai Chương trình Kết nối Ngân hàng với các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân có nhu cầu về vốn tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các thành phần kinh tế theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nước gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đạt hiệu quả cao nhất.
Đặc biệt trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực kinh tế, gây thiệt hại và khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, và bản thân các TCTD cũng cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, thậm chí nhiều đơn vị bị thua lỗ.
Tuy nhiên, với tinh thần đồng hành, chia sẻ với khách hàng theo định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, toàn ngành Ngân hàng Hưng Yên đã khẩn trương triển khai, tuyên truyền, quảng bá, gửi thông báo bằng văn bản đến các khách hàng về các giải pháp cấp bách hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Đồng thời, xúc tiến nhanh việc thẩm định và tái thẩm định, rút ngắn thời gian xét duyệt vay vốn, giảm phí giao dịch, đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi về lãi suất; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử... giúp khách hàng phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Tính đến 31/5/2020, các TCTD trên địa bàn Hưng Yên đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ đối với 192 khách hàng, với tổng dư nợ là 1,797.9 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với 135 khách hàng, với dư nợ là 1.556,5 tỷ đồng; Miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ đối với 59 khách hàng, với dư nợ là 266,2 tỷ đồng dư nợ, số lãi được miễn giảm là 540 triệu đồng; Cho vay mới đối với hơn 4 nghìn khách hàng thuộc các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch, doanh số cho vay mới lũy kế từ 23/01/2020 đạt 13.409 tỷ đồng. Ngoài ra, để hỗ trợ khách hàng vay vốn trước ảnh hưởng của dịch phổi cấp Covid-19, nhiều TCTD trên địa bàn tỉnh đã triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, hạ lãi suất cho vay từ 0,5-2%/năm đối với nhiều khách hàng vay vốn.
Thời gian tới, ngành Ngân hàng Hưng Yên tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, của tỉnh để chung tay cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Các TCTD phấn đấu đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là để khôi phục và duy trì sản xuất cho các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Chủ động tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, xem xét miễn, giảm lãi vay, giảm phí phù hợp với điều kiện tài chính để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các TCTD để bảo đảm có sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đặc biệt là giải pháp giữ nguyên nhóm nợ khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất... Cùng với đó, chủ động thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp, chính sách, chương trình, gói sản phẩm hỗ trợ để khách hàng vay vốn biết và phối hợp thực hiện; Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; đa dạng hóa các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp để hỗ trợ tích cực hơn với các đối tượng khách hàng, ngành kinh tế.
Kích tín dụng bằng cách nào? Lãi suất huy động liên tục giảm, lãi suất cho vay cũng có dấu hiệu hạ. Nhưng kích tín dụng như thế nào trong bối cảnh rất ít doanh nghiệp mặn mà vay vốn? Đó là câu hỏi khó. Các ngân hàng đang tìm cách để kích cầu tín dụng. Ảnh: Quang Vinh. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay liên...