Cần gói kích thích kinh tế kịp thời và đủ mạnh, nếu không sẽ tụt hậu
Kiến nghị tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 được tổ chức ngày 5-12, các chuyên gia kinh tế đều góp ý Việt Nam cần ưu tiên hỗ trợ kịp thời và đủ mạnh nếu không sẽ tụt hậu.
Bởi bóng ma dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, khuyến cáo nếu không có chương trình đặc biệt, gói kích thích kinh tế đủ mạnh và kịp thời thì Việt Nam sẽ lỡ nhịp và tụt hậu – Ảnh: NAM TRẦN
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhận định do tác động của dịch COVID-19, triển vọng năm 2022 của Việt Nam dự báo rất khó khăn.
Nếu không có chương trình đặc biệt, gói kích thích kinh tế đủ mạnh và kịp thời về tài khóa và tiền tệ thì chúng ta sẽ lỡ nhịp và tụt hậu. Dự báo tăng trưởng GPD năm 2022 của Việt Nam có thể chỉ đạt 4-4,5%.
Đề xuất tổng gói hỗ trợ khoảng 844.000 tỉ đồng
Đối phó với dịch bệnh, theo TS Cấn Văn Lực, các nước tung ra gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ tương đối lớn với bình quân toàn cầu 16,4% GPD, trong đó tài khóa là chủ lực. Còn Việt Nam có mức hỗ trợ tương đồng so với các nước thu nhập thấp quanh mức 4% GDP.
Về kinh nghiệm quốc tế, đa số các nước đều coi dịch COVID-19 là bệnh đặc hữu chứ không coi là dịch bệnh. Nên các nước tung ra giải pháp thực hiện đa mục tiêu tức là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Do đó giải pháp hàng đầu mà các nước ưu tiên là đầu tư mạnh vào hạ tầng y tế, an sinh xã hội; cho phép bảo lãnh của Chính phủ với các khoản vay vốn của doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa… Đây là bài học kinh nghiệm rất đáng quý với Việt Nam trong thời gian tới.
Gợi ý chính sách cho Việt Nam, ông Lực đề nghị phải ưu tiên số 1 là chi cho y tế. Thứ hai là hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động cả về tài chính và tiếp cận vốn, an sinh xã hội trong 2 năm.
Chi tiết hỗ trợ tài khóa, ông Lực đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 1-2%, với 2% thì ngân sách sẽ giảm 60.000 tỉ đồng trong năm 2022. Có bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương.
Thứ ba là gói hỗ trợ lãi suất như Bộ Tài chính đề xuất 20-30.000 tỉ đồng. Riêng gói đầu tư cơ sở hạ tầng đề nghị tăng đầu tư bổ sung 150.000 tỉ đồng cho dự án công trình trọng điểm. Tổng gói hỗ trợ tài khóa 278.000 tỉ đồng, tương ứng 3,41% GDP của năm 2021.
Chính sách tiền tệ tiếp tục cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Sử dụng các công cụ khác để hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm lãi suất 0,5-1%…
Về chính sách an sinh xã hội, ngoài việc tiếp tục triển khai các chính sách đang thực hiện thì cần triển khai thêm việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quay về các tỉnh phía Nam làm việc trong 3 tháng với mức 1 triệu đồng/tháng.
Ước tổng chi khoảng 6.000 tỉ đồng. Cùng với mức hỗ trợ đào tạo nghề là 6.800 tỉ đồng. Ngoài ra, giảm tiền điện, đổi mới công nghệ… đối với khối doanh nghiệp khoảng 38.000 tỉ đồng.
“Tổng gói hỗ trợ tất cả các chính sách trên là khoảng 843.000-844.000 tỉ đồng về danh nghĩa, còn về thực chi là khoảng 445.000 tỉ đồng, tương đương 5,5% GDP.
Về nguồn lực, ngân sách nhà nước phải chấp nhận thâm hụt ít nhất 1 điểm phần trăm cho mỗi năm. Về huy động nguồn lực từ tiết giảm chi phí, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, rà soát các quỹ ngoài ngân sách, chấp nhận một phần quỹ dự trữ ngoại hối nếu cần…” – ông Lực kiến nghị.
Ưu tiên hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp
Phát biểu tại sự kiện này, TS Nguyễn Minh Cường – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam – cũng cho rằng Việt Nam cần tập trung ưu tiên hỗ trợ y tế là số 1. Do khủng hoảng kinh tế xuất phát từ dịch bệnh nên trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, trong ngắn hạn Việt Nam có thể chấp nhận mức bội chi ngân sách nhà nước cao hơn và nợ công tăng trong 2021-2023 để hỗ trợ kinh tế.
Cùng với hỗ trợ y tế, ông Cường gợi ý Việt Nam nên ưu tiên các biện pháp ngắn hạn, đặc biệt tập trung hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp.
“Điểm quan trọng nhất với Việt Nam là có dư địa về thời gian đủ để thực hiện các giải pháp ngắn hạn hay không đó là dấu hỏi đặt ra. Bởi bóng đen dịch bệnh vẫn tiếp tục bao phủ toàn cầu. Rủi ro nếu như Việt Nam không thực hiện nhanh các biện pháp ngắn hạn” – ông Cường khuyến cáo.
Tin tức Covid-19 Lâm Đồng: Vượt 4.000 ca mắc, 11 ca tử vong
Tỉnh Lâm Đồng ghi nhận thêm 176 ca Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.162 ca và đã có tổng cộng 11 ca tử vong.
Sáng 5.12, ông Nguyễn Đức Thuận, giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết toàn tỉnh ghi nhận thêm 176 ca Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.162 ca và thêm 1 ca tử vong. Đến nay Lâm Đồng có tổng cộng 11 ca tử vong vì Covid-19.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng.Ảnh BVN
Trong số 176 ca Covid-19 mới, H.Đức Trọng nhiều nhất với 36 ca, tiếp đó, H.Đơn Dương 33 ca, H.Lâm Hà 24 ca, TP.Đà Lạt 22 ca, H.Di Linh 21 ca, H.Đạ Huoai 12 ca...
Trong số 22 ca ở TP.Đà Lạt có 15 ca trong cộng đồng và 4 ca là các F1 đã cách ly theo quy định và 3 ca có yếu tố dịch tễ về từ vùng dịch.
36 ca mới tại H.Đức Trọng có 16 ca trong cộng đồng, 15 ca là các F1 đang cách ly; 5 ca phát hiện tại khu vực phong tỏa của xã Đa Quyn.
F0 mắc Covid-19 cách ly tại nhà cần thêm thuốc gì ngoài gói thuốc A, B, C?
Bệnh nhân Covid-19 thứ 11 tử vong là bà L.T.T (80 tuổi, ngụ thôn R'chai 2, xã Phú Hội, Đức Trọng), được điều trị tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng từ ngày 3.12. Tử vong lúc 5 giờ 50 phút ngày 5.12 với chẩn đoán viêm phổi nặng, ARDS (suy hô hấp) mức độ nguy kịch, tăng huyết áp, suy tim, suy kiệt, nhiễm SARS-CoV-2.
Bệnh viện Nhi Lâm Đồng, nơi đang có 258 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị. Ảnh LÂM VIÊN
Tại H.Đơn Dương 33 ca mới, trong đó 14 ca là các F1 đã cách ly theo quy định; 14 ca phát hiện ở khu phong tỏa của xã Ka Đô và 3 bệnh nhân có yếu tố dịch tễ về từ vùng dịch...
Từ đầu dịch Covid-19 đến nay, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 4.162 ca Covid-19; trong đó đã ra viện 1.351 ca, tử vong 11 ca.
Giá xét nghiệm nhanh Covid-19 ở Đà Lạt chênh lệch quá cao
Tỉnh Lâm Đồng quy định người dân khi đến các cơ quan nhà nước, UBND các cấp phải có giấy chứng nhận âm tính với Covid-19. Do đó nhu cầu test nhanh Covid-19 rất cao. Trên địa bàn TP.Đà Lạt hiện có ít nhất 3 cơ sở dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19 có thu phí được Sở Y tế Lâm Đồng cho phép nhưng giá cả chênh lệch quá cao. Cụ thể, tại Phòng khám đa khoa Phương Nam giá xét nghiệm 239.000 đồng/người/lần; Trung tâm y khoa Pasteur giá xét nghiệm là 238.000đồng/người/lần. Nhưng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt giá chỉ 105.000đồng/người/lần (có giấy chứng nhận); nếu xét nghiệm mẫu gộp đôi chỉ 55.000đồng/người, mẫu gộp 3 chỉ 40.000đồng/người (nhưng không có giấy chứng nhận).
Bảng giá xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt. Ảnh LÂM VIÊN
Công đoàn đồng hành cùng người lao động vượt "bão" Covid-19 Trước những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, đoàn viên, người lao động (NLĐ) tại Quảng Ninh đã luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành của các cấp công đoàn trên địa bàn. NLĐ được lì xì khi đi làm sau thời gian thực hiện cách ly (Ảnh: T.H.). Với tinh thần "Tất cả vì đoàn viên, người...