Cân đối lượng sữa và ăn dặm: Bé ăn dặm uống bao nhiêu sữa là đủ?
Có thể mẹ mừng rỡ vì con “chén” hết một đĩa bột ở lần đầu ăn dặm. Nhưng thực tế việc con ăn hết đĩa bột chưa chắc đã là một tín hiệu đáng mừng như ba mẹ vẫn thường nghĩ.
Trẻ ăn dặm uống bao nhiêu sữa một ngày?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, lượng sữa cần đảm bảo tối thiểu cho bé 6 tháng ăn dặm là 560 ml mỗi ngày.
Vì giai đoạn 0-12 tháng sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất. Nếu bé ham ăn dặm mà không đảm bảo lượng sữa trên thì vẫn không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết tối thiểu cho sự phát triển.
Dưới 12 tháng, hệ tiêu hóa non nớt của con “chưa đủ sức” để tiêu hóa một lượng lớn thức ăn từ đồ ăn dặm. Hệ tiêu hóa cần “học tập” từ từ để sau 12 tháng tuổi thức ăn dặm mới là nguồn dinh dưỡng chính của con.
Cân đối ăn dặm – sữa giúp con phát triển khỏe mạnh
Như vậy, trong khóa học ăn dặm POH Easy Two, với những bé ăn dặm tốt nhưng bỏ sữa các giảng viên khuyên mẹ cân đối lại lượng sữa một ngày của bé.
- Nếu vẫn đủ 560 ml thì hoàn toàn bình thường, mẹ không cần điều chỉnh.
- Nếu bé không đủ 560ml/ ngày thì mẹ cần cân nhắc cắt giảm lượng ăn dặm để con có cơ hội nạp thêm lượng sữa cần thiết.
Nếu bé ti mẹ, các giảng viên sẽ có lời khuyên riêng để giúp bé được bổ sung sữa đầy đủ mà vẫn ăn dặm tốt.
Tuy nhiên, 560ml là mẫu số chung của các bé do WHO đưa ra. Để biết lượng sữa tối thiểu con mình cần là bao nhiêu ba mẹ vẫn phải dựa trên lượng ăn mỗi ngày của con.
Ví dụ: Con có lượng ăn bẩm sinh từ bé đã ít, chỉ khoảng 400 – 500ml/ ngày, trong khi có bé khác thì cần 1-1,2l/ngày. Thì mẹ không cần ép con vừa ăn dặm, vừa uống đủ 560ml như khuyến nghị mà cần lựa theo con để có lượng ăn phù hợp.
2 cách POH khuyên giúp bé cân bằng ăn dặm – sữa cho bé ăn dặm nhiều:
Video đang HOT
Cách 1 : Nghỉ ăn dặm và cho uống sữa để khơi lại lượng sữa của con. Thực hiện cho đến khi lượng sữa của con đạt yêu cầu.
VD: Bé 7 tháng ăn đã ăn dặm, chưa biết tự ngủ, chỉ có ti mẹ để ru ngủ. Khi mẹ phải đi làm và tập ti bình cho con. Trong 1 ngày lượng ăn chỉ có 70ml sữa thì mẹ cần kiên trì ngừng ăn dặm một thời gian, kết hợp với tập ti bình. Sau một thời gian khi lượng sữa mỗi ngày của bé đã ổn định hoặc hơn 560ml thì mẹ lại cho bé ăn dặm lại như bình thường.
Cách 2 : Bổ sung sữa vào đồ ăn dặm của con.
Trong trường hợp lượng sữa của bé có giảm nhưng không giảm nhiều khi ăn dặm. Thì mẹ có thể bổ sung thêm một lượng sữa vừa đủ vào các món ăn của con để đảm bảo lượng sữa tối thiểu là 560ml/ngày.
Các món ăn có thể chế thêm sữa như: bơ nghiền, khoai lang, khoai tây nghiền…
Bơ nghiền sữa bổ dưỡng cho bé ăn dặm
Nhưng nếu bé 6 tháng không ăn dặm, chỉ bú sữa có tốt không?
Với trẻ 6 tháng không sinh non, con chỉ uống sữa mà không ăn dặm cũng không được khuyến khích.
Vì ăn dặm giai đoạn này đóng tuy có ít quan trọng hơn sữa nhưng vẫn rất cần thiết. Bởi nhu cầu dinh dưỡng và một số vitamin, khoáng chất tăng lên trong khi sữa mẹ hay sữa công thức không cung cấp đủ.
Hơn nữa, 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện. Ăn dặm là bước khởi đầu giúp hệ tiêu hóa của con “học tập” với nguồn dinh dưỡng mới, chuẩn bị cho giai đoạn ăn uống là nguồn dinh dưỡng chính sau 1 tuổi.
Như vậy, điều con cần là dinh dưỡng cân bằng giữa ăn dặm và sữa. Tuy nhiên, mỗi bé lại cần lượng dinh dưỡng khác nhau.
Bởi vậy trong chương trình ăn dặm POH Easy Two: Ăn dặm kiểu EASY, đội ngũ giảng viên của POH luôn tư vấn tận tình giúp mẹ cân đối lượng sữa, ăn dặm phù hợp theo độ tuổi từng bé và theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Ngoài ra chương trình còn giúp mẹ giải quyết toàn diện vấn đề ăn – ngủ của con giai đoạn 4-12 tháng bằng cách:
- Cung cấp lịch sinh hoạt phù hợp theo tuần tuổi
- Duy trình khả năng tự ngủ qua các tuần khủng hoảng
- Kiến thức tâm sinh lý và giải quyết rắc rối thường gặp khi ăn dặm
- Giúp con ăn dặm thành công
Để biết chế độ ăn sữa – dặm cân bằng mỗi ngày của con mình là bao nhiêu đồng thời giúp con ăn dặm thật dễ dàng ba mẹ đăng ký ngay POH Easy Two: Ăn dặm kiểu EASY nhé!
Link khoa học: https://poh.vn/easy-two
Website: https://poh.vn/
Liên hệ: 0868 98 2215
6 cách giúp giảm cảm giác bỏng rát lưỡi khi ăn đồ quá nóng
Khi bị bỏng lưỡi, hãy tránh tiêu thụ các chất kích thích như rượu hoặc thức ăn cay để vết thương mau lành.
Uống vội vàng một cốc cà phê mới pha đang bốc khói hoặc ăn một miếng bánh còn nóng hổi mới ra lò khiến lưỡi của bạn bị bỏng rát rất khó chịu. Cảm giác này sẽ kéo dài khá lâu, từ 10 đến 14 ngày, khoảng thời gian đủ để các tế bào mới phát triển thay thế các tế bào tổn thương.
Trong lúc chờ đợi cho lưỡi lành lại, đây là những gì bạn cần làm để xoa dịu cơn đau.
1. Làm mát lưỡi ngay lập tức
Điều đầu tiên bạn cần làm sau khi bị bỏng lưỡi là hãy cố gắng "hạ nhiệt" nó. Hãy uống ngay nước lạnh hoặc ngậm một chút đá bào phủ lên vết thương. Stephen J.Stefanac, giáo sư lâm sàng về Y học răng miệng và nha khoa tại Đại học Michgan, Mỹ cho biết: "Bạn xử lý vết bỏng bằng nước lạnh hay đá càng nhanh, càng giảm lượng nhiệt thâm nhập vào mô, khiến vết thương bớt nghiêm trọng hơn rất nhiều".
2. Tránh tiêu thụ chất kích thích
Sử dụng một số loại thực phẩm cay nóng và đồ uống có cồn có thể gây kích ứng hơn cho lưỡi đang bị tổn thương. Strfanac cho rằng: "Rượu vừa là chất gây kích ứng vừa có thể làm chậm quá trình chữa lành các tế bào bị thương. Thức ăn cay tuy không ảnh hưởng đến quá trình chữa lành nhưng nó có thể khiến vết thương đau đớn hơn".
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những đồ ăn, đồ uống nóng để không bị bỏng thêm một lần nào nữa, điều này sẽ làm trì hoãn quá trình chữa lành vết thương.
3. Tạm ngưng cạo lưỡi
Nếu có thói quen vệ sinh răng miệng tốt, chắc hẳn bạn đã biết đến việc chải lưỡi 2 lần mỗi ngày. Stefanac nói rằng, bạn nên dừng việc chải lưỡi lại cho đến khi lưỡi lành lại để tránh kích ứng và đau thêm.
4. Uống sữa
Các sản phẩm từ sữa có thể khiến lưỡi bị bỏng cảm thấy dễ chịu hơn vì chúng có tác dụng bao phủ và làm mát lưỡi. Nếu việc uống sữa mỗi ngày khiến bạn thấy nhàm chán thì hãy thay thế bằng sữa chua hoặc sữa trái cây.
5. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm triệu chứng và vi khuẩn trong miệng. Chính vì vậy, bạn hãy dùng nước muối để sát khuẩn lưỡi sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
6. Uống thuốc giảm đau
Bạn có thể giảm cơn đau lưỡi khi bị bỏng bằng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Ngoài ra, nếu cơn đau nghiêm trọng, bạn có thể thử làm tê lưỡi bằng cách dùng gel bôi gây tê tại chỗ cho vết loét miệng và răng.
6 việc tuyệt đối "cấm" sau 9h tối, nghe lý do ai cũng phải sợ Sau 9 giờ tối, bạn nên giành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và trò chuyện cùng với người thân. Đặc biệt, những việc dưới đây bạn không nên làm sau 9 giờ tối. Uống sữa Uống sữa vào buổi tối rất có lợi cho sức khỏe nhưng sau 21h thì lại gây ra các tác hại không mong muốn. Uống...